Văn học Việt Nam sau 1975 đổi mới theo hướng nào

Đặc điểm nội dung của văn học Việt Nam sau 1975

1. Đổi mới trong cảm hứng sáng tác.

Nếu văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, trước hiện thực ác liệt của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, đã xây dựng nên bản anh hùng ca giàu sức sống về những tấm gương quyết tâm bảo vệ non sông đất nước. Với nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ công cuộc kháng chiến, cảm hứng chủ đạo, chi phối hầu hết các sáng tác trong giai đoạn văn học 1945 – 1975 là cảm hứng lãng mạn. Đó là những trang viết khẳng định lí tưởng của cuộc sống mới, vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Và chính những trang viết thấm nhuần tinh thần lạc quan cách mạng ấy đã cổ vũ tinh thần chiến đấu cho các chiến sĩ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Đó còn là nguồn động viên nâng đỡ con người Việt Nam vượt qua gian lao thử thách trong máu lửa chiến tranh, tạo nên những chiến công hiển hách, đi đến những chiến thắng lẫy lừng.

Sau 1975, đặc biệt là sau thời kì đổi mới, cảm hứng sử thi, lãng mạn giảm dần, được thay thế bằng cảm hứng đời tư, đạo đức, thế sự. Các nhà văn không còn bàn về những vấn đề to lớn của tập thể, mang đậm chất sử thi, anh hùng ca mà bàn về những số phận nhỏ bé giữa đời thường và không ngần ngại phô bày tất cả cái sần sùi thô ráp của cuộc sống thế tục với nhiều nghịch lí phức tạp, đa đoan. Ở đó, đời sống cá nhân và cá tính trở thành đối tượng nhận thức, thể hiện. Con người phải đối diện với thực tại cuộc sống muôn màu, được đặt trong nhiều mối quan hệ khác nhau, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người công dân, con người xã hội và con người tự nhiên để soi ngắm, suy ngẫm, trăn trở, tìm kiếm bản thân. Ngoài ra, một vấn đề khác mà văn học của thời kháng chiến đã lãng quên nay lại được nhiều tác giả hứng thú, đi sâu khám phá là con người tự nhiên với chiều sâu tâm linh, những vùng mờ của tiềm thức, vô thức.

Trong công cuộc đổi mới văn học mà sự đổi mới bắt đầu với sự chuyển đổi cảm hứng sáng tác sang các vấn đề đời tư, đạo đức thế sự, Nguyễn Minh Châu được đánh giá là người “mở đường tinh anh và tài năng”, người lặng lẽ làm một cuộc đối chứng với quá khứ để đưa tới một thứ văn chương đích thực. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu như Bến quê, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bức tranh, Chiếc thuyền ngoài xa… Ngoài ra, những sáng tác của Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng …, đã mở ra cho văn học hướng tiếp cận mới về các vấn đề đạo đức thế sự.

Cảm hứng đời tư, đạo đức thế sự còn đặt ra vấn đề nhận thức lại hiện thực, phán xét lại các giá trị cũ. Ngòi bút của các tác giả đã không ngần ngại tỏ rõ thái độ của mình đối với cuộc sống hiện nay khi đi vào phê phán kịch liệt những trường hợp sụp đổ về đạo đức nhằm hướng đến xây dựng một xã hội hoàn thiện hơn. Chính bởi vậy, những mảng tối trước đây vốn bị khuất lấp nay được đưa lên trang sách với tất cả sự nhức nhối, xót xa.

Như vậy sau 1975, khi cuộc sống trở lại bình thường, văn chương được trở lại với chính mình tất yếu dẫn đến sự thay đổi trong cảm hứng sáng tác. Điều này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của hiện thực, của đối tượng phản ánh. Đây sẽ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ những sự tìm kiếm, thể nghiệm, cách tiếp cận hiện tại, cũng là cơ hội để phát huy cá tính, phong cách cá nhân của nhà văn.

2. Sự mở rộng về đề tài, chủ đề.

Văn học giai đoạn này đã có sự mở rộng đề tài, chủ đề theo hướng tiếp cận gần gũi hơn với hiện thực đời sống sinh hoạt. Các tác phẩm không còn bó hẹp trong việc khai thác các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ chính trị của đất nước mà được mở rộng từ đề tài gia đình, thân phận tình yêu, số phận con người đến các đề tài về chiến tranh, xây dựng, sản xuất… Có thể thấy, sáng tác sau 1975 tập trung vào hai mảng đề tài chính: viết về chiến tranh và viết về những câu chuyện đời thường, những con người bình thường.

