Torn ligament là gì

Chấn thương đứt dây chằng chéo trước gối [ACL] xảy ra khi người bệnh đổi hướng chuyển động đột ngột khiến dây chằng chéo bị căng, đứt một phần hoặc toàn bộ, gây cảm giác đau và khó đi lại. Người bệnh có thể nhận biết chấn thương thông qua dấu hiệu gì và có những phương pháp điều trị nào?

Chấn thương đứt dây chằng chéo trước là gì?

Chấn thương đứt dây chằng chéo trước là tình trạng dây chằng bị đứt một phần hoặc toàn bộ khi người bệnh thay đổi chuyển động đột ngột, vấp hoặc ngã làm dây chằng chéo bị căng. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau và khó di chuyển, đi lại. [1]

Dây chằng chéo trước [Anterior cruciate ligament ACL] là một dải các mô có nhiệm vụ kết nối xương đùi và xương ống chân, giữ các xương trong đầu gối được ổn định, không bị xô lệch.

Đây là một trong những chấn thương thường gặp nhất trong thể thao, đặc biệt là với cầu thủ bóng đá. Một nghiên cứu cho thấy, mỗi năm ở Hoa Kỳ có 95.000 trường hợp đứt dây chằng chéo. Tại Việt Nam, con số thống kê về tình trạng này chưa chính xác nhưng là một nước có khá nhiều câu lạc bộ bóng đá và tình hình giao thông phức tạp thì tỷ lệ gặp chấn thương này được dự báo là sẽ khá cao. [2]

BS.CKII Vũ Tú Nam chia sẻ, tại Trung tâm Phẫu thuật khớp Y học thể thao BVĐK Tâm Anh, Hà Nội, các bác sĩ đã thăm khám và điều trị cho hơn 200 trường hợp chấn thương dây chằng chéo trước [Anterior cruciate ligament injury] gối mỗi năm. Tùy theo mức độ tổn thương dây chằng chéo, tình trạng khớp gối, độ tuổi và nhu cầu của người bệnh bác sĩ sẽ có các chỉ định điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật phù hợp.

Nguyên nhân dẫn đến tổn thương dây chằng chéo trước gối

BS.CKII Vũ Tú Nam cho biết, đứt dây chằng chéo trước thường xảy ra do các nguyên nhân sau:

  • Thay đổi chuyển động một cách đột ngột;
  • Nhảy từ trên cao xuống, tiếp đất bất ngờ;
  • Bị tác động, va chạm mạnh trực tiếp vào đầu gối;
  • Tai nạn lao động, tai nạn giao thông gây ra những chấn thương ở đầu gối, ảnh hưởng đến dây chằng chéo.

Ai có thể bị đứt dây chằng chéo trước gối?

Chấn thương dây chằng chéo trước đầu gối thường gặp ở người chơi bóng đá, bóng rổ, quần vợt, bóng chuyền khi đột ngột thay đổi hướng chạy hoặc gặp các tai nạn trẹo đầu gối khiến dây chằng chéo bị đứt.

Bên cạnh đó, một số đối tượng khác có nguy cơ cao bị chấn thương gồm:

  • Nữ giới: Sự khác biệt về mặt giải phẫu học, cơ bắp và nội tiết tố khiến nữ giới dễ gặp các chấn thương ở đầu gối. [3]
  • Chọn mang giày dép không vừa chân, di chuyển dễ vấp ngã.
  • Thực hiện tập luyện thể dục, thể thao bằng các thiết bị chất lượng kém, dễ hư hỏng dẫn đến dễ gặp chấn thương.

Cảnh báo!!! Chấn thương dây chằng chéo đầu gối rất hay xảy do đầu gối là vị trí chịu áp lực lớn nhất khi sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt đối với người chơi thể thao chuyên nghiệp lẫn không chuyên thì tần suất gặp chấn thương này là rất cao.

Dấu hiệu nhận biết

Theo BS.CKII Vũ Tú Nam, người bệnh có thể nhận biết dấu hiệu ban đầu khi dây chằng chéo trước bị đứtthông qua tiếng nổ, tiếng kêu lục cục ở đầu gối [4]. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp chấn thương đều có dấu hiệu này, nên thậm chí người bệnh cũng không biết mình mình đã bị đứt dây chằng chéo.

