Trong các cách chế biến sau cách nào thuộc phương pháp vi sinh vật

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 7 – Bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vở Bài Tập Công Nghệ Lớp 7

    • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 7

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 7

    [trang 104 sgk Công nghệ 7]: Hãy quan sát hình 66 rồi hoàn thiện các câu dưới đây vào vở bài tập.

    Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình: …..

    Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp hóa học trên các hình: …..

    Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vi sinh vật biểu thị trên hình:…..

    Trả lời:

    – Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình: 1,2,3.

    – Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp hóa học trên các hình: 6,7.

    – Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vi sinh vật biểu thị trên hình 4.

    [trang 106 sgk Công nghệ 7]: Hãy quan sát hình 67 rồi điền từ thích hợp vào các chỗ trống ở các câu trong bài tập sao cho phù hợp với phương pháp dữ trữ thức ăn.

    Để dữ trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp …với cỏ, rơm và các loại củ hạt. Dùng phương pháp dự trữ … với các loại rau cỏ tươi xanh.

    Trả lời:

    Để dữ trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp dữ trữ thức ăn ở dạng khô như phơi với cỏ, rơm và các loại củ hạt. Dùng phương pháp dự trữ ở dạng nhiều nước như ủ xanh với các loại rau cỏ tươi xanh.

    Câu 1 trang 106 sgk Công nghệ 7: Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi?

    Lời giải:

    – Mục đích chế biến thức ăn:

    + Nhiều loại thức ăn phải qua chế biến vật nuôi mới ăn được.

    + Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hoá.

    + Giảm khối lượng, giảm độ thô cứng.

    + Loại trừ chất độc hại.

    + Ví dụ: Làm chin hạt đậu tương sẽ giúp cho vật nuôi tiêu hóa tốt hơn, thức ăn nhiều tinh bột đem ủ với men rượu sẽ tạo ra mùi thơm, giúp vật nuôi ngon miệng

    – Mục đích của dự trữ thức ăn:

    + Giữ cho thức ăn lâu bị hỏng.

    + Luôn có đủ thức ăn cho vật nuôi.

    + Ví dụ: Vũ xuân, hè thu có nhiều thức ăn xanh, vật nuôi không ăn hết nên người ta phơi khô hoặc ủ xanh để dự trữ đến mùa đông cho vật nuôi ăn.

    Câu 2 trang 106 sgk Công nghệ 7: Em hãy kể tên một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi?

    Lời giải:

    Một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi:

    – Cắt ngắn:

    – Nghiền nhỏ.

    – Xử lí nhiệt.

    – Ủ men.

    – Hỗn hợp.

    – Đường hóa tinh bột.

    – Kiềm hóa rơm rạ.

    Câu 3 trang 106 sgk Công nghệ 7: Phương pháp nào thường hay dùng để dự trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta?

    Lời giải:

    Nước ta sử dụng hai cách sau để dữ trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta:

    – Dữ trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt từ Mặt Trời hoặc sấy bằng điện, bằng than… [Phơi rơm, ngô, thóc, sắn khoai lang]

    – Dữ trữ thức ăn ở dạnh nhiều nước như ủ xanh thức ăn. [Ủ xanh rau].

    - Thức ăn bằng phương pháp lên men vi sinh có thêm những nấm men, vi khuẩn có ích nên có giá trị dinh dưỡng cao hơn.


    - Ví dụ chế biến sắn giàu protein bằng cách cho nấm aspergillus hemebergii vào hỗn hợp bột sắn chế biến qua nước và nhiệt độ. Nấm sẽ phát triển trên hồ bột sắn tạo ra bột sắn giàu protein.

    • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

    Câu 1: Mục đích của chế biến thức ăn là:

    A. Làm tăng mùi vị.

    B. Tăng tính ngon miệng.

    C. Dễ tiêu hóa, khử bỏ chất độc hại.

    D. Tất cả đều đúng.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: D. Tất cả đều đúng.

    Giải thích : Mục đích của chế biến thức ăn là:

    - Làm tăng mùi vị.

    - Tăng tính ngon miệng.

