Vai trò của công nghệ sinh học y dược

Công nghệ sinh học y dược là một ngành học được tách từ ngành Công nghệ sinh học. Như tên gọi, ngành học này là một sự kết hợp giữa công nghệ sinh học và Y dược.

Cùng mình tìm hiểu những thông tin về ngành học này trong bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Công nghệ sinh học y dược là gì?

Công nghệ sinh học y dược là ngành học đào tạo kiến thức chuyên sâu về các liệu pháp điều trị bệnh lý, dựa trên cơ chế sinh học và công nghệ để điều chế ra các loại thuốc sinh học, chiết xuất dược liệu, đưa ra các giải pháp chẩn đoán bệnh thông qua sinh học phân tử.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học y dược được cấp bằng Kỹ sư Công nghệ Sinh học Y dược.

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Công nghệ Sinh học Y dược

Có thể học ngành Công nghệ sinh học y dược ở đâu?

Hiện nay chỉ có 6 trường Đại học trên toàn quốc xét tuyển và đào tạo ngành/chuyên ngành Công nghệ sinh học y dược, trong đó 2 trường tuyển sinh trong năm gần nhất.

Các trường tuyển sinh ngành Công nghệ sinh học Y dược năm 2022 như sau:

Các khối thi ngành Công nghệ sinh học y dược

Với ngành/chuyên ngành Công nghệ sinh học y dược của các trường đại học phía trên, các bạn có thể đăng ký xét tuyển theo một trong các khối sau:

  • Khối A00 [Toán, Vật lí, Hóa học]
  • Khối B00 [Toán, Sinh học, Hóa học]
  • Khối D07 [Toán, Hóa học, Anh]
  • Khối D08 [Toán, Sinh học, Anh]

Cơ hội việc làm ngành Công nghệ sinh học y dược

Ngành Công nghệ sinh học y dược có khá nhiều chuyên ngành học, ứng với mỗi chuyên ngành sẽ có những cơ hội việc làm khác nhau.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học y dược có thể thử sức bản thân ở một số vị trí công việc như sau:

  • Chuyên viên kỹ thuật, phân tích, kiểm nghiệm, chẩn đoán sinh học
  • Chuyên viên quản lý chất lượng sản phẩm y dược
  • Chuyên viên nghiên cứu và phát triển các sản phẩm y dược mới, kít chẩn đoán
  • Chuyên viên kinh doanh, nghiên cứu thị trường sản phẩm y dược, hóa chất và dịch vụ y tế
  • Chuyên gia dinh dưỡng
  • Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm, cơ sở đào tạo

Ngành công nghệ sinh học y dược vẫn còn mới với nhiều người hiện nay, bởi vậy với ai quan tâm ngành này vẫn có chung băn khoăn Ngành Công nghệ sinh học y dược ra làm gì?, liệu đây có phải là ngành học có tương lai không?.

Ngành Công nghệ sinh học y dược là ngành gì?

Có thể hiểu một cách cơ giản, Công nghệ sinh học là ngành nghiên cứu và vận dụng các sinh vật sống kết hợp với quy trình và thiết bị khoa học kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm và sản xuất ở quy mô công nghiệp với các sản phẩm sinh học để phục vụ cho lợi ích của con người, đồng thời nhằm phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường. Cụ thể, các sản phẩm của ngành Công nghệ sinh học đã được ứng dụng trong đời sống như: sản xuất thuốc, thức ăn; điều chế và sản xuất hóa chất công nghiệp; phát triển giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ di truyền, xét nghiệm trong y khoa; giải quyết các vấn đề môi trường;…

Vậy ngành Công nghệ sinh học y dược là gì? Đây là một trong những chuyên ngành của ngành Công nghệ sinh học. Công nghệ sinh học y dược là sự ứng dụng các kiến thức cơ bản và thành tựu của công nghệ sinh học vào nghiên cứu các vấn đề để phục vụ cho y học. Ngành này được xác định là ngành học của tương lai.

Ngành Công nghệ sinh học y dược là gì?

>>Tham khảo thêm: Trường trung cấp phương nam Đăk Nông có những ngành nào?

Ngành học này đã và đang ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Vì vậy, Công nghệ sinh học y dược đang được ưu tiên đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất, cùng các trang thiết bị đào tạo theo hướng nghiên cứu mang tính ứng dụng cao.

