Vẻ đẹp cốt cách con người Việt Nam

Đã nhiều năm nay, cứ ngày rằm tháng Giêng, Ngày thơ Việt Nam lại được tổ chức để công chúng được thưởng thức và tham gia những hoạt động tọa đàm về sáng tác, đối thoại, giao lưu thơ ca đương đại... nhằm tôn vinh truyền thống hiếu học, trọng chữ, yêu văn chương - nét văn hóa độc đáo của dân tộc.

 

Gương mặt sáng bừng, ông trung niên hoạt ngôn:

- Văn chương từ bao đời đã thực sự là một món ăn tinh thần, thể hiện sự thanh cao, tinh túy và cốt cách dân tộc Việt Nam ta. Trải qua hàng nghìn năm văn hiến, văn chương luôn đảm trách một trong những vị trí quan trọng, trở thành hồn cốt dân tộc, mang hơi thở cuộc sống, góp phần đánh giặc giữ nước, dựng xây nền văn hiến. Người Việt ta từ thuở khai sơn lập địa đã luôn thực hành văn chương, nghệ thuật trong đời sống thường nhật, thể hiện tinh thần trọng chữ, trọng tình, trọng văn..., duy trì nét văn hóa đẹp, như xin chữ, xin câu đối đầu năm, lấy chữ để thể hiện cái tâm, tôn trọng cốt cách của cả người cho chữ và người xin chữ.

Khác hẳn thường ngày, bác da ngăm ngăm nói như chiêm nghiệm:

- Dù hoàn cảnh nào, trước những biến cố của thời đại, món quà đầu xuân của dân tộc Việt vẫn tiếp nối tinh thần yêu văn chương, thấm đẫm tinh thần yêu nước, thương nòi trong từng con chữ, vần thơ, áng văn. Vị trí của văn chương trước sự tiếp xúc với đa dạng các loại hình sinh hoạt văn hóa nghệ thuật khác, với nhiều kênh truyền thông, thông tin hiện đại... vẫn vẹn nguyên ý nghĩa và sự thanh cao, thông qua một cuốn sách tốt, một tác phẩm văn chương đẹp, một áng thơ nhuần nhị... Văn chương thực sự là sản phẩm cao quý của tâm hồn, ở đó văn thơ phản ánh, chia sẻ vẻ đẹp của con người, cuộc sống thường nhật và khát vọng vươn lên trong cuộc đời, làm cho tâm hồn con người ngày càng phong phú hơn, tinh thần yêu nước được nâng lên tầm cao mới, không chỉ bảo vệ Tổ quốc mà còn là xây dựng Tổ quốc ngày một phồn vinh, hạnh phúc, đủ đầy.

Thán phục các đàn anh, giọng anh chàng nhỏ thó nhẹ nhàng:

- Trải qua hàng nghìn năm, những lễ hội thơ của dân tộc vẫn luôn được duy trì, vừa là một cách kết nối cộng đồng, vừa làm sinh động các mối quan hệ trong xã hội, gửi gắm tâm tư, tình cảm, tin tưởng cuộc sống tương lai luôn đủ đầy, ấm no, sung túc. Theo em, thơ ca mặc nhiên là thành quả của quá trình trải nghiệm lịch sử và truyền thống gắn chặt với đời sống tinh thần, tâm linh, là sản phẩm phi vật thể vô giá của dân tộc với những nét đặc sắc riêng có, phát huy và sáng tạo nên bao kiểu cách, loại hình văn học và sinh hoạt diễn xướng dân gian độc đáo, riêng biệt: Thơ phú, hò vè, hát ru, giao duyên... và hiện diện của thơ ca bao giờ cũng nắm giữ vai trò nòng cốt.

Vẫn vẻ đạo mạo vốn có, ông trung niên nhấn mạnh thêm:

- Ngày nay, đời sống thơ ca của dân tộc càng có cơ hội phát triển, giao lưu, hội nhập mạnh mẽ, thông qua nhiều dạng thức hấp dẫn và sinh động, gắn kết hài hòa giữa truyền thống và cách tân, giữa cổ điển và hiện đại, giữa dân tộc và thời đại. Ngày thơ thực sự trở thành ngày hội của sáng tạo, nâng cao, thưởng thức, giao lưu, hội nhập. Ngày thơ làm cho mọi miền, từ thành thị đến nông thôn, từ vùng thấp đến vùng cao được sống trong không khí văn chương sôi động, ý nghĩa, thông qua những hoạt động giao lưu thơ, sinh hoạt thư pháp, câu lạc bộ thơ, kịch... mang đến sức sống và ý nghĩa mới, kích thích tiềm năng sáng tạo, liên kết mối giao hoà, giao cảm các thế hệ, phong cách thơ ca, kết nối tác giả, tác phẩm thơ với công chúng. Thể hiện rõ nét, sâu đậm, thơ ca luôn tôn vinh con người và cuộc sống, để rồi cuộc sống và con người lại tôn vinh, ứng xử văn hoá đối với thơ ca. Ngày thơ không chỉ tôn vinh các giá trị thơ ca trong kho tàng văn hóa dân tộc, mà còn giới thiệu thơ ca đương đại trong quá trình đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát huy nhân cách, tâm hồn người Việt Nam chúng ta.