    - Dễ tiêu hóa, khử bỏ chất độc hại – SGK trang 104

    Câu 2: Mục đích của dự trũ thức ăn là:

    A. Làm tăng mùi vị.

    B. Tăng tính ngon miệng.

    C. Giữ thức ăn lâu hỏng.

    D. Dễ tiêu hóa, khử bỏ chất độc hại.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: C. Giữ thức ăn lâu hỏng.

    Giải thích : Mục đích của dự trũ thức ăn là giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi – SGK trang 104

    Câu 3: Hạt đậu nành [đậu tương] sau khi làm chín sẽ giúp vật nuôi:

    A. Ăn ngon miệng hơn.

    B. Tiêu hóa tốt hơn.

    C. Khử bỏ chất độc hại.

    D. Cả A, B và C đều sai.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: B. Tiêu hóa tốt hơn.

    Giải thích : [Hạt đậu nành [đậu tương] sau khi làm chín sẽ giúp vật nuôi tiêu hóa tốt hơn – SGK trang 104]

    Câu 4: Thức ăn nhiều tinh bột đem ủ với men rượu sẽ giúp cho vật nuôi:

    A. Ăn ngon miệng hơn.

    B. Tiêu hóa tốt hơn.

    C. Khử bỏ chất độc hại.

    D. Cả A, B và C đều sai.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: A. Ăn ngon miệng hơn.

    Giải thích : [Thức ăn nhiều tinh bột đem ủ với men rượu sẽ giúp cho vật nuôi ăn ngon miệng hơn – SGK trang 104]

    Câu 5: Thức ăn xanh của vụ hè xuân, vật nuôi không ăn hết, người ta dùng để:

    A. Phơi khô dự trữ đến mùa đông.

    B. Ủ xanh làm phân bón.

    C. Ủ xanh làm thức ăn dự trữ đến mùa đông

    D. Cả A và C đều đúng.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: D. Cả A và C đều đúng.

    Giải thích : Thức ăn xanh của vụ hè xuân, vật nuôi không ăn hết, người ta dùng để:

    - Phơi khô dự trữ đến mùa đông.

    - Ủ xanh làm thức ăn dự trữ đến mùa đông – SGK trang 104

    Câu 6: Có mấy phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi?

    A. 2

    B. 3.

    C. 4.

    D. 5.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: B. 3.

    Giải thích : Có 3 phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi:

    - Phương pháp vật lý

    - Phương pháp hóa học

    - Phương pháp vi sinh học – SGK trang 104

    Câu 7: Trong các phương pháp chế biến thức ăn sau, phương pháp nào là phương pháp vật lí?

    A. Ủ men.

    B. Kiềm hóa rơm rạ.

    C. Rang đậu.

    D. Đường hóa tinh bột.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: C. Rang đậu.

    Giải thích : [Trong các phương pháp chế biến thức ăn, phương pháp vật lí là: Rang đậu – xử lý bằng nhiệt – Hình 66 SGK trang 105]

    Câu 8: Với các thức ăn hạt, người ta thường hay sử dụng phương pháp chế biến nào?

    A. Nghiền nhỏ.

    B. Cắt ngắn.

    C. Ủ men.

    D. Đường hóa.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: A. Nghiền nhỏ.

    Giải thích : [Với các thức ăn hạt, người ta thường hay sử dụng phương pháp chế biến nghiền nhỏ – SGK trang 105]

    Câu 9: Trong các phương pháp chế biến thức ăn sau, phương pháp nào là phương pháp hóa học?

    A. Nghiền nhỏ.

    B. Cắt ngắn.

    C. Ủ men.

    D. Đường hóa.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: D. Đường hóa.

    Giải thích : [Trong các phương pháp chế biến thức ăn, phương pháp hóa học là: Đường hóa – SGK trang 105]

    Câu 10: Các phương pháp dự trữ thức ăn gồm:

    A. Làm khô.

    B. Ủ xanh.

    C. Cả A và B đều đúng.

    D. Cả A và B đều sai.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: C. Cả A và B đều đúng.

    Giải thích : [Các phương pháp dự trữ thức ăn gồm:

    - Làm khô.

    - Ủ xanh – SGK trang 106]

    Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 7 có đáp án hay khác:

    Xem thêm các loạt bài Để học tốt Công nghệ 7 hay khác:

    Giới thiệu kênh Youtube VietJack

    • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

    • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

    Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

    Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

    Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

    Loạt bài Giải bài tập Công nghệ 7 | Soạn Công nghệ lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Công nghệ lớp 7.

    Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

    ly-thuyet-trac-nghiem-cong-nghe-7.jsp

    Video liên quan

    Chủ Đề