Tthieets bị xử lý cao su

Nước thải cao su phát sinh từ đâu?
Nước thải cao su
 chủ yếu phát sinh từ các quá trình sản xuất mủ khối, sản xuất mủ ly tâm, chế biến mủ và rửa các dây chuyền sản xuất. Nước thải từ ngành công nghiệp cao su luôn có lưu lượng nước thải lớn hơn so với các ngành công nghiệp khác. Hàm lượng ô nhiễm cao và khó xử lý, do đó, để có thể xây dựng hệ thống xử lý nước thải ngành cao su đòi hỏi các công ty xây dựng hệ thống xử lý nước thải cao su phải có năng lực, kinh nghiệm, công nghệ mới mới có thể tối ưu hệ thống, nhằm giảm tối đa chi phí xây dựng cũng như vận hành sau này.

Đặc biệt, nước thải cao su có pH thấp. Các hạt cao su tồn tại trong nước có mật độ cao. Cặn nước thải phát sinh trong giai đoạn đánh đông và cán crep, chủ yếu là do các hạt [mủ] cao su sau khi đông tụ thành mảng lớn sẽ còn xót lại các hạt cao su đông tụ nhưng chưa kết lại được.

Nước thải từ quá trình chế biến mủ cao su là loại nước thải khó xử lý với nồng độ BOD, COD, Tổng N, P cao

Nồng độ ô nhiễm của nước thải cao su có COD khoảng từ 3000 – 6000 mg/l; BOD từ 2000 đến 4000 mg/l; Amonia và Nito tổng rất cao có thể đạt mức 500 mg/l. Từ đây, ta thấy nước thải cao su là loại nước thải khó xử lý. Phải kết hợp nhiều phương pháp xử lý từ hóa học đến sinh học để đưa nước thải đến ngưỡng quy chuẩn.
 

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải cao su

Nước thải sau khi sản xuất, chế biến mủ cao su sẽ theo mương dẫn đi qua song chắn rác và đến bể gạn mủ. Song chắn rác thô chủ yếu được sử dụng để gạn các loại rác có kích thước lớn tránh gây tắc máy bơm  và đường ống của hệ thống xử lý nước thải. Bông mủ lơ lửng trong nước thải sau khi qua bể gạn mủ sẽ được loại bỏ. Sau đó, nước thải được đưa đến bể keo tụ, tạo bông giúp giảm hàm lượng cặn và các chất lơ lửng trong nước thải. Điển hình là các hạt cao su chưa kết bông hoàn toàn còn sót lại trong nước thải. Hóa chất thường được sử dụng trong bể này là phèn, polyme. pH tại đây cũng được điều chỉnh để đạt được hiệu suất tôi ưu và môi trường phát triển cho vi sinh vật trong quá trình xử lý sinh học.

Quy trình công nghệ chuẩn xử lý nước thải cao su

Sau khi nước thải được xử lý hóa lý, nước thải sẽ được đưa sang bể sinh học kỵ khí UASB. Nước thải sẽ được đưa từ dưới bể ngược lên, được xáo trộn cơ khí để đảm bảo phản ứng xử lý giữa nước thải và vi sinh vật xảy ra. Quá trình này làm các chất hữu cơ trong nước thải giảm đi rõ rệt và cho hiệu suất xử lý BOD, COD cao. Tuy nhiên, quá trình hình thành bùn vi sinh dạng hạt mất nhiều thời gian và khó kiểm soát. Cần phải chú ý theo dõi và kiểm tra.và đưa vào bể lắng 1.

Nước thải sau khi qua bể UASB sẽ được đưa vào bể Aerotank. Tại đây, hệ thống sục khí tạo môi trường cho bùn hoạt tính phát triển, xáo trộn giúp phản ứng oxy hóa trong nước thải diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. Theo chiều dài bể, nước thải được xử lý gần như đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, một vài doanh nghiệp sản xuất cao su có hàm lượng Nito trong nước thải rất cao. Có thể áp dụng giá thể sinh học vào kết hợp với bể UASB và  để tăng hiệu suất xử lý

Sau khi qua quá trình xử lý nước thải được đưa đến bể lắng 2. Bùn thải trong bể lắng 2 được đưa sang máy ép bùn, một phần được đưa trở lại bể sinh học.

