Trong các văn bản đã học em thích nhất văn bản nào vì sao lớp 9

Trong số các nhân vật của những tác phẩm truyện được học ở lớp 9, em có ấn tượng sâu sắc với nhân vật nào? Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật đó.

Trong mỗi văn bản của bài 2,3,4 em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao?

Tóm tắt một số tác phẩm văn học lớp 9

  • 1. Chuyện người con gái Nam Xương
  • 2. Hoàng Lê nhất thống chí
  • 3. Phong cách Hồ Chí Minh
  • 4. Truyện Kiều
  • 5. Lục Vân Tiên
  • 6. Làng
  • 7. Lặng lẽ Sa pa
  • 8. Chiếc lược ngà
  • 9. Cố hương
  • 10. Những đứa trẻ
  • 11. Bến quê
  • 12. Những ngôi sao xa xôi
  • 13. Bố của Xi-mông
  • 14. Con chó Bấc
  • 15. Bắc Sơn
  • 16. Đồng chí
  • 17. Mùa xuân nho nhỏ
  • 18. Bàn về đọc sách
  • 19. Tóm tắt bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
  • 20. Tóm tắt Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
  • 21. Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

1. Chuyện người con gái Nam Xương

Chuyện kể về Vũ Thị Thiết, một người phụ nữ đẹp người đẹp nét, lấy chồng là Trương Sinh, con nhà hào phú. Hạnh phúc chưa được bao lâu, Trương Sinh đã phải đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ. Chẳng lâu sau, Vũ Nương hạ sinh một bé trai kháu khỉnh và đặt tên là Đản. Vũ Nương hết lòng chăm sóc mẹ chồng như mẹ ruột của mình. Người mẹ vì thương nhớ con nên mẹ Trương Sinh bị bệnh qua đời. Một mình Vũ nương tảo tần nuôi con nhỏ.

Giặc tan, Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ, nghi là vợ mình ở nhà thất tiết. Vũ Nương bị oan, hết lời giả bày nhưng Trương Sinh không nghe. Quá ức uất, nàng gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Thương Vũ Nương hàm oan, Linh Phi đã cứu nàng và cho về ở nơi động rùa dưới thủy cung. Một đêm, Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra vợ mình đã bị oan.

Phan Lang, một người cùng làng, do cứu Linh Phi nên khi chạy nạn chết đuối đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp lại Vũ Nương dưới thuỷ cung. Khi Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng. Trương Sinh nghe lời lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện nói lời từ biệt rồi biến mất.

Bộ câu hỏi đọc hiểu Ngữ văn lớp 9

Chủ đề: Văn bản nhật dụng

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH – LÊ ANH TRÀ

PHIẾU SỐ 1:

Phần I [4,0 điểm]

Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:

… “Nhưng điều kỳ lạ lạ tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”…

[Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015]

1. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người?

2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.

3. Em hãy trình bày suy nghĩ [khoảng 2/3 trang giấy thi] về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

GỢI Ý:

1

Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người?

Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng văn hóa Quốc tế và gốc văn hóa dân tộc.

- Qua đó tác giả Lê Anh Trà thể hiện tình cảm kính trọng, ca ngợi Bác Hồ, tự hào về Người như một đại diện của một con người ưu tú Việt Nam.

2

Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.

Hai danh từ được sử dụng như tính từ: Việt Nam, Phương Đông. Cách dùng từ ấy có hiệu quả nghệ thuật cao

Tác giả nhấn mạnh bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, bản sắc Phương Đông trong con người Bác.

3

Em hãy trình bày suy nghĩ [khoảng 2/3 trang giấy thi] về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Trách nhiệm thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập:

- Giải thích: thời kỳ hội nhập: các nền kinh tế thế giới mở cửa, hội nhập dẫn đến sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa các nước.

- Trách nhiệm thế hệ trẻ:

+ Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc;

+ Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào về những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; Uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,…

+ Tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.

- Đánh giá: đây là PHIẾU SỐ quan trọng đòi hỏi ý thức và nhận thức của thế hệ trẻ cùng đồng lòng, chung tay góp sức.

PHIẾU SỐ 2:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

“Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.”

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

Câu 2: Qua đoạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố nào?

Câu 3: Kể tên các tác phẩm do Hồ Chí Minh viết được đưa vào chương trình SGK Ngữ văn THCS?

Kể tên các tác phẩm – Tác giả viết về Bác mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS.

Câu 4: Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại?

