Tổ sân khấu là ai

Theo bài viết "Vì sao có ngày giỗ Tổ sân khấu?" đăng trên báo Thể Thao Văn Hóa số ra ngày 12.9.2010, NSND Đinh Bằng Phi cho biết, trên bàn thờ tổ hát bội có thờ tượng hai em bé mà theo truyền thuyết là hai hoàng tử. Vì hiếm muộn nên để tạ ơn trời đất đã ban cho mình hai đứa con, nhà vua bèn lập đoàn hát biểu diễn trong cung ca ngợi công ơn trời đất để tỏ lòng thành của mình. Không ngờ hai hoàng tử lại quá ham coi hát, thường xuyên trốn trong buồng coi hát và chết luôn trong buồng hát vào ngày 12/8 Âm lịch. Người nghệ sĩ mượn hai vị hoàng tử này làm hai vị thần phù hộ cho nghề hát và ngày mất của hai vị trở thành ngày giỗ Tổ.

Đông đảo nghệ sĩ đến cúng Tổ

Tuy nhiên, nếu theo câu chuyện NSND Đinh Bằng Phi thì hai vị hoàng tử ấy chỉ là "khán giả" chứ không phải "ông tổ". Vì "Tổ nghiệp" phải là người đầu tiên của nghề đó. Còn chuyện hai vị hoàng tử ấy vì quá mê xem hát mà chết ngày 12.8 âm lịch chỉ là lý do ca ngợi cái nghề sân khấu mà thôi. Mặt khác, vua cha thành lập đoàn hát chứng tỏ những nghệ sĩ hát phải có trước. Vậy tổ nghiệp của sân khấu trước nữa là ai?

Cũng vì hoạt động sân khấu, nên tôi được biết giới nghệ sĩ trước đây có một điều cấm kỵ là không được bố thí tiền cho ăn mày, mà phải mua cái bánh, tô phở "trân trọng" mời ăn mày. Còn nếu rất muốn cho tiền, thì phải mượn tay người khác không cùng nghề đi cùng mình để bố thí, chứ không được trực tiếp đưa tiền, và thường thì số tiền cho ấy không phải tiền lẻ. Còn nếu không muốn cho, thì sẽ nói: "ông ơi, con là nghệ sĩ, ông thông cảm cho con". Và những người ăn mày lập tức hiểu điều đó, họ không nài nỉ và đi chỗ khác. Tại sao có chuyện này, hiện chưa ai lý giải được. Chỉ biết rằng nếu trực tiếp cho tiền sẽ bị "Tổ trác" vì cái tội dám coi thường nghề của mình: ăn mày.

Nếu ta suy luận logic thì sẽ thấy cái nghề sân khấu xuất thân từ ăn mày có vẻ hợp lý. Vì từ thời vua chúa, người dân phải lao động vất vả, tạo ra một cái nghề. Còn những người mất sức lao động chân tay phải đi ăn xin. Tuy nhiên, họ không muốn "xin không" mà phải bỏ sức lao động để không phải "nợ nần" ai, bằng cách đem "lời ca tiếng hát của mình" ra ngồi hát đầu đình xó chợ, xin "ông đi qua bà đi lại". Rồi muốn kiếm nhiều tiền hơn, họ phải diễn tuồng, vợ chồng con cái phải tự xây dựng kịch bản, tự diễn. Các nội dung thường là tiết mục hài diễu chế độ phong kiến, những bức xúc của dân đen. Cũng cần phải nói thêm, trong thời vua chúa, chỉ có anh hề mới được chế nhạo vua. Vì có nói gì đi nữa, thiên hạ cũng bảo là lời của "thằng hề", không chấp. Và vì diễn tuồng nên đôi lúc, con phải đóng vai vua, cha đóng vai dân, bị vua ra lệnh chém đầu... Họ diễn hay đến mức người xem nhập tâm vào nhân vật, rơi nước mắt và và tức tối chửi những đứa con đóng vai vua đó là "loại bất hiếu" hay "đồ xướng ca vô loại". Như vậy câu "xướng ca vô loại" không có nghĩa là "chỉ giỏi cái hát hò chứ chẳng ra thể thống gì" mà là thành quả lao động của những vai phản diện trên sân khấu. Và nếu ta ráp câu chuyện của NSND Đinh Bằng Phi vào "phần tiếp theo" thì lý do chọn ngày 12.8 âm lịch thì có vẻ hợp lý và logic.