Nghị luận về vẻ đẹp con người Việt Nam

  • Dàn ý Nghị luận xã hội về vẻ đẹp con người Việt Nam
  • Văn mẫu Nghị luận xã hội vẻ đẹp con người Việt Nam
  • Nghị luận xã hội vẻ đẹp con người Việt Nam mẫu 2

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về vẻ đẹp con người Việt Nam để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

  • Nghị luận xã hội về quan niệm văn học là nhân học
  • Nghị luận xã hội về vấn đề sống nhanh, sống chậm thời @ của giới trẻ

Dàn ý Nghị luận xã hội về vẻ đẹp con người Việt Nam

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp con người Việt Nam.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Nghị luận xã hội về vẻ đẹp con người Việt Nam: vẻ đẹp của con người Việt Nam bao gồm vẻ đẹp về ngoại hình và phẩm chất, là những nét khác biệt của dân tộc ta với bạn bè năm chân bốn bể. Đó không chỉ là nước da vàng mà còn là đức tính cần cù chăm chỉ của một đất nước nghìn năm văn hiến.

b. Phân tích

Vẻ đẹp ngoại hình: con người Việt Nam máu đỏ da vàng, ngày xưa có tục nhuộm răng đen, vóc dáng mảnh mai nhưng khỏe mạnh, đôi mắt và mái tóc đen,…

Vẻ đẹp phẩm chất: con người Việt Nam vô cùng dũng cảm [qua những cuộc chiến tranh chống kẻ thù], chịu thương chịu khó, tinh thần đoàn kết cao, sống chan hòa, tình cảm,…

Mỗi người mỗi vẻ, mỗi quốc gia mang một nét đẹp riêng, nhưng con người Việt Nam dù có đi đến đâu cũng luôn hướng về tổ quốc với lòng yêu nước son sắt là vẻ đẹp mà không gì sánh bằng.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về vẻ đẹp của con người Việt Nam [ngoại hình và phẩm chất] để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, nổi bật và tiêu biểu.

d. Mở rộng

Là một công dân, thế hệ trẻ của đất nước, chúng ta không chỉ có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ mà còn phải phát triển, lan tỏa những vẻ đẹp vốn có của mình ra khắp nơi trên thế giới để góp phần giúp đất nước phát triển tươi đẹp hơn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần ngăn ngừa những hành vi xấu là ảnh hưởng đến vẻ đẹp của con người Việt Nam trong khả năng của mình.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luân: vẻ đẹp con người Việt Nam; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Văn mẫu Nghị luận xã hội vẻ đẹp con người Việt Nam

Con người Việt Nam ta luôn được bạn bè khắp năm châu yêu quý, tôn trọng bởi sự mến khách, thân thiện vốn có. Có thể thấy, người Việt Nam ta mang nhiều vẻ đẹp vô cùng ấn tượng. Con người Việt Nam từ xưa đến nay luôn rèn luyên bản thân, hoàn thiện mình bằng những phẩm chất tốt đẹp nhất. Những vẻ đẹp, phẩm chất nổi bật của chúng ta phải kể đến như: dũng cảm, kiên cường, cần cù, chăm chỉ,…Bên cạnh việc trau dồi, rèn luyện phẩm chất, chúng ta cũng ngày càng biết chăm sóc bản thân, không chỉ đẹp nết mà đẹp cả về ngoại hình. Đó là những điểm tiến bộ đáng ghi nhận và lan tỏa hơn. Nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn bên trong giúp con người ta được mọi người yêu quý, tin tưởng cũng như là động lực quan trọng góp phần giúp ta cố gắng thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống và đạt được những điều chúng ta mong muốn. Việc chăm sóc ngoại hình bản thân giúp chúng ta thêm xinh đẹp hơn, tự tin hơn và khiến cho cuộc sống thêm nhiều màu sắc hơn. Thật tuyệt vời nếu chúng ta có một tâm hồn cao cả, một trí khôn tuyệt vời và một ngoại hình sáng sủa. Là một học sinh, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần có ý thức trau dồi bản thân, nỗ lực học tập, tích lũy kiến thức, sống có ước mơ, chan hòa với mọi người và hãy luôn cố gắng hoàn thiện bản thân mình theo chiều hướng tích cực nhất có thể để không chỉ khiến mình vui vẻ mà còn có thể sánh với bạn bè quốc tế. Mỗi cá nhân nói riêng và con người Việt Nam nói chung đều mang những vẻ đẹp quý giá, chính vì thế, chúng ta hãy giữ riêng những giá trị cốt lõi của mình và hoàn thiện, huớng đến những điều tốt đẹp nhất.