GỢI Ý

1

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: nghị luận

2

Qua đoạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố nào?

Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng văn hóa quốc tế với cái gốc văn hóa dân tộc; giữa sự bình dị rất Việt Nam, rất phương Đông với cái hiện đại và mới mẻ.

3

Kể tên các tác phẩm do Hồ Chí Minh viết được đưa vào chương trình SGK Ngữ văn THCS?

Kể tên các tác phẩm – Tác giả viết về Bác mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS.

- Tác phẩm do Hồ Chí Minh viết:

+ Cảnh khuya – Rằm tháng giêng

+ Ngắm trăng – Tức cảnh Pác Bó – Đi đường

+ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu [bút danh Nguyễn Ái Quốc]

+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

+ Thuế máu

- Tác phẩm – tác giả viết về Hồ Chí Minh

+ Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng

+ Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ

+ Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà

+ Viếng lăng Bác - Viễn Phương

4

Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại?

HS có thể trình bày ý kiến theo nhiều cách, nhưng cần thể hiện được các ý:

+ Phải chăm chỉ rèn luyện, học tập, nắm vững kiến thức, học đi đôi với thực hành, vận dụng lí thuyết vào giải quyết PHIẾU SỐ cuộc sống. Học hỏi, tìm hiểu, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời phê phán những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.

+ Không ngừng học tập và làm theo tấm gương phong cách, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh: sống giản dị, giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tránh xa lối sống sính ngoại, chây lười ỉ lại, buông thả, chạy theo mốt mà quên đi những giá trị văn hóa tốt đẹp mang bản sắc dân tộc.

PHIẾU SỐ 3:

Cho câu văn sau:

“Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”

[SGK Ngữ văn 9, tập một]

1. Câu văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai ? “di dưỡng tinh thần” được dùng ở đây có nghĩa là gì?

2. Văn bản chứa câu văn trên đề cập đến chủ đề gì?

3. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?

4. Có bạn cho rằng, học tập theo lối sống cao đẹp của Bác, mỗi chúng ta cần nên ép mình vào cuộc sống khắc khổ. Em có đồng ý với suy nghĩ đó không? Vì sao?

5. Viết một văn bản ngắn [khoảng một trang giấy thi] trình bày suy nghĩ của em về một trong các bài học mà em rút ra được từ câu văn trên?

GỢI Ý:

1

Câu văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai ? “di dưỡng tinh thần” được dùng ở đây có nghĩa là gì?

- Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh

- Tác giả: Lê Anh Trà

- “Di dưỡng tinh thần”: bồi bổ cho sảng khoái về tinh thần, giữ cho tinh thần vui khoẻ

2Văn bản chứa câu văn trên đề cập đến chủ đề gì?
Hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

3

Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?

- Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa thế giới nơi con người của Bác

- Lối sống của Bác, của một vị "vua", nhưng lại rất bình dị và rất

đỗi đời thường, như phong cách sống đạo đứa, giống với phong cách sống của những bậc hiền tiết ngày xưa: vua Nghiêu, vua Thuấn,...

4

Có bạn cho rằng, học tập theo lối sống cao đẹp của Bác, mỗi chúng ta cần nên ép mình vào cuộc sống khắc khổ. Em có đồng ý với suy nghĩ đó không? Vì sao?

Em vừa đồng tình, vừa không đồng tình với suy nghĩ đó

- Đồng tình vì chúng ta nên học tập theo lối sống giản dị, thanh cao của Bác. Đây là 1 lối sống đẹp

- Không đồng tình với việc "mỗi chúng ta cần nên ép mình vào cuộc sống khắc khổ". Bởi cách sống của Bác là giản dị nhưng khác xa hoàn toàn với lối sống khổ sở, khắc khổ

5

Viết một văn bản ngắn [khoảng một trang giấy thi] trình bày suy nghĩ của em về một trong các bài học mà em rút ra được từ câu văn trên?

Câu văn tuy ngắn nhưng để ại nhiều bài học trong lòng người đọc. Một trong số đó lối sống giản dị và hiểu cho đúng về lối sống ấy.