Những nghệ sĩ tự dâng mâm quả của mình lên bàn thờ tổ

Hiện nay ở một số sân khấu nhà hàng, thù lao chủ yếu là "tiền boa", giống như ngày xưa những nghệ sĩ ăn mày kiếm sống. Thậm chí có những nơi tiền boa nhiều hơn catxe, và đời nghệ sĩ vẫn phải vui vẻ chấp nhận vì đó là nghiệp. Nếu nghệ sĩ nào không nhận, thì để lại cho ban nhạc phía sau, chứ không được phép từ chối.

Còn hằng năm, cứ đến giữa tháng 8 âm lịch là dịp các nghệ sĩ sân khấu dành hết tình cảm của mình cho tổ nghiệp. Cách làm là một sân khấu nào đó hô lên ngày ấn định tổ chức, các nghệ sĩ sau khi diễn đêm về tụ tập đến đó, người mang thùng beer, người mang heo quay, trái cây đến nhang khói cúng tổ rồi liên hoan giao lưu gặp gỡ nhau. Rồi hôm khác, nơi khác tổ chức, đúng nghĩa là tuần lễ của sân khấu. Ban đầu ngày giỗ tổ chỉ dành cho giới cải lương, hát bội, tuồng chèo. Nhưng về sau này giới nhạc Tân cũng xem đây là ngày giỗ tổ của mình. Cho đến năm 2010, Hội Sân khấu TP.HCM đã công bố quyết định của Ban Bí thư, Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc chọn ngày 12/8 âm lịch [cũng là ngày giỗ Tổ truyền thống của ngành sân khấu] làm Ngày Sân khấu Việt Nam. Đây là một quyết định chính thức hợp với nguyện vọng của các nghệ sĩ sân khấu vốn vất vả với nghề yêu quý của mình./.

Tất cả nghệ sĩ khi bước vào nghề này đều tin rằng ở trên đầu luôn có ông Tổ. Và khi được ông Tổ chọn có nghĩa là bạn sẽ phải gắn bó với nghiệp này suốt đời dù con đường có lắm chông gai và sự nổi tiếng vốn dĩ là điều rất mơ hồ.

Điều đáng nói là dù hàng ngày vẫn thắp hương thành kính trước khi bước lên sân khấu nhưng không ít nghệ sĩ cũng chẳng biết ông Tổ của mình là ai bởi xung quanh đó tồn tại quá nhiều giai thoại.

Câu chuyện được kể nhiều nhất là về một vị vua vì khó có con nên hàng ngày khẩn cầu trời phật ban phúc. Cứ mỗi khi làm lễ lại có người đóng vai thần linh bay trên trời vừa múa vừa hát.

Lòng thành lâu ngày cũng được chứng giám, hoàng hậu thai nghén và sinh ra hai người con trai. Từ đó mỗi năm nhà vua đều cho làm lễ để tạ ơn trời phật.

Lâu dần thành quen, hai hoàng tử lớn lên thích xem hát đến quên ăn quên ngủ, rồi trở nên gầy còm, ốm yếu. Thương con, vua cha cấm không cho xem hát nữa.

Nhưng vì mê quá, hai hoàng tử đã lén chui vào xó buồng nghe hát. Chỗ khuất quá nên không ai để ý, tới lúc tìm ra cả hai đã qua đời.

Nhưng dù đã về bên kia thế giới, thỉnh thoảng họ vẫn hiện về để xem hát nên con hát quyết lập bàn thờ, phụng kính là Tổ.

Một truyền thuyết khác lại kể rằng, ông Tổ sân khấu là một hoàng tử vì mê sân khấu nên trốn vua cha, chui vào bộng cây vong để theo gánh hát rồi không may chết cháy trong đó. Tượng của ông sau này được làm bằng cây vông, đó cũng là lý do giới nghệ sĩ kiêng mang guốc vông.

Câu chuyện khác cũng có liên quan đến những vị hoàng tử. Ba người có cái tên lần lượt là Càn, Chơn và Chất. Vì mê xem hát, cả ba đã nghĩ ra cách dùng quả thị làm ám hiệu để trốn vua cha.

Một ngày nọ, không rõ vì lẽ gì, chỉ có Chơn và Chất đi xem hát, trên đường về, hai hoàng tử mắc một trận mưa lớn và chết vì quá lạnh. Hoàng tử Càn lên ngôi nhưng ông làm vua chẳng được bao lâu.

Vì thương nhớ hai em và mê hát, ông đã bỏ cung đình và tìm người lập gánh hát. Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang, mùa mưa bão chẳng ai thuê nên gánh rã.

Gom tài sản vào hai chiếc thúng, hoàng tử Càn gánh đi nhưng đất trời khắc nghiệt, ông gục ngã khi quá kiệt sức. Nghe đâu trước khi qua đời, ông còn gọi tên hai em.

Ở nơi ông mất, nhiều người nói họ nhìn thấy bóng hình của ba anh em ôm nhau trong hương thơm ngào ngạt của quả thị. Lúc sống mê hát, lúc chết vẫn nguyên như thế. Họ tìm đến những gánh hát để tá túc và giúp đỡ con hát.

Sau này, người ta thường lấy ngày hoàng tử Càn mất để làm ngày tưởng nhớ ba anh em và xem họ là Tổ nghề.

Cũng có giai thoại cho rằng ông Tổ sân khấu xuất thân là ăn mày, ăn cướp... Thế nên, các nghệ sĩ rất ngại cho tiền người ăn xin vì sợ mạo phạm.

Nếu thấy người ta nói quá, có thể giải thích: "Ông ơi, ông thông cảm, con là nghệ sĩ". Hoặc có thể nhờ người khác không làm nghề giúp.

Và cũng vì có Tổ là ăn xin nên những người nghệ sĩ thường không than vãn về những sóng gió phải trải qua, chuyện nhận lại ít hay nhiều là do phúc phần.

Có những nghệ sĩ dù cả đời chẳng được một lần điểm mặt nhớ tên, họ vẫn cần mẫn và say sưa với con đường đã chọn mà không một lời oán thán.

Vì sao lại có nhiều câu chuyện đến thế?

Để trả lời cho câu hỏi này, NSND Bằng Phi đã giải thích, đây chỉ là một cách để duy trì sự tôn ti, trật tự và thái độ làm nghề nghiêm túc của người nghệ sĩ.

Sau này, ông Tổ của sân khấu còn là những người đã đóng góp thầm lặng như thợ mộc, thợ may, thợ rèn... Họ được gom chung là là thập nhị công nghệ.

Vậy đó, giai thoại về ông Tổ của ngành sân khấu còn rất nhiều điểm chưa được chứng thực nhưng dù thế nào đi nữa, đó cũng là lời nhắc về nguồn gốc cho những người làm nghệ thuật.

Cho tới thời điểm này, có rất nhiều người đã được ông Tổ lựa chọn và cho một cái nghề nhưng đi được tới đâu cũng là do sự cố gắng của họ. Người cần mẫn thì được thương, được độ, kẻ xấc láo thì muôn đời dậm chân tại chỗ.

Những điều khó tin về nữ biên tập viên khỏe nhất VTV

Video liên quan

Chủ Đề