Viết về chiến tranh – đây là một đề tài không mới. Bởi lẽ, trong lịch sử hơn ba nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã phải đương đầu với biết bao cuộc chiến. Vậy nên hiện thực đấu tranh chống ngoại xâm trở thành đối tượng khám phá, phản ánh của văn học là một tất yếu. Tuy nhiên, khác với văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 coi trọng việc phản ánh kịp thời những sự kiện nóng bỏng ở mặt trận, nói nhiều đến chiến thắng, niềm vui, những chiến công hào hùng của quân và dân ta. Ở đó, hình ảnh người lính là những anh hùng đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất và ý chí của toàn dân tộc: là Tnú – con người kiên cường, bất khuất của Rừng xà nu; là Việt, là Chiến những người con anh dung của mảnh đất Nam Bộ trong Những đứa con trong gia đình…

Khi chiến tranh đi qua, văn học dần trở về với bản chất đích thực của nó, nhà văn có nhu cầu thể hiện những trải nghiệm riêng và ý‎ thức ‎cá tính của mình. Xoay quanh đề tài cũ nhưng quan niệm về chiến tranh đã có những điểm khác biệt so với quan niệm truyền thống. Theo nhà văn Chu Lai “Viết về chiến tranh tôi cho rằng quan trọng nhất là phải chân thực… quan trọng nhất là nêu lên được nỗi đau của nhân vật trong chiến tranh, vì chiến tranh là nước mắt” . Tác giả Văn Lê thì phát biểu “Chiến tranh không bao giờ chỉ toàn một màu vinh quang, để chiến thắng có bao nhiêu máu và nước mắt… Chính vì thế, các sáng tác văn học về đề tài chiến tranh cách mạng hiện nay cũng dần đi theo khuynh hướng phản ánh hiện thực chân thật nhất của chiến tranh”.

Như vậy sau 1975, những tác phẩm viết về chiến tranh trong văn học Việt Nam đã nhấn mạnh hơn vào yêu cầu chân thực, không chỉ có niềm vui chiến thắng mà còn có những mất mát hi sinh, những nỗi đau khổ vô bờ. Những người lính một thời xông pha trận mạc cũng được khám phá ở cái nhìn đa diện, nhiều chiều. Họ không chỉ là tấm gương tiêu biểu, những anh hùng xông pha trận mạc mà còn là những con người có góc riêng tư của mình với những trăn trở trước cuộc sống hàng ngày, trước tình yêu. Nói chung, người ta thấy ở họ không chỉ hào quang chiến thắng mà còn thấy cả những mất mát, éo le, bi kịch.

Khai thác cảm hứng đời tư, đạo đức thế sự văn học sau 1975 còn tập trung khai thác mảng đề tài viết về những con người bình thường, những câu chuyện đời thường. Với ý‎ thức cổ động kháng chiến, trong văn học giai đoạn 1945 – 1975 “con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ‎ ý‎ thức chính trị, ở lẽ sống lớn, tình cảm lớn. Cái riêng tư, đời thường nếu được nói đến thì chủ yếu cũng là để nhấn mạnh thêm trách nhiệm và tình cảm của cá nhân đối với cộng đồng”.

Sau 1975, khi văn chương trút bỏ vai trò chính trị của mình để trở lại với bản chất nghệ thuật đích thực, các tác giả có điều kiện để tiếp cận đời sống ở cự ly gần. Khi ấy những con người bình thường và những câu chuyện đời thường bước vào trang sách với những phức tạp và bí ẩn của nó, vừa có “rồng phượng lẫn rắn rít, thiên thần và ác quỉ”. Trong sác tác của mình, các tác giả đã đề cập đến những chi tiết sinh hoạt đời thường có khi nhỏ nhặt để khai thác triệt để cái hàng ngày như chính những lát cắt của cuộc sống.