Trong xã hội hiện đại với các xu thế không ngừng thay đổi thì đức tính giản dị là điều cần thiết mà mỗi con người nên có. Đó là đức tính hướng về những thứ tự nhiên, không chú trọng vật chất bên ngoài, không cầu kì hay xa hoa, kiểu cách, sống chân phương phù hợp với hoàn cảnh của bản thân. Đức tính giản dị mang lại những ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người. Trước hết, con người sẽ dễ hòa nhập với cộng đồng, dễ được mọi người quan tâm, gần gũi, sẻ chia và giúp đỡ khi cần thiết. Chắc hẳn những người không cầu kì, kiểu cách sẽ mang lại thiện cảm đối với người đối diện nhiều hơn. Đồng thời nó còn tạo cho con người một tâm hồn thư thái, bình yên trong tâm hồn giữa xã hội ngày một xô bồ này. Con người sẽ không phải chạy theo đồng tiền, theo vật chất xa hoa, không sống quá thực dụng mà luôn trân trọng những thứ mình có. Giản dị không chỉ biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày mà còn trong suy nghĩ, trong tiềm thức, trong phong cách sống của mỗi người. Bản thân chúng ta có thể học tập đức tính này ở Bác Hồ - một người nổi tiếng với lẽ sống giản dị trong cả sinh hoạt lẫn tác phong công việc.

Tuy nhiên, giản dị cũng không đồng nghĩa với sự gò bó, lạc hậu, càng không đồng nghĩa với tiết kiệm 1 cách thái quá, hà tiện.

Vậy nên mối người cần nhận thức sao cho đúng về lối sống thanh cao, giản dị của Bác và học tập điều đó.

PHIẾU SỐ 4:

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác”.

Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

Câu 2: Giải nghĩa cụm từ “phong cách” trong văn bản chứa đoạn trích trên?

Câu 3: Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?

Câu 4: Trong chương trình Ngữ văn THCS mà em đã học cũng có một tác phẩm nói về phẩm chất tốt đẹp của Bác Hồ. Đó là văn bản nào?

GỢI Ý:

1

Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

- Trích trong văn bản: “Phong cách Hồ Chí Minh”

- Tác giả: Lê Anh Trà

2

Giải nghĩa cụm từ “phong cách” trong văn bản chứa đoạn trích trên?

- Giải nghĩa “phong cách”: lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử… tạo nên cái riêng của một người hay một tầng lớp người nào đó.

3

Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?

- Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, bởi vì đó không phải là:

+ Cách tự thần thánh hóa

+ Tự làm cho khác đời, hơn đời.

- Mà đó là:

+ Cách di dưỡng tinh thần.

+ Một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống.

+ Có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tầm hồn và thể xác.

4

Trong chương trình Ngữ văn THCS mà em đã học cũng có một tác phẩm nói về phẩm chất tốt đẹp của Bác Hồ. Đó là văn bản nào?

- Tác giả: Phạm Văn Đồng

- Tác phẩm: “Đức tính giản dị của Bác Hồ”.

PHIẾU SỐ 5:

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4

[1] Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ là cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình.[2] Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích. [3] Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ. [4] Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cùng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. [5] Hàng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

[Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9]

Câu 1: Xác định nội dung đoạn văn. Đoạn văn trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học ở lớp 7?

Câu 2: Trong đoạn văn, tác giả đã dẫn lại lời một người khác. Xác định lời dẫn và cho biết cách dẫn mà tác giả sử dụng.

Câu 3: Tác giả đã kết hợp yếu tố biểu cảm qua những câu văn nào trong đoạn? Qua đó, em hiểu nhà văn bộc lộ tình cảm gì đối với Bác?

Câu 4: Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu [4] [5].

GỢI Ý:

1

Xác định nội dung đoạn văn. Đoạn văn trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học ở lớp 7?

- Nội dung: đức tính giản dị của Bác trong sinh hoạt

- Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” – Phạm Văn Đồng.

2

Trong đoạn văn, tác giả đã dẫn lại lời một người khác. Xác định lời dẫn và cho biết cách dẫn mà tác giả sử dụng.

- Lời dẫn: Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cùng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì

- Cách dẫn: gián tiếp

3

Tác giả đã kết hợp yếu tố biểu cảm qua những câu văn nào trong đoạn? Qua đó, em hiểu nhà văn bộc lộ tình cảm gì đối với Bác?

- Câu văn kết hợp yếu tố biểu cảm:

- Tình cảm của tác giả: trân trọng, ngợi ca

4

Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu [4] [5].

- Biện pháp: so sánh [4] và liệt kê [5]

- Tác dụng:

+ Diễn đạt giàu hình ảnh, dễ hiểu

+ Khẳng định vẻ đẹp giản dị trong lối sống của Bác.

..............

Video liên quan

Chủ Đề