Nghị luận xã hội vẻ đẹp con người Việt Nam mẫu 2

Trải qua hàng nghìn năm, nền nông nghiệp lúa nước, lối sống quần cư và công cuộc dựng nước và giữ nước đầy gian khổ đã tạo nên một nền văn hóa Việt Nam giàu bản sắc và tính cách đặc trưng của con người Việt Nam là cần cù, chịu khó, giàu lòng yêu nước, đoàn kết, bao dung, rộng mở và dễ hòa nhập.

Lòng yêu nước là tình cảm sâu nặng trong lòng toàn dân Việt Nam. Qua mỗi cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam ngày càng được củng cố. Trong hầu hết các cuộc kháng chiến, nhân dân Việt Nam đều ở thế lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều, và trong điều kiện này tinh thần yêu nước luôn là nhân tố quyết định tạo nên sức mạnh phi thường của dân tộc. Yêu nước đã trở thành quy phạm đạo đức cao nhất và cũng là chuẩn mực giá trị cao nhất của con người Việt Nam. Lòng yêu nước của Việt Nam như một chủ nghĩa chỉ dẫn cách ứng xử xã hội nhưng không bao giờ tạo nên sự thù hằn dân tộc và cũng không có tư tưởng dân tộc hẹp hòi, thể hiện rõ nhất qua quan điểm kiên quyết chống lại kẻ thù xâm lược nhưng luôn giữ quan hệ hữu nghị đoàn kết với nhân dân các nước.

Nền văn minh lúa nước cũng tạo nên tinh thần cộng đồng - nét quan trọng trong ý thức và tâm lý người Việt Nam. Người Việt không chỉ có cộng đồng về huyết thống mà còn có cộng đồng dân cư xóm làng, cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng theo lứa tuổi. Những quan hệ cộng đồng nói trên cùng đồng thời tồn tại, không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau, cùng là chỗ dựa trong cuộc sống của từng cá nhân, từng gia đình Việt.

Có thể nói, cộng đồng là những điểm tựa của người Việt trong cuộc sống hàng ngày, trong hòa bình cũng như trong chiến tranh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sự thiếu hài hòa trong quan hệ giữa cộng đồng nhỏ với cộng đồng lớn có thể làm nảy sinh tính địa phương, cục bộ trong xã hội cũng như trong quản lý hành chính. Không chỉ có ý thức cộng đồng, người Việt Nam còn có ý thức về "bản ngã", coi trọng tài năng và nhân cách cá nhân. Trong xã hội Việt Nam hiện đại, vai trò của mỗi cá nhân đang ngày càng được khẳng định.

Về tôn giáo tín ngưỡng, dân tộc Việt Nam thể hiện rõ sự hòa nhập qua tín ngưỡng đa thần. Trước hết người Việt có đạo thờ cúng tổ tiên, xuất phát từ việc ghi nhớ ơn đức của thế hệ trước. Người Việt cũng thờ rất nhiều vị thần, thần của người Việt không ở cao xa mà "sống" bên cạnh con người và luôn hỗ trợ con người. Người Việt Nam không cuồng tín tôn giáo. Các thứ lớp tôn giáo và tín ngưỡng, gia đình, dòng họ, làng xã và quốc gia hòa hợp nhau, bổ sung cho nhau. Sự hỗn hợp này là đặc điểm rất lớn thể hiện sự hòa nhập tôn giáo và tính hiện thực của tín ngưỡng tôn giáo người Việt xưa và nay. Sự hòa nhập trong việc tiếp thu các hệ tư tưởng và tôn giáo cũng cho thấy tư duy trung hòa, mở rộng và linh hoạt của người Việt.

Thường xuyên phải đối mặt với những thử thách của thiên nhiên, người Việt luôn mong muốn một cuộc sống ổn định, hòa nhập vào thiên nhiên và xã hội. Dân tộc Việt Nam luôn sẵn sàng chấp nhận thử thách nhưng không muốn tạo ra sự thử thách và không thích mạo hiểm. Do những hạn chế của điều kiện lịch sử và xã hội, tâm lý bình quân đã trở thành phổ biến trong cộng đồng người Việt.

Phương pháp tư duy của người Việt Nam là cởi mở, dễ dàng chấp nhận các yếu tố bên ngoài phù hợp với mình. Người Việt ham học hỏi và cũng coi trọng học thức. Nhìn chung, chính kiểu tín ngưỡng đa thần, không cuồng tín mà lại dung hợp và hiện thực, cũng với sự ham học hỏi đã tạo nên tư duy của người Việt Nam rộng mở, và dễ hoà nhập với thế giới bên ngoài.

Trải qua thời gian, những tính cách tốt đẹp trên của người Việt Nam vẫn luôn được kế thừa, phát huy, nâng cao và phát triển, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội và trào lưu tiến hóa của nhân loại.

----------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về vẻ đẹp con người Việt Nam, chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài viết rồi đúng không ạ? Bài viết đã tổng hợp cho chúng ta thấy được dàn ý và 2 bài văn mẫu nghị luận xã hội về vẻ đẹp của con người Việt Nam. Mong rằng qua đây giúp bạn đọc ôn tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Ngoài ra, để giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời bạn đọc có thể tham khảo thêm kiến thức học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Video liên quan

Chủ Đề