Tóm lại, trước sự chi phối của qui luật đời thường cùng với sự vận động tự thân của văn học, văn học Việt Nam sau 1975 đã có những đặc điểm khác biệt so với giai đoạn 1945 – 1975. Cảm hứng thế sự tăng mạnh, trong khi cảm hứng sử thi, lãng mạn giảm dần; cái nhìn về chiến tranh đã sâu hơn, gắn nhiều hơn với những suy tư cá nhân; con người được nhìn nhận ở phương diện đời tư, trong quan hệ đời thường, trong đời sống ‎ý‎ thức, tâm linh… Những chuyển biến mới này đã đem đến nguồn cảm hứng mới cho người cầm bút, mở ra hướng đi mới cho văn học.

Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc, đồng thời cũng đưa tới một chặng đường mới của nền văn học VN. Hơn 30 năm kể từ thời điểm lịch sử đó, nền văn học VN luôn đồng hành và gắn bó với vận mệnh của dân tộc, đi qua những thăng trầm và thực sự đã tạo ra những biến

đổi sâu sắc, toàn diện, làm nên diện mạo của một giai đoạn văn học mới.

Mặc dù không có được vị thế nổi trội trong thời kỳ đổi mới như các thể loại văn xuôi, nhưng thơ sau 1975 vẫn là một giai đoạn mới có sự đa dạng về diện mạo và nhiều tìm tòi, nỗ lực cách tân đáng chú ý trong tiến trình thơ hiện đại VN.

Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Đổi mới của văn học Việt Nam từ sau 1975", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Thu hoạch chuyên đề : “ Đổi mới của Văn học Việt Nam từ sau 1975” Chương V: Nhìn chung về diện mạo và sự đổi mới của thơ sau 1975 Đặt vấn đề : Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc, đồng thời cũng đưa tới một chặng đường mới của nền văn học VN. Hơn 30 năm kể từ thời điểm lịch sử đó, nền văn học VN luôn đồng hành và gắn bó với vận mệnh của dân tộc, đi qua những thăng trầm và thực sự đã tạo ra những biến đổi sâu sắc, toàn diện, làm nên diện mạo của một giai đoạn văn học mới. Mặc dù không có được vị thế nổi trội trong thời kỳ đổi mới như các thể loại văn xuôi, nhưng thơ sau 1975 vẫn là một giai đoạn mới có sự đa dạng về diện mạo và nhiều tìm tòi, nỗ lực cách tân đáng chú ý trong tiến trình thơ hiện đại VN. Những nét chung về diện mạo và sự đổi mới của thơ sau 1975 1.Tiến trình thơ từ sau 1975: Nằm trong dòng chảy của thơ VN, chặng đường thơ từ sau 1975 cũng có một c/s, sinh mệnh với tiến trình phát triển của nó. Sau đại thắng mùa xuân 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng lớn của thơ, nhất là nửa cuối thập kỷ 70 và đầu những năm 80. Đó là niềm hân hoan “toàn thắng ắt về ta”, niềm xúc động sum họp Bắc – Nam, của những người con miền Nam được trở về quê hương sau bao nhiêu năm xa cách, nhớ thương Đó còn là sự chiêm nghiệm về lịch sử qua những trải nghiệm của chính mình và của thế hệ. Tất cả đã làm nở rộ thể loại trường ca mà nền tảng là cảm hứng sử thi. Giọng điệu trầm lắng, hướng vào suy tư chứ không con cất lên ở âm vực cao đày hào sảng hoặc bay bổng lãng mạn. Sự khẳng định dân tộc, ngợi ca sức mạnh của nhân dân thường được thể hiện qua những mất mát, hy sinh , nõi đau thàm lặng của vô vàn con người, bao nhiêu số phận. Trở về với c/s thời bình, con người có điều kiện trở về với đ/s thế sự và rieng tư. Y thức về thời gian đời người, khát vọng hp đời thường trở thành cảm hứng thường trực và da diết trong thơ Xuân Quỳnh, LâmThị Mỹ Dạ, ý Nhi. Bước vào những năm 80, đ/n rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế – xh ngày cáng nặng nề, thực trạng xh bộ lộ nhiều mặt trái. Thơ đã không né tránh những sự thật đau lòng để viết về những bất công ngang trái, những trì trệ ngủ yên trong lối mòn tự mãn. Cảm xúc thơ đậm nỗi buồn, niềm xót xa hay sự hoài nghi.Một số nhà thơ tỏ ra chới với, nhưng cũng không ít nhà thơđã tìm được những hướng đi mới , giọng địêu mới Công cuộc đổi mới toàn diện đ/n đã thúc đẩy tinh thần dân chủ phát triển mạnh mẽ ý thức cá nhân trongvăn học. Thơ ở thời kỳ này thể hiện khát vọng đào sâu vào bản ngã, vào con người bên trong con người, đặc biệt là thế giới tâm linh, những vùng mờ của tiềm thức; vô thức.Quan niệm thơ cũng có những cách tân ngày một mạnh mẽ. 2. Một số xu hướng trong thơ 1975: 2.1. Tiếp tục mạch cảm hứng sử thi, nhưng thiên về bi tráng và gắn với những trải nghiệm, kinh nghiệm cá nhân Hầu hết các trường ca viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ xuất hiện ngay sau khi kết thúc chiến tranh, trong khoảng từ 1976 đến 1980, về cơ bản vẫn tiếp tục cách tiếp cận từ quan điểm sử thi với hiện thực chiến tranh, nhưng mang những nét mới so với các tác phẩm cùng loại xuất hiện trước 75 và sau đó phai nhạt dần, không còn môi trường tinh thần thuận lợi để nuôi dưỡng cảm hứng sử thi trong thơ mặc dù nó vẫn không hề xa rời những vấn đề của đát nước. 2.2 Hướng vào đời sốg thế sự và trở về với cái tôi cá nhân. Đây là xu hướng bao trùm và chiếm số lượng lớn hơn cả trong thơ từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước đến nay. Hướng vào đ/s thế sự và chiêm nghiệm về nhân sinh, phần lớn các nhà thơ đều đã mất đi cảm giác bình yên mà thay vào đó là nỗi lo âu, nỗi buồn nhân thế. Nỗi bật trong số các nhà thơ hướng vào cảm hứng thế sự phải kể đến nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh ngay từ khi đến với thơ đã bộc lộ rõ cá tính tâm hồn mình: vừa sôi nổi, bồng bột, vừa tha thiết, chân thành, Thơ Xuân Quỳnh, nhất là từ sau 1975, là tự bạch của một tam hồn luôn khát khao hạnh phúc đời thường. Xuân Quỳnh cứ phơi trải những đam mê, những lo âu, niềm vui và nõi buồn trong c/s thường nhật của một người phụ nữ lên những trang thơ. Khát khao Ty, hạnh phúc, lại cũng hiẻu rằng những điều đó phải đâu là vĩnh viễn “ hôm nay yêu, mai đã xa rồi”. Nhưng chính vì thế mà niềm khát khao ấy lại càng da diết và thành thực, xen lẫn sự lo âu về những thay đổi biến suy của đời người và lòng người: “ Lời yêu mỏng mảnh như lời khói Ai biết tình anh có đổi thay?” [Hoa cỏ may] đó còn là những lo âu trước những hy sinh, dâng hiến cho người đàn ông của mình : “ Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng Trái tim em anh đã từng biết đấy Anh là người coi thường của cải Nên nếu cần, anh bán nó đi ngay” [Tự hát] Người phụ nữ yêu hết mình. Trái tim phụ nữ ấy muốn được thành thực là mình : “ Em trở về đúng nghĩa trái tim em Là máu thịt đời thường ai chẳng có Vẫn ngừng đập lúc c/đ không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi” [ Tự hát] Đối với các nhà thơ khác, chặng đường thơ sau 1975 là hành trình tìm lại chính mình, nhà thơ hiện ra như “người đi tìm mặt” [ Hoàng Hưng]; là sự trở lại với câu hỏi day dứt “ Ta là ai?” [ Chế Lan Viên]. 2.3. Đi sâu khai thác con người bản thể ở phần tâm linh, vô thức. Xuất phát từ quan niệm thơ là h/a và tiếng nói của tâm linh, vô thức, xu hướng này muốn khước từ, loại bỏ sự ám ảnh và áp lực của lý trý, của tư duy logic trong thơ. Kiểu “ thơ vụt hiện “ và lối viết tự động được đề xuất với những chủ trương một quan niệm mới về ngôn từ, muốn giải phóng “ chữ” ra khỏi nghĩa thông thường, thậm chí không mấy quan tâm đến nghĩa. Mặc dù không thể nói mọi thể nghiệm của xu hướng này đều chấp nhận được, nhưng cũng thấy rằng với xu hướng này , thơ đã có những cách tân có ý nghĩa, đáng kể là một số thi phẩm của Hoàng Cầm như “Lá diêu bông”, “Mưa thuận thành”, “ Cây tam cúc” 2.4. Xu hướng thiên về cách tân hình thức thơ theo hướng hiện đại chủ nghĩa Các nhà thơ theo xu hướng này đã dửâ một quan niệm mới về nhữ và nghĩa của thơ. Họ muốn “Chữ” thoát khỏi chức năng ký hiệu thay thế cho cái được biểu đạt, đọc thơ không phải là đi tìm nghĩa sau các Chữ và làm thơ chính là làm “Chữ”. Điều đáng ghi nhận là các nhà thơ theo xu hướng này rất chú trọng khai thác và làm giàu các giá trị của mỗi chữ trong TV, làm mới những chữ qúa quen thuộc bằng cách tạo ra những kết hợp chữ khác với cách thông thường của một thứ trật tự ngữ pháp cứng nhắc : “ Chia xa rồi anh mới thấy em Như một thời thơ thiếu nhỏ Em về trắng đầy Cong Khung nhớ Mưa mấy mùa Mây mấy độ thu Vườn thức một mùi hoa đi vắng Em vẫn đây mà em ở đâu Chiều Âu lâu bóng chữ động chân cầu” [ Bóng chữ - Lê Đạt] 3. Nhìn chung về những đổi mới của thơ sau1975: 3.1.Tính chất phi sử thi hoấ, hướng vào đ/s thế sự và cá nhân đã làm xuất hiện nhiều dạng thức mới cuả cái tôi trữ tình trong thơ sau năm 1975 - Hai dạng thức chính của cái tôi trữ tình: Cái tôi sử thi đại diện cho cả cộng đồng và cái tôi thế hệ trẻ - Bước vào những năm 80, cái tôi sử thi mờ dần, thay vào đó là cái tôi thế sự với những cảm xúc khác, những nỗi buồn, sự lo âu, tâm trạng xót xa, day dứt trước hiện trạng xã hội, nhân thế. - Với xu hướng tập trung vaò đ/s riêng tư, đào xới đến tậnn cùng bản thể của con người, cái tôi các nhân được khai thác ở mọi bình diện, tầng bậc, trong mọi mqh. 3.2. Nhìn chung, thơ hôm nay muốn vượt ra khỏi truyền thống “ duy cảm” của thơ phương đông và thơ VN, với 2 xu hướng: hoặc đưa thơ về gần với văn xuôi, với triết học, hoặc đưa thơ sang địa hạt của tâm linh, vô thức. - Nhiều nhà thơ ý thức đưa chất văn xuôi vào trong thơ, đề cao sự tỉnh táo, lý tính. - Nhiều hà thơ lại đưa thơ vè phía trí tuệ, gia tăng chất suy tưởng, triết lý. Nhưng cái khác là chát suy tưởng, triết lý không hướng vào những vấn đề của đ/s tư tưởng – chính trị mà hướng vào những vấn đề triết học nhân sinh, vềbản thể, về thơ. - Một đặc điểm củ h/a thơ thời kỳ này là xu hướng biểu tượng hoá. Các loại biểu tượng cũng hết sức đa dạng, từ những h/a sẵn có trong thiên nhiên, những “mãu gốc” trong tam thức văn hoá dân tộc, các bộ phận của con người đến các h/a kỳ ảo là sản phẩm cỉa trí tưởng tượng hoặc đột hiện từ tâm linh, vô thức. 3.3. Về hình thức, tự do hoá là xu hướng bao trùm - Tự do được thể hiện trên nhiều cấp độ: từ thể thơ, kết cấu bài thơ, dòng thơ đến ngôn ngữ và cách trình bày văn bản bài thơ + Thơ văn xuôi với cách viết không phân dòng được sử dụng rộng rãi. + Tổ chức kết cấu câu thơ cũg hết sức đa dạng và ở nhiều trường hợp đã vượt ra khổi cách kết cấu, lập tứ quen thuộc. + Tổ chức câu thơ cũng được thể hiện theo xu hướng tự do hoá. + Tự do trong sử dụng ngôn từ. Trường từ ngữ trong thơ đã được mở rộng đến gần như không có giới hạn nào.Những từ ngữ thông tục, khẩu ngữ, biệt ngữ đã có mặt khá nhiều trong thơ, nhất là thơ của lớp trẻ. Tóm lại: Thơ ca giai đoạn nào cũng phản ánh những vấn đề

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề