Trong đoạn trích trên, người cha đã xin thầy dạy cho con trai mình những điều gì

`text{Câu 1.}` Trong đoạn trích trên, người cha đã xin thầy dạy cho con trai mình những điều gì?

`text{->}` Người cha đã xin thầy cho dạy cho con trai những điều:

`text{+]}` Dạy cậu bé biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một người chính trực.

`text{+]}` Dạy cậu bé biết cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm.

`text{+]}` Dạy cậu bé biết cứ mỗi kẻ ghét bỏ ta thì ta lại tìm thấy một người bạn.

`text{+]}` Dạy cho cậu bé hiểu rằng một đồng đô la kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đô la nhặt được trên hè phố.

`text{+]}` Dạy cho cậu bé biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.

`text{+]}` Dạy cậu bé tránh xa sự đố kỵ.

`text{+]}` Dạy cho cậu bé biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng.

`text{+]}` Dạy cho cậu bé biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất là những kẻ dễ bị đánh bại nhất. 

`text{Câu 2.}`  Theo em, vì sao người cha muốn xin thầy dạy cho con hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố?

`text{->}` Theo em:

`text{+]}` Vì người cha muốn còn mình biết Mrằng đồng tiền được kiến ra từ hai bàn tay của mình có giá trị hơn rất nhiều so với những đồng tiền vô tình nhặt được. 

`text{Câu 3.}` Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên.

`text{->}` Biện pháp tu từ trong đoạn trích trên: Điệp ngữ, liệt kê, so sánh,...

`text{->}` Tác dụng của biện pháp tu từ: Nhằm khẳng định, nhấn mạnh ước muốn tha thiết của người cha với thầy.

`text{Câu 4A.}`. Rút ra bài học ý nghĩa nhất với em qua đoạn văn bản đọc hiểu.

`text{->}` Bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra là: 

`text{+]}` Muốn thành tài, con người cần có giáo dục. Giáo dục ở phía gia đình thôi là chưa đủ, cần có sự giáo dục ở nhà trường. Nghề nhà giáo sinh ra là để đưa con người đến bến bờ tri thức. Con người ai ai cũng cần có sự dẫn dắt, truyền thụ kinh nghiệmtừ một người người thầy đủ hiểu biế,t, kinh nghiệm.

`text{Câu 4b.}` Nêu 02 phẩm chất mà A.Lin-côn muốn người thầy giáo dục cho con trai mình qua đoạn trích trên. Theo em, phẩm chất nào là quan trọng hơn cả đối với lứa tuổi thiếu niên hiện nay?

`text{-> 2}` Phẩm chất mà A.Lin-côn muốn người thầy giáo dục cho con trai mình:

`text{1.}` Dạy cho cậu bé hiểu rằng một đồng đô la kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đô la nhặt được trên hè phố.

`text{2.}` Dạy cho cậu bé biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.

`text{->}` Theo em, phẩm chất quan trọng nhất với lứa tuổi thiếu niên hiện nay là:

`text{+]}` Không đố kị, hẹp hòi.

`text{+]}` Ham đọc sách.

`text{+]}` Trung thực, thật thà, thẳng thắn,..

`text{+]}` Phải có bản lĩnh, chính kiến riêng.

`text{+]}` Biết lắng nghe người khác.

`text{+]}` Biết quý rtọng sức lao động.

Xuất bản ngày 19/04/2019 - Tác giả: Hoài Anh

Bộ đề thi thử môn văn THPT Quốc Gia năm 2019 có đáp mẫu số 10 có đáp án chi tiết, tài liệu ôn tập cho học sinh lớp 12 chuẩn bị cho kì thi sắp tới.

>>> CẬP NHẬT: Đề thi Văn THPT Quốc gia 2019

Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là kì thi THPT Quốc gia sẽ diễn ra. Để giúp các em học sinh ôn tập kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài, Đọc Tài Liệu gửi tới các em đề thi thử THPT QG 2019 môn Văn mẫu số 10 có đáp án. Hy vọng rằng đề thi thử dưới đây sẽ giúp các em ôn thi hiệu quả!

>> Tham khảo: Đáp án đề thi tham khảo môn Văn THPT Quốc gia năm 2019

Đề thi thử THPT quốc gia môn Văn mẫu số 10

Phần I: Đọc hiểu [3đ]

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh…

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến ấy là không đúng…

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người chạy theo thời thế”. 

[Trích thư của Tổng Thống Mĩ Lin - Côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, trong Những câu chuyện về người thầy].

Câu 1 [0,5 điểm]. Nêu nội dung chính của văn bản?

Câu 2 [0,5 điểm]. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?

Câu 3 [1,0 điểm]. Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 4 [1,0 điểm]. Thông điệp mà tác giả gửi đến bạn đọc qua văn bản trên là gì?.

Phần II: Làm văn [7,0]

Câu 1 [2,0] 

Từ văn bản đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn theo lối quy nạp [20 dòng] nêu suy nghĩ của mình về câu nói của Tổng thống Mĩ Lin-Côn “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”.

-Hết-

>>> [HOT] Cập nhật mới nhất:

  • Đề thi thử THPT quốc gia 2021
  • Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn văn

Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Văn mẫu số 10

Phần I - Đọc hiểu    

Câu 1   

Nội dung: Người cha mong thầy giáo hãy dạy cho con biết sự quý giá của sách, biết yêu quý cuộc sống, biết ứng nhân xử thế, có lòng trung thực, có sức mạnh, có niềm tin vào bản thân.

Câu 2   

Các phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 3    

- Biện pháp nghệ thuật: Liệt kê, lặp cấu trúc cú pháp, so sánh, đối lập, điệp từ, điệp ngữ. [HS cần xác định đúng 03 biện pháp].

- Tác dụng: Nhấn mạnh những ước muốn tha thiết của Tổng thống Mĩ Lin-Côn với thầy hiệu trưởng; thể hiện tình yêu cao cả của người cha đối với con;  mối quan hệ gắn bó giữa gia đình với nhà trường.

Câu 4    

Thông điệp của tác giả: Trường học không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức mà còn nơi giáo dục nhân cách học sinh, trong đó người thầy giáo có vai trò định hướng để đào tạo ra những con người toàn diện về thể chất và trí tuệ, tâm hồn [đức, trí, thể, mỹ]

Phần II -  Làm văn 

Câu 1

Hướng dẫn làm bài

1. Yêu cầu chung: Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết

2. Yêu cầu cụ thể

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian lận; đề cập đến đức tính trung thực của con người.

c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ…

- Giải thích câu nói:

+ Câu nói khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian lận; đề cập đến đức tính trung thực của con người.

+ Trung thực là thật thà, ngay thẳng, không gian dối.

- Bàn luận:

+ Trung thực trong khi thi tức là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình.

+ Gian lận trong thi cử tức là làm mọi cách để thi đỗ bằng được mà không cần thực chất. Gian lận để có được kết quả cao nhưng mất đi nhân cách.

+ Câu nói nhắc chúng ta phải trung thực trong thi cử cũng như trong cuộc sống. Coi trọng thực chất, không chấp nhận gian dối.

+ Phê phán những người thiếu trung thực trong thi cử và trong cuộc sống.

- Bài học nhận thức và hành động: 

+ Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người.

+ Phê phán lối học, lối sống giả dối

+ Liên hệ bản thân.

d.  Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo [thể hiện được dấu ấn cá nhân, quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc], thể hiện ý phản biện nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

>> Tham khảo: Nghị luận bàn về tính trung thực của con người

Bài văn mẫu:

Trung thực là sự ngay thẳng, thành thực với bản thân cũng như với mọi người xung quanh. Đây là một đức tính tốt đẹp giúp con người sống ý nghĩa hơn, cao cả hơn, đồng thời đây cũng là nhân tố quan trọng làm nên những mối quan hệ vững chắc ngoài xã hội. Bàn về vai trò của lòng trung thực, Tổng thống Mĩ A. Lin-côn trong lá thư gửi thầy hiệu trưởng cho con trai mình đã viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”.

“Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”, câu nói của Tổng thống Lin-côn đã khẳng định về tầm quan trọng của việc trung thực, chấp nhận thi rớt một cách thành thực với năng lực bản thân sẽ vinh dự hơn rất nhiều so với việc thi đỗ, đạt kết quả cao nhưng nhờ sự gian dối. Về thực chất, câu nói đã bàn đến đức tính trung thực ở con người, đây cũng là đức tính đáng quý mà tổng thống A. Lin-côn mong muốn nhà trường sẽ định hướng rèn luyện cho con trai mình.

“Trung thực khi làm bài thi” là làm bài bằng chính thực lực, tri thức mà mình đang có và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng chính thực chất của bản thân. Gian lận lại là hành vi gian dối dùng những hành động thiếu minh bạch để đạt được kết quả cao trong khi năng lực bản thân không hề có. Đối với người học, việc trung thực với bản thân, với thầy cô là vô cùng cần thiết, trung thực trong khi thi dù đạt được những kết quả không như ý muốn thì đó vẫn là vinh dự vì chúng ta đã tự nhận thức được năng lực bản thân, dám thừa nhận sự thiếu xót trong năng lực và cũng thể hiện thái độ tôn trọng đối với thầy cô. Trong tư cách của một thí sinh, trung thực khi thi là điều quan trọng hơn cả.

Trung thực là đức tính tốt, có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện bản thân, nâng cao giá trị con người. Trung thực là sự ngay thẳng, thành thật trong mọi việc, đó không chỉ là sự thành thật với những người xung quanh mà còn là sự thành thật với chính mình. Khi con người trung thực, mọi năng lực, cố gắng của bản thân sẽ được đánh giá một cách chính xác, khách quan, hơn nữa nhờ đức tính trung thực, con người có thể tạo niềm tin, tạo sự vững chắc cho những mối quan hệ xã hội.

Trung thực là phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách của con người, khi con người trong xã hội có đức tính trung thực sẽ góp phần thúc đẩy tiến bộ của xã hội. Sống trung thực là một niềm hạnh phúc cao quý làm cho cuộc sống của con người trở nên nhẹ nhàng, ý nghĩa hơn.

Không trung thực là làm những việc giả dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ làm giảm đi giá trị đích thực của con người, đánh mất niềm tin ở người đối diện mà còn có thể làm cho con người trở nên đê tiện. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng sống thiếu trung thực có thể làm cho con người đánh mất đi những nhân cách tốt đẹp của bản thân, gây ra những nguy hại đối với xã hội.

Qua câu nói của A.Lin-côn, ta thấy được vai trò quan trọng của trung thực, đó là phẩm chất tốt đẹp làm nên nhân cách của con người. Trong cuộc sống của con người sẽ có rất nhiều những khó khăn, thách thức nhưng khi đối diện với nó, thậm chí cả khi chúng ta gặp phải những thất bại cũng cần ngay thẳng đối diện, dù thua thiệt cũng phải sống cho trung thực.

Là học sinh, sinh viên, thế hệ trẻ tương lai của đất nước, chúng ta cần không ngừng học tập, tu dưỡng đạo đức để có được phẩm chất trung thực, đồng thời cần có hành động bảo vệ sụ trung thực, kiên quyết đấu tranh với những hành động thiếu trung thực trong xã hội.

Để hoàn thiện nhân cách, phát huy giá trị tốt đẹp của bản thân cũng như vì sự tiến bộ của xã hội, con người cần đề cao đức tính trung thực, có ý thức đấu tranh với những hành động, lời nói thiếu trung thực.

--------------------------

Ngoài mẫu đề thi thử THPT Quốc Gia 2019 môn văn số 10, các em hãy chăm chỉ luyện thêm nhiều đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn Văn khác để củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng làm bài. Hy vọng Đọc Tài Liệu sẽ là bạn đồng hành mang đến nhiều tài liệu hữu ích cho các em để chuẩn bị cho kì thi quan trọng.

Chúc các em sẽ hoàn thành tốt kì thi của mình nhé!

Video liên quan

Chủ Đề