Quý doanh nghiệp hiện chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc hệ thống xử lý nước thải hiện tại chưa đạt chuẩn đầu ra, chi phí vận hành lớn nhưng hiệu quả chưa trương xứng… hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Đại Nam để được chúng tôi tư vấn và cung cấp dịch vụ xử lý nước thải tối ưu nhất.

Với những hộ gia đình sinh sống gần khu công nghiệp sản xuất cao su thì không tránh khỏi việc gặp phải những hiện tượng về ô nhiễm nguồn nước. Hoặc là những nhà máy sản xuất trước khi thải ra nước thải cũng cần phải chú ý tới việc xử lý. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về phương pháp xử lý nước thải ngành cao su nhé.

Mục lục

  • 1 Đặc điểm và tác hại của nước thải ngành cao su
  • 2 Các phương pháp xử lý nước thải ngành cao su
    • 2.1 Xử lý nước thải ngành cao su với phương pháp cơ học
    • 2.2 Xử lý nước thải cao su với phương pháp hóa học và hóa lý
    • 2.3 Xử lý nước thải cao su bằng phương pháp sinh học
  • 3 Quy trình xử lý nước thải ngành cao su

Nước thải ngành cao su thường xuất phát do việc sản xuất mủ khối, mủ skim và những công đoạn chế biến mủ skim…

Nước thải ngành cao su mang những đặc điểm sau đây thông qua việc kiểm tra và phân tích bằng máy móc cùng với những thí nghiệm:

  • Độ pH từ 4.2 – 5.2
  • Chất thải rắn dễ bay hơi
  • Hàm lượng nito trong amoniac cao
  • Có mùi hôi do protein phân huỷ
  • Chứa nhiều loại khí khác nhau như NH3, CH3COOH, H2S…
  • Chứa hàm lượng photpho cao, COD [ 15 000 mg/l], BOD [12 000 mg/l]

Nước thải ngành cao su nếu như không qua xử lý mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường sẽ làm cho môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cụ thể như sau:

  • Làm đục nước, nổi váng và gây mùi hôi thối
  • Tăng quá trình phân hủy do trong nước thải ngành cao su có chứa hàm lượng lớn chất hữu cơ
  • Ngoài ra thì quá trình phân hủy Protein trong nước không chỉ tạo ra mùi hôi thối mà còn ảnh hưởng tới không khí, thực vật và môi trường xung quanh.

Các phương pháp xử lý nước thải ngành cao su

Để thực hiện xử lý nước thải ngành cao su thì có thể áp dụng và kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.

Hơn nữa khi xử lý nước thải ngành cao su thì cũng cần chú ý về thời gian lưu nước thải, bởi quá trình phân hủy diễn ra không chỉ làm cho gây mùi mà còn tạo ra nhiều loại khí khác nhau làm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh và sức khỏe của những công nhân làm việc tại nhà máy.

Xử lý nước thải ngành cao su với phương pháp cơ học

Phương pháp xử lý nước thải ngành cao su này thực hiện với việc sử dụng song chắn rác để lọc các chất rắn không hòa tan và có kích thước lớn.

Xử lý nước thải cao su với phương pháp hóa học và hóa lý

Cả hai phương pháp này đều nhằm mục đích có thể trung hòa và làm giảm nồng độ pH và những hợp chất trong nước.

  • Phương pháp hóa học: Trung hòa độ pH về 6.5 – 8.5
  • Phương pháp vật lý: Giảm thời gian kết tủa và nổi váng, giúp cho các bông cặn dễ lắng xuống đáy bể hơn. Thông thường sẽ sử dụng tinh bộ để thực hiện.

Xử lý nước thải cao su bằng phương pháp sinh học

Với phương pháp này thì sẽ sử dụng những vi sinh vật để có thể làm phân hủy những chất mà không thể lọc bằng phương pháp cơ học thông thường.

Những vi sinh vật này làm giảm những hàm lượng COD, BOD, TSS cùng với những chất rắn khác trong nước

Đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình oxy hóa, không những thế, sử dụng vi sinh vật cong giúp giảm được mùi hôi trong nước thải, hiệu quả mà ở hai phương pháp trên không thể mang lại.

Quy trình xử lý nước thải ngành cao su

Khi thực hiện xử lý nước thải ngành cao su sẽ kết hợp các phương pháp khác nhau để nhằm loại bỏ và tạo điều kiện thực hiện dễ dàng hơn về sau.