Một số triệu chứng khác của tình trạng chấn thương dây chằng ACL:

  • Đau nhức: Sau chấn thương, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức dọc theo đường khớp gối. Khi cố gắng đứng thẳng, chân người bệnh càng đau nhức dữ dội do chịu nhiều áp lực.
  • Sưng tấy quanh đầu gối: Triệu chứng này xảy ra trong vòng 24 giờ đầu tiên kể từ khi gặp chấn thương.
  • Đi lại, di chuyển khó khăn: Người bệnh có thể cảm giác như khớp gối lỏng lẻo so với bình thường, cố gắng đứng thẳng và di chuyển rất khó khăn.

Những trường hợp người bệnh chủ quan, xem nhẹ các triệu chứng sau chấn thương mà không điều trị, hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến teo cơ, gây teo đùi. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng bất thường ở đầu gối, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết góp phần cho việc chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác, từ đó có hướng điều trị phù hợp nhất.

Biến chứng có thể gặp phải

Khi bị chấn thương đứt dây chằng ACL, người bệnh có nguy cơ cao mắc các bệnh lý ở khớp đầu gối. Kể cả với trường hợp người bệnh đã phẫu thuật tái tạo lại dây chằng thì vẫn có nguy cơ mắc các bệnh này.

BS.CKII Vũ Tú Nam cho biết, đứt dây chằng chéo trước khiến cho phần sụn chêm bị rách, sụn khớp bị tổn thương, mâm chày bị lệch ra phía trước gây mất vững khớp gối, người bệnh đau đớn, ảnh hưởng đến chức năng vận động Đáng nói hơn cả, đây là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gối và cuối cùng là biến chứng thoái hóa khớp gối.

Phương pháp chẩn đoán

Để xác định vị trí chấn thương ở đầu gối, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số bài kiểm tra bằng cách uốn cong đầu gối ở những góc nhất định, sau đó dùng tay đặt lên vùng xương chân, xoay chân nhẹ nhàng. Nếu có bất kỳ vị trí xương nào di chuyển bất thường, lệch khỏi vị trí ban đầu thì có thể người bệnh đã bị đứt dây chằng chéo trước.

Người bệnh cũng có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm, chụp chiếu để quá trình chẩn đoán bệnh được chính xác hơn:

  • Chụp X-quang: Các mô mềm như dây chằng chéo và gân không thể nhìn thấy trên X-quang, nhưng nhờ phương pháp này bác sĩ có thể loại trừ được trường hợp người bệnh bị gãy xương.
  • Chụp cộng hưởng từ [MRI] hoặc siêu âm: Các chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng này cho thấy rõ nét mô mềm, xương và cả mức độ tổn thương dây chằng chéo trước.[5]
  • Nội soi khớp: Phương pháp này sử dụng công cụ nội soi khớp đưa vào bên trong khớp người bệnh qua một vết rạch da nhỏ. Hình ảnh của khớp sẽ hiển thị rõ nét trên màn hình. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ xác định loại chấn thương người bệnh gặp phải, mức độ chấn thương và có phương pháp khắc phục hữu hiệu.

Phương pháp điều trị chấn thương dây chằng chéo khớp gối trước

BS.CKII Vũ Tú Nam chia sẻ, khi bị đứt dây chằng chéo trước, phương pháp điều trị phù hợp nhất chính là phẫu thuật càng sớm càng tốt. Theo đó, thời gian thích hợp nhất là trong khoảng từ 7-60 ngày sau khi dây chằng bị đứt.

Trường hợp người bệnh là vận động viên, bị đứt dây chằng chéo nặng nhưng vẫn muốn tiếp tục hoạt động tập luyện, chơi thể thao của mình, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước. Bác sĩ có thể dùng một sợi gân nào đó của người bệnh để thay cho dây chằng chéo trước.

Sau phẫu thuật, nếu kết hợp các bài tập vật lý trị liệu cùng các phương pháp phục hồi chức năng khác theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể chơi thể thao trở lại sau 12 tháng. Tuy nhiên, cách làm này có thể khiến cho chân bệnh nhân yếu đi, thời gian phục hồi kéo dài và khả năng chơi thể thao trở lại chỉ còn khoảng 55-60%.

Chính vì thế, bác sĩ có thể chọn một phương pháp khác ưu việt hơn là loại bỏ dây chằng chéo đã bị đứt, thay thế bằng một dây chằng nhân tạo khác bằng chất liệu có độ chịu lực cao để vừa bảo toàn các sợi gân khác cho người bệnh vừa mang đến hiệu quả tốt. Người bệnh có thể đi lại bình thường ngay sau mổ và chơi thể thao lại sau 6 tháng.

Tham khảo:

  • Khi nào cần phẫu thuật dây chằng chéo đầu gối?

Thao tác chuẩn bị mảnh ghép cho dây chằng trong phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng

Bên cạnh phẫu thuật, người chấn thương đứt dây chằng chéo trước còn được điều trị bổ trợ bằng một số phương pháp trước, trong và sau phẫu thuật như:

  • Chườm đá lên đầu gối, kê cao chân và nghỉ ngơi, hạn chế áp lực dồn lên đầu gối. Có thể giảm sưng bằng cách quấn băng thun quanh đầu gối hoặc dùng nạng để giải phóng sức nặng cơ thể khỏi đầu gối.
  • Điều trị bằng các loại thuốc chống viêm có tác dụng giảm triệu chứng đau và sưng cho người bệnh. Trong trường hợp đau dữ dội, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định tiêm steroid vào đầu gối. Khuyến cáo người bệnh không nên tự ý dùng thuốc, hoặc dùng thuốc quá liều mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Nẹp đầu gối được sử dụng trong một số trường hợp chấn thương dây chằng chéo trước gối để hỗ trợ người bệnh chạy hoặc tập luyện, chơi thể thao mà không làm tăng mức độ tổn thương.
  • Sau phẫu thuật, người bệnh cũng được chỉ định thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để đầu gối hoạt động bình thường. Các bài tập kết hợp tăng cường cơ bắp vùng lân cận đầu gối, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục vận động sau chấn thương

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến công đoạn khởi động trước khi tập luyện, chơi thể thao để ngăn ngừa nguy cơ chấn thương. Cuối cùng, bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, ăn uống khoa học, bổ sung thực phẩm tăng độ khỏe mạnh và dẻo dai cho xương khớp để phòng tránh các tổn thương xương khớp có thể xảy ra.

Cách phòng ngừa chấn thương dây chằng chéo khớp gối trước

BS.CKII Vũ Tú Nam chia sẻ, tập thể dục và chơi thể thao đúng cách có thể giúp giảm nguy cơ gặp chấn thương dây chằng chéo trước. Người chơi thể thao có thể tham khảo sự tư vấn của bác sĩ y học thể thao, nhà vật lý trị liệu hoặc huấn luyện viên thể thao để được hướng dẫn các bài tập phù hợp. Các bài tập đó có thể là:

  • Bài tập tăng cường cơ bắp chân, đảm bảo sự cân bằng tổng thể từ sức mạnh cơ chân.
  • Bài tập tăng cường sức mạnh vùng hông, xương chậu và bụng dưới.
  • Các kỹ thuật nhảy, xoay, chuyển hướng và tiếp đất an toàn, hạn chế chấn thương.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến công đoạn khởi động trước khi tập luyện, chơi thể thao để ngăn ngừa nguy cơ chấn thương nói chung và đứt dây chằng chéo trước nói riêng. Cuối cùng, bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, ăn uống khoa học, bổ sung thực phẩm tăng độ khỏe mạnh và dẻo dai cho xương khớp để phòng tránh các tổn thương xương khớp có thể xảy ra.

Dập dây chằng chéo trước là gì?

Dập dây chằng chéo trước là cách gọi dân gian của hiện tượng dây chằng ACL bị tổn thương ở mức độ nhẹ hoặc trung bình [chưa hoàn toàn bị đứt hẳn]. Lúc đó, khi chụp phim MRI, sẽ cho ra hình ảnh chụp trông bị mờ, các sớ căng giống như dây chằng bị dập [giập]. Các triệu chứng cũng giống như trên, bao gồm sưng viêm, tràn dịch Nếu hiểu chi tiết hơn, đây là hiện tượng dây ACL bị rách 1 phần!

Tiên phong trong việc cập nhật và ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất điều trị các bệnh lý/chấn thương cơ xương khớp, hệ thống BVĐK Tâm Anh còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, máy đo mật độ xương, máy siêu âm; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet để có thể phát hiện sớm các tổn thương và phẫu thuật điều trị thành công các bệnh lý về cơ xương khớp Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ tiên tiến hàng đầu thế giới, cụ thể như: Phẫu thuật thay xương; thay khớp khuỷu, khớp vai; phẫu thuật tái tạo và sửa chữa tổn thương đa dây chằng khớp gối; nối gân achilles [gân gót]

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Phẫu thuật Khớp Y học thể thao BVĐK Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
    • Hotline: 1800 6858
  • TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
    • Hotline: 0287 102 6789
  • Fanpage: //www.facebook.com/benhvientamanh
  • Website: //tamanhhospital.vn

Chấn thương đứt dây chằng chéo trước nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể khiến người bệnh đau đớn, khó chịu và nguy cơ mắc bệnh lý viêm xương khớp, giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Video liên quan

Chủ Đề