Ví dụ phương pháp quản lý Nhà nước về kinh tế

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ [Phần 3] Câu 5 : Trình bày các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế . Lấy ví dụ thực tiễn về việc vận dụng một trong các phương pháp trên trong QLNN về kinh tế mà anh / chị quan tâm. Phương pháp quản lý kinh tế là tổng thể các cách thức và biện pháp quản lý có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Trong hoạt động quản lý kinh tế nhà nước có thể và cần phải thực hiện đồng thời 3 phương pháp chủ yếu, đó là: + Phương pháp cưỡng chế. + Phương pháp kích thích kinh tế. + Phương pháp thuyết phục, giáo dục. 1.Phương pháp hành chính : - Là cách thức tác động trực tiếp của nhà nước thông qua các quy định có tính chất bắt buộc trong khuân khổ pháp luật lên các chủ thể kinh tế. - Ví dụ : nộp thuế, quyết định không cho sản xuất mặt hàng gây ung thư. - Đặc điểm : + Mang tính quyền lực và tính bắt buộc. + Áp dụng khi hậu quả của hành vi gây ra hậu quả cho cộng đồng, xã hội, nhà nước. 2.Phương pháp kinh tế - Là cách thức tác động gián tiếp của nhà nước dựa trên những lợi ích kinh tế có tính hướng dẫn đến đối tượng quản lý làm cho đối tượng quản lý tự giác hành động. - Đặc điểm : dùng lợi ích làm động lực. - Áp dụng : hành vi không có nguy cơ gây ra hậu quả xấu cho cộng đồng,xã hội, chưa đủ điều kiện áp dụng biện pháp hành chính. - Hướng tác động : Nhà nước đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng các mục đích kinh tế,đòn bảy kinh tế,kích thích kinh tế nôi cuốn thu hút các chủ thể kinh tế. 3.Phương pháp giáo dục - Là cách thức tác động của nhà nước vào nhận thức và tình cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác , tích cực nhiệt tình của họ. - Đặc điểm : Mang tính tuyên truyền thuyết phục cao. - Áp dụng : Trong mọi trường hợp để nâng cao sản xuất kinh doanh. - Ví dụ Câu 6 : Trình bày phương pháp kích thích trong QLNN về kinh tế. Lấy ví dụ thực tiễn về việc vận dung phương pháp này trong quản lý nhà nước về kinh tế mà anh/ chị quan tâm. 1. Phương pháp kinh tế là cách tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế để cho đối tượng quản lý lựa chọn phương án hoạt động sản xuát kinh doanh có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ. 2. Đặc điểm của phương pháp kinh tế là tác động, điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh tế không phải bằng cưỡng chế, mệnh lệnh hành chính mà bằng lợi ích. Có nghĩa là dùng cái lợi [lợi nhuận] mà các doanh nghiệp, doanh nhân ham muốn làm động lực để hướng hành vi của họ đi theo mục đích mong muốn của nhà nước. 3. Nhà nước sử dụng các công cụ kích thích kinh tế: + Các công cụ của chính sách tài chính: Thuế và chi tiêu Chính phủ. + Các công cụ của chính sách tiền tệ: Kiểm soát mức cung tiền và lãi xuất. + Các công cụ của chính sách thu nhập: Giá cả và tiền lương. + Các công cụ của chính sách thương mại: Thuế nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu, tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế. 4. Vai trò của phương pháp kinh tế: + Thông qua việc vận dụng phương pháp kinh tế nhà nước tạo ra áp lực kinh tế và kích thích kinh tế cần thiết đối với các chủ thể nhằm động viên tính tích cực của họ để đạt được mục tiêu nhà nước đề ra. + áp dụng phương pháp kinh tế cũng có nghĩa nhà nước tác động 1 cách gián tiếp vào nền kinh tế làm nó vận động theo các qui luật khách quan và hướng tới mục tiêu mong muốn. + Trong nền kinh tế thị trường thì phương pháp kinh tế phải chiếm vai trò chủ đạo trong việc vận dụng các phương pháp trong quản lý nhà nước về kinh tế. 5. Phương pháp kinh tế được sử dụng trong những trường hợp sau: + Có khả năng tạo ra sự đồng chiều về lợi ích của đối tượng quản lý và của nhà nước, tức là khi nhà nước đưa ra các tình huống, các nhiệm vụ và các điều kiện vật chất để kích thích phải làm sao đảm bảo được là nếu các doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện những nhiệm vụ đó thì vừa đem lại mục tiêu của nhà nước, đồng thời chính họ cũng phải có lợi. Nếu chỉ đem lại lợi ích cho nhà nước còn bản thân họ chẳng được gì hoặc được quá ít thì không bao giờ kích thích được