Ngành Công nghệ sinh học Y Dược cung cấp cho sinh viên những phương pháp đào tạo đổi mới, trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết để phục vụ nghiên cứu trong nước và vươn ra thế giới.

Công nghệ sinh học được chia làm 3 giai đoạn chính trong sự phát triển:

  • Công nghệ sinh học truyền thống: theo phương pháp truyền thống
  • Công nghệ sinh học cận đại: sử dụng công nghệ trong quá trình chế biến sản phẩm như việc sử dụng sản xuất ở quy mô lớn như mì chính, acid amin, acid hữu cơ, …
  • Công nghệ sinh học hiện đại: Công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh vật, công nghệ enzym và protein,…

Chương trình đào tạo ngành được thiết kế mới, qua quá trình chọn lọc các môn học và định hướng chuyên về các lĩnh vực của y học trên nền tảng sinh học. Đề cương môn học cũng được biên soạn thận trọng bởi các chuyên gia trong Công nghệ sinh học và y tế, đội ngũ này đồng thời được tuyển chọn tham gia công tác đào tạo tại trường. Chương trình học được kết hợp giữa lý thuyết với thực hành giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu các kiến thức cũng như trau dồi kỹ năng cho công việc sau này.

Ngành Công nghệ sinh học y dược ra làm gì?

Khi bắt đầu lựa chọn ngành học tương lai, như một định hướng quan trọng cần thiết thì bất cứ ai cũng cần đặt ra câu hỏi rằng ngành Công nghệ sinh học y dược ra làm gì? Đó là điều mà mỗi thí sinh cần phải cân nhắc trước khi chọn ngành nghề cho chính mình.

Vậy câu trả lời là gì? Với các kiến thức được đào tạo trong nhà trường cũng như tiềm năng của ngành thì cơ hội việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học y dược không hề nhỏ.

Công nghệ sinh học y dược tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học Y dược sẽ được cấp bằng cử nhân và có cơ hội làm việc tại các công ty nước ngoài, hay các doanh nghiệp nhà nước, cũng có thể là tại các bệnh viện, viện nghiên cứu, trường học hoặc công ty tư nhân chuyên môn. Các chuyên môn đó chính là nghiên cứu viên tại các Viện trong Bộ Y tế, Viện Hàn lâm, Viện thú y; hoặc giảng viên trong trường Đại học và Cao đẳng; hoặc kỹ thuật viên tại các phòng xét nghiệm y khoa; nghiên cứu viên, chuyên viên, cũng như nhân viên kinh doanh trong các Công ty dược, Công ty sản xuất và thương mại sinh phẩm chẩn đoán và điều trị, Công ty sữa, Vệ sinh môi trường, Công ty thiết bị và hóa chất sinh học – y tế, …

Như vậy có thể thấy, công việc tương lai của ngành Công nghệ sinh học y dược đang ngày càng mở rộng vào tạo ra được nhiều cơ hội cho sinh viên. Vì vậy, bạn hãy xem xét và lựa chọn thật kỹ lưỡng cho mình.

Nhằm phát huy và ứng dụng Công nghệ sinh học để đáp ứng sự phát triển của ngành công nghiệp dược ở Việt Nam, học viện Nông nghiệp Việt Nam mở thêm ngành đào tạo mới “Công nghệ Sinh dược”. Với đội ngũ giảng viên của khoa Công nghệ sinh học được đào tạo tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Úc… có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực Công nghệ sinh học cũng như dược phẩm. Người học sẽ được đào tạo để có thể làm chủ và phát huy các kỹ thuật Công nghệ sinh học trong nghiên cứu bào chế, phát triển và kinh doanh dược phẩm, nhằm làm việc hiệu quả trong nước và môi trường quốc tế. Bài viết này sẽ giới thiệu đôi nét về Công nghệ Sinh dược.

Công nghệ sinh dược là gì?

Công nghệ sinh học dược [Công nghệ sinh dược] là lĩnh vực tương đối mới và đang phát triển, trong đó các phương pháp và kỹ thuật CNSH được áp dụng để phát triển thuốc. Phần lớn các loại thuốc điều trị quan trọng trên thị trường hiện tại có nguồn gốc sinh học như các loại kháng thể, hormone hay vắc xin. CNSH trong dược phẩm bao gồm các hoạt động như: phân tích mối liên hệ sức khỏe và bệnh tật, các cơ chế phân tử liên quan, sản xuất và tinh chế các phân tử, xác định độ ổn định, độc tính và khả năng sinh miễn dịch của sản phẩm.

 Các phương pháp CNSH trong phát triển vắc xin SARS-CoV-2

Sự phát triển của công nghệ sinh dược

Công nghệ sinh học dược phẩm đã trở thành một công cụ quan trọng trong nghiên cứu và phát triển thuốc dược phẩm. Ngày nay, khoảng 15% doanh thu từ thuốc công nghệ sinh dược. Các bệnh liên quan nhất là ung bướu, rối loạn chuyển hóa, rối loạn hệ cơ xương khớp và các bệnh truyền nhiễm. Trong tương lai, có thể mong đợi rằng mức độ liên quan của dược phẩm sinh học sẽ còn tăng lên. Hiện nay, tỷ lệ các chất trong xét nghiệm tiền lâm sàng dựa vào công nghệ sinh học là hơn 25%.

Ví dụ điển hình cho xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ sinh dược trong tương lai là quá trình nghiên cứu và thử nghiệm vắc xin SARS-CoV-2. Ngay sau khi vi rut COVID19 xuất hiện, nhiều loại vắc xin được chế tạo với các phương pháp khác nhau của CNSH như công nghệ vắc xin vector [AstraZeneca, Sputnik V], công nghệ vắc xin mRNA [Pfizer và Moderna]; trong đó Việt Nam cũng đang phát triển cùng lúc 4 loại vắc xin đều dùng CNSH như ADN tái tổ hợp [Nanocovax] và vector virus [Covivax, Polyvac và Vabiotech].

Đầu tư vào công nghệ cao bền vững như công nghệ sinh dược có tầm quan trọng sống còn đối với một quốc gia trong phát triển các sản phẩm mới, các quy trình, phương pháp và dịch vụ mới và cải tiến những sản phẩm hiện có.

Sự phát triển ngành dược hiện đại

Ngành công nghiệp dược phẩm hiện đại bắt đầu từ giữa những năm 1800 với các hiệu thuốc phát triển buôn bán các thuốc có nguồn gốc thực vật như morphin và quinine. Vào cuối thế kỷ 19, sự phát triển của dược lý học [pharmacology] các loại thuốc hóa tổng hợp đã phát triển mạnh mẽ.

Trong thế kỷ 20, thế giới trải qua 2 cuộc chiến tranh tàn khốc và các cuộc cách mạng công nghiệp mạnh mẽ đòi hỏi ngành dược phải nhanh chóng tạo ra các loại thuốc và phương pháp điều trị bệnh mới phục vụ chiến tranh cũng như trong cuộc sống bình thường. Nhiều loại thuốc khác nhau được tạo ra đem đến giải pháp và hy vọng giải quyết các bệnh tật của thời đại như: thuốc adrenalin và ephedrine điều trị tim mạch, thuốc điều trị bệnh mất ngủ Veronal, thuốc kháng sinh, thuốc trị tiểu đường insulin, vắc xin…

Công việc phát triển thuốc mới đã phát triển từ việc sử dụng kỹ thuật tách chiết, hóa tổng hợp thuốc mới đến việc ứng dụng CNSH trong nghiên cứu dược lý, cũng như tạo ra các hoạt chất ưu việt hơn để phát triển thuốc, đặc biệt công nghệ ADN tái tổ hợp có thể sử dụng vi sinh vật làm nhà máy sản xuất các hoạt chất của thuốc với quy mô lớn và giá thành rẻ đến mức mọi người trên thế giới đều có thể tiếp cận được. Bằng chứng là hiện nay có 2 nhóm công ty chính cùng tham gia nghiên cứu và phát triển dược phẩm, đó là các công ty dược phẩm [Pharmaceutical Company] phát triển thuốc từ các hợp chất hóa học và hóa tổng hợp; công ty CNSH [Biotech Company] sản xuất và thu hoạt chất dược từ chiết xuất hoặc cải biến các hệ thống sống [động vật, thực vật, vi sinh vật].

Khoa CNSH

Video liên quan

Chủ Đề