Đầu tiên sẽ dẫn nước thải qua song chắn rác hoặc lưới để loại bỏ đi những tạp chất thô. Tiếp đến sẽ được dẫn qua bể tách mủ để loại bỏ hạt mủ có kích thước nhỏ theo cách vớt thủ công.

Trước khi bỏ qua bể keo tụ tạo bông thì nước thải sẽ được xử lý trong bể phản ứng để nâng độ pH bằng NaOH.

Sang tới bể keo tụ thì phèn PAC được bơm vào nhằm tạo phản ứng để liên kết các chất bẩn trong nước thải và đưa qua bể tạo bông cùng với việc bơm hóa chất polymer.

Tiếp đến trong quá trình xử lý nước thải ngành cao su thì nước thải sẽ được đưa qua bể lắng sơ cấp để loại bỏ cát, bông bùn.

Và để tránh hiện tượng quá tải cục bộ thì nước thải sẽ được chuyển qua bể điều hòa để điều hòa lại dung lượng nước đầu vào, lưu lượng nước cũng như là nồng độ.

Tiếp theo nước thải được dẫn vào bể xử lý kỵ khí nhằm mục đích giảm thể tích cặn giúp cho quá trình sinh học phía sau không bị ảnh hưởng thông qua nhiều quá trình phân hủy, lên men axit, bazo và metan hóa.

Khi này thì nước thải đã đạt được 60-80% các chất vô cơ ở dạng đơn giản cùng với khí Biogas, và tại bể kỵ khí thì sẽ bổ sung thêm men vi sinh để thúc đẩy quá trình phân hủy.

Tiếp đến là thực hiện những phản ứng trong bể thiếu khí để làm giảm bớt những BOD, COD  và nhằm chuyển hóa nitrit và giảm nito trong nước thải.

Vẫn tiếp tục giảm hàm lượng COD tới mức thấp, giảm mùi hôi của nước thải ngành cao su ở bể hiếu khí. Các vi sinh vật hiếu khí  cụ thể là bùn hoạt tính giúp phân hủy chất hữu cơ thành CO2, H2O… Và để thúc đẩy quá trình phân hủy thì trong bể hiếu khí thì vi sinh hiếu khí Biofix 5D sẽ được bổ sung vào bể.

Từ bể hiếu khí nước thải sẽ được đưa qua bể lắng 2 nhằm lắng và tách bông bùn, bông bùn này sẽ được bơm tuần hoàn về bể hiểu khí cũng như là thiếu khi để nhằm duy trì hàm lượng vi sinh vật trong bể. Còn bùn dư sẽ bơm về bể chứa bùn và thu đưa đi xử lý.

Nước thải trước khi được xả ra thì cần phải qua bể khử trùng, loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh trong nước thải. Nước thải khi xả ra phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn cho phép.

Quy trình xử lý nước thải ngành cao su không hề đơn giản, luôn phải chú ý kiểm tra và tính toán lưu lượng, nồng độ [pH, COD, BOD…] để đảm bảo cho từng bước thực hiện, và cuối cùng thu được nước thải xử lý đạt tiêu chuẩn.

Vĩnh Tâm cung cấp giải pháp xử lý nước thải ngành cao su hiệu quả bằng việc áp dụng phương pháp xử lý phù hợp với đầu tư công nghệ và trang thiết bị tối tân.

Đảm bảo khi thực hiện xử lý nước thải ngành cao su mang lại nước sinh hoạt đạt chuẩn và an toàn cho người dân sử dụng.

Để tìm hiểu về dịch vụ của chúng tôi thì khách hàng có thể tham khảo ngay những thông tin dưới đây và gọi ngay về hotline để được tư vấn và chia sẻ kịp thời nhé.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VĨNH TÂM

Địa chỉ: Số A12/85 Đường 1A, Ấp 1, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP. HCM

VPGD: 240 Võ Văn Hát, Phường Long Trường, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Hotline: 0923 884 877 – 0796 155 955 – 0789 377 177 – 0931 791 133 – 0907 771 622 – 0987 632 531

Email: [email protected]

Fanpage: Vĩnh Tâm – Cung cấp giải pháp xử lý môi trường

Youtube: BIOFIX VIỆT NAM

Đăng nhập

Chủ Đề