Họ. + Khi nhiệm vụ của nhà nước đưa ra có thể lựa chọn được. Điều này có nghĩa là với mong muốn của nhà nước đặt ra, nếu các doanh nghiệp thực hiện được thì rất tốt nhưng nếu chưa thực hiện được ngay thì cũng chưa ảnh hưởng đến lợi ích của đất nước. Còn trong trường hợp nếu việc thực hiện đòi hỏi bức xúc, nếu không sẽ ảnh hưởng đến lợi íhc của đất nước thì nhà nước không thể dùng biện pháp kích thích kinh tế mà phải dùng biện pháp hành chính để bắt buộc đối tượng quản lý thực hiện. 6. Những yêu cầu khi thực hiện phương pháp kinh tế: + Phải hoàn thiện các đòn bẩy kinh tế, nâng cao năng lực vận dụng các quan hệ hàng hoá, tiền tệ, quan hệ thị trường. + Phải thực hiện sự phân cấp đúng đắn giữa các cấp quản lý theo hướng mở rộng quyền hạn cho cấp dưới. + Đòi hỏi cán bộ quản lý phải có 1 trình độ và năng lực về nhiều mặt. * Ví dụ minh hoạ: Câu 7 : TRình bày các chức năng QLNN về kinh tế. Liên hệ thực tiễn để làm rõ những hạn chế trong việc thực hiện các chức năng đó. Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế được hiểu là những nhiệm vụ tổng quát mà nhà nước phải thực hiện để phát huy vai trò và hiệu lực của mình. 1.Chức năng định hướng: - Định hướng cho sự phát triển kinh tế là việc xác định con đường và hướng dự vận động của nền kinh tế nhằm đạt đến mục đích [ mục tiêu ] nhất định.Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. - Chức năng định hướng: + Trong nền kinh tế thị trường nhà kinh doanh và tổ chức kinh tế được tự chủ kinh doanh thường chạy theo thị trường một cách bị động, dễ gây ra thua lỗ thất bại và đổ vỡ,gây thiệt hại cho nền kinh tế. + Nhà nước phải định hướng nền kinh tế phát triển theo quỹ đạo và mục tiêu kinh tế - xã hội đã được Đảng và nhà nước định ra.Nhà nước định hướng phát triển kinh tế và hướng dẫn các nhà kinh doanh , các tổ chức kinh tế hoạt động định hướng theo mục tiêu chung của đất nước. + Nhà nước sử dụng các công cụ quản lý , cách thức và phương pháp tác động gián tiếp . 2.Chức năng tạo lập môi trường cho sự phát triển - Môi trường cho sự phát triển kinh tế là tập hợp tất cả các yếu tố , điều kiện tạo nên khung cảnh tồn tại và phát triển của nền kinh tế. - Bao gồm các loại môi trường: + Môi trường kinh tế, Môi trường pháp lý, Môi trường chính trị , Môi trường văn hóa – xã hội, Môi trường kỹ thuật, môi trường dân số, môi trường quốc tế - Nhà nước phải đảm bảo các môi trường cho nền kinh tế phát triển. - Nhà nước phải làm gì để tạo lập môi trường cho sự phát triển kinh tế. 3.Chức năng điều tiết. - Nhà nước sử dụng quyền năng chi phối của nhà nước lên các hành vi kinh tế của chủ thể trong nền kinh tế , ngăn chặn các tác động tiêu cực đến quá trình hoạt động kinh tế,ràng buộc chúng phải tuân thủ các quy định đã có sẵn,nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường của nền kinh tế. - Lý do nhà nước điều tiết: + Nhà nước phải điều tiết nền kinh tế thị trường. + Quá trình phát triển kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố,yếu tố không ổn định do nhiều nhân tố khách quan tạo nên nhà nước cần phải điều tiết. + Nhà nước điều tiết quan hệ kinh tế vĩ mô , điều tiết quan hệ cung cầu,quan hệ lao động sản xuất , quan hệ phân phối,quan hệ phân bố các nguồn lực. - Nhà nước phải làm gì để điều tiết chức năng này : + Nhà nước phải xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ và thực thi hệ thồng chính sách .Ví dụ : chính sách tiền tệ,tài chính,thu nhập… + Nhà nước bổ sung các hàng hóa khi cần thiết hỗ trợ công dân lập nghiệp. + Bổ sung cho thị trường hàng hóa và dịch vụ khi cần thiết.Khi nền kinh tế cần một số mặt hàng mà tư nhân không cung cấp được. - Phương thức bổ sung : + Bổ sung trực tiếp. + Bổ sung gián tiếp nhà nước đóng vai trò tiêu dùng. 4.Chức năng kiểm tra, giám sát. - Quá trình hoạt động kinh tế luôn diễn ra không bình thường .Do đó thường xuyên kiểm tra giám sát để phát hiện những nguy cơ tiêu cực để quản lý. - Nội dung kiểm tra giám sát : + Việc thực hiện đường lối chủ trương, chính sách và các kế hoạch, pháp luật. + Việc sử dụng các nguồn lực. + Việc bảo vệ môi trường. + Khai thác tài nguyên, xử lý chất thải. + chất lượng sản phẩm và hàng hóa.

Kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của một quốc gia do đó hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế luôn được đặt lên hàng đầu. Vậy Quản lý nhà nước về kinh tế là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết sau đây.

Quản lý nhà nước về kinh tế là hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền tác động lên nền kinh tế một cách có hệ thống và tổ chức thông qua pháp luật cùng hệ thống các chính sách nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đất nước, trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Một quốc gia có nhiều lĩnh vực quản ý bao gồm chính trị, kinh tế văn hóa xã hội… Trong đó kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng nên hoạt động quản lý kinh tế được quan tâm đặc biệt. Quản lý nhà nước về kinh tế là một dạng của quản lý xã hội của nhà nước, và hoạt động quản lý này rất phức tạp, bởi phạm vi và đối tượng của hoạt động quản lý là toàn bộ nền kinh tế quốc dân trên tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế, các lãnh thổ kinh tế, các thành phần kinh tế và các chủ thể kinh tế hoạt động trong toản bộ nền kinh tế – xã hội.

Hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế được thể hiện ở trong chính quốc gia mình và cả hoạt động kinh tế đối ngoại như các doanh nghiệp có vốn đầu tư ở nước ngoài, các hàng hóa xuất nhập khẩu từ nước ngoài, thẩm định các công nghệ thiết bị nhập khẩu.

Quản lý nhà nước về kinh tế là quản lý ở tầm vĩ mô, nghĩa là quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo mà nhà nước không can thiệp, không giải quyết những vấn đề quản lý sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế hoạt động trong nền kinh tế thị trường.

Như vậy nội dung trên đã giải thích được khái niệm Quản lý nhà nước về kinh tế là gì?

Mục tiêu quản lý Nhà nước về kinh tế

Như đã đề cập ở trên thì quản lý nhà nước về kinh tế là hoạt động vô cùng quan trọng đối với các quốc gia. Quản lý kinh tế hiệu quả giúp nhà nước đạt được những mục tiêu đề ra, thông thường các mục tiêu của quản lý kinh tế bao gồm:

– Quản lý Nhà nước về kinh tế nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững không gặp phải những biến động xấu, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh cao. Từ đó dần đưa đất nước dần thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu đảm bảo cho cuộc sống người dân được ấm no hạnh phúc. Tránh những cuộc khủng hoảng thiếu hoặc thừa, lạm phát, duy trì mức lạm phát ở mức một con số.

Quản lý nhà nước về kinh tế nhằm tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. hạn chế mức thấp nhất tỷ lệ thất nghiệp.

Để đạt được những mục tiêu đề ra Nhà nước phải chú trọng: thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và năng động. Ổn định kinh tế vĩ mô, tích luỹ từ nội bộ kinh tế kìm hãm lạm phát, tích cực huy động các nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn. Tăng nhanh xuất khẩu, giảm nhập siêu và đảm bảo các quan hệ kinh tế quốc tế. Tạo lập những điều kiện vững chắc về nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật.

– Quản lý nhà nước về kinh tế nhằm đảm bảo cho nền kinh tế được phát triển bên vững, hạn chế và xóa bỏ những khiếm khuyết của thị trường để thị trường hoạt động có hiệu quả bằng việc hạn chế ảnh hưởng của độc quyền, tình trạng vô chính phủ dẫn đến khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường…

Ví dụ trong hoạt động chống độc quyền của nền kinh tế nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình để tạo ra một môi trường lành mạnh để các chủ thể phát triển kinh tế bằng cách thực hiện các chính sách, quy định pháp luật đối với hành vi độc quyền, phá giá…. Còn đối với những hoạt động tiêu cực bên ngoài cũng dẫn đến không hiệu quả của hoạt động thị trường như ô nhiễm nguồn nước và không khí, khai thác đến cạn kiệt tài nguyên khoáng sản.. và đòi hỏi Nhà nước phải can thiệp. Vì vậy Nhà nước phải sử dụng đến luật pháp để ngăn chặn những tác động tiêu cực đó.

– Quản lý nhà nước về kinh tế nhằm mục tiêu để giúp cho nền kinh tế phát triển lành mạnh đó là giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế. Qúa trình vận hành của nền kinh tế không thể tránh khỏi những yếu tố tiêu cực nảy sinh làm cho nền kinh tế kém ổn định và bền vững nếu không thực hiện quản lý, loại bỏ những yếu tố đó.

Từ những mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế ta có thể nhận thấy nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự vận hành của nền kinh tế, dù không can thiệp trực tiếp nhưng nhà nước với những chính sách hoạch định để dẫn dắt triển khai các kế hoạch nhằm mục đích quản lý nền kinh tế hiệu quả, phát triển bền vững đảm bảo bảo cho người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn và đất nước ngày càng phát triển.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Quản lý nhà nước về kinh tế là gì? Khách hàng tham khảo thông tin bài viết, có vấn đề gì chưa hiểu rõ vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề