Tiền xã hội hóa giáo dục mầm non

Thực hiện theo các văn bản, chỉ đạo từ HĐND - UBND tỉnh, Sở GD&ĐT Nam Định, huyện Hải Hậu yêu cầu các nhà trường trên địa bàn trước khi thu phải có dự toán chi tiết thu, chi từng khoản. Mức thu không vượt quá mức thu tối đa quy định tại Nghị quyết số 17/2021 của HĐND tỉnh Nam Định. Trước khi thực hiện thu phải báo cáo và được sự đồng ý của cơ quan chủ quản trực tiếp.

Một trong những nội dung quan trọng thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân đó là công tác xã hội hóa giáo dục. Ngày 4/6/2019, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35 về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2025.

"Trong năm học 2022-2023 này, dù dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, song việc phục hồi kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, các cơ sở giáo dục phải tính toán kỹ lưỡng việc huy động cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương; nghiêm cấm việc đặt ra các khoản thu trái quy định" - bà Lưu Thị Nghiêm nhấn mạnh.

Cô trò Trường Tiểu học Hải Anh cùng nhau tới trường sau thời gian nghỉ dịch.

Ngoài ra, căn cứ vào kế hoạch hoạt động năm học và dự toán ngân sách được cơ quan nhà nước giao, cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS xây dựng kế hoạch vận động tài trợ xin ý kiến UBND xã/thị trấn; sau đó báo cáo phòng GD&ĐT huyện phê duyệt. Trung tâm GDNN-GDTX xây dựng kế hoạch vận động tài trợ báo cáo phòng Tài chính - Kế hoạch huyện phê duyệt. Các trường phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tổ chức vận động tài trợ.

Sau khi vận động tài trợ, cơ sở giáo dục phải thành lập Tổ tiếp nhận tài trợ. Tổ này bao gồm: Thủ trưởng cơ sở giáo dục; kế toán; Ban đại diện cha mẹ học sinh hoặc đại diện Đoàn thanh niên, đại diện của cộng đồng dân cư trên địa bàn đặt trụ sở của cơ sở giáo dục [nếu có].

Tổ tiếp nhận tài trợ cần phổ biến, thông tin rộng rãi mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc của hoạt động tài trợ; cung cấp thông tin về thời gian, địa chỉ, tên và số tài khoản tiếp nhận tài trợ của cơ sở giáo dục; nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng các khoản tài trợ bằng hiện vật hoặc phi vật chất.

Đối với các khoản tài trợ bằng tiền, nhà trường phải mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi riêng số tiền được tài trợ; mở thêm một tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận đối với khoản tài trợ được chuyển khoản. Với khoản tài trợ bằng hiện vật, cơ sở giáo dục phối hợp với Tổ tiếp nhận tài trợ có trách nhiệm thực hiện các thủ tục nhận bàn giao, chuẩn bị mặt bằng, kho bãi để bảo quản hiện vật tài trợ đảm bảo thuận lợi, nhanh chóng...

Các khoản thu phải được niêm yết công khai tại đơn vị, thông báo rộng rãi trên hệ thống phương tiện truyền thông để nhân dân, cha mẹ học sinh biết và thực hiện. Các cơ sở giáo dục thực hiện giãn thu, không thu dồn vào đầu năm học gây khó khăn cho cha mẹ học sinh. Thủ trưởng các cơ sở giáo dục hoàn toàn chịu trách nhiệm về các khoản thu, chi. Phòng GD&ĐT huyện thường xuyên kiểm tra, ngăn ngừa tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục trực thuộc.

Xã hội hóa giáo dục là gì? Nhà trường thu tiền xã hội hóa giáo dục có đúng không?

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư, ngày mai phụ huynh gần nhà em được mời lên BGH để trao đổi về việc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp. [Theo như em được biết cả trường còn 3 nhà, trường đã bế giảng hôm nay, hôm trước em bị dọa không cho thi học kỳ nên em đã lên trường đóng nốt phần còn thiếu trừ khoản xã hội hóa giáo dục vì em thấy vô lý]. Khoản đóng góp như thế này:

– Gia đình được mời lên là các gia đình đã đóng góp hết tất cả các khoản trừ khoản 1.310.000 VNĐ có tên là Xã hội hóa giáo dục, được biết thu để lắp máy chiếu ở các phòng học. Khoản thu này xã nhờ trường thu hộ.

– Gia đình em chưa đóng, nhưng các gia đình đóng rồi theo con họ cũng như họ được biết không có biên lai, hóa đơn, chứng từ gì, đóng thì ký xác nhận vào danh sách.

– Thấy xã đó được tài trợ nhiều, trường mầm non, trạm xá xây mới hiện đại khang trang lắm, đường bê tông … nghe nói là được tài trợ vậy chắc là xã nghèo mới xin được nhiều. Khoản này chỉ thu ở trường cấp 2, từ lớp 6-lớp 9 bằng nhau là 1.310.000 đồng, theo em được biết, hiệu trưởng trường cấp 1 từ chối thu hộ xã khoản này, với lý do là đầu năm xã đã nhờ thu 700 000 hay 900 000 gì đó cũng có tên là Xã hội hóa giáo dục như thế nên cô đã không thu.

Luật sư cho em hỏi khoản thu này có đúng quy định của pháp luật không và nếu không thì nó có những dấu hiệu vi phạm pháp luật nào? Trong giấy mời họ có nói nếu gia đình không tham gia buổi họp ngày mai sẽ bị niêm yết công khai không chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, nhà nước.

Luật sư tư vấn:

Xã hội hóa giáo dục là việc vận động xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục, nhằm phát huy truyền thống hiếu học và tiềm năng con người trong quá trình xây dựng nền giáo dục hiện đại dưới sự quản lý của nhà nước để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao mức hưởng thụ giáo dục của nhân dân.

Xã hội hóa giáo dục tiếng Anh: Socialization of education

2. Nhà trường thu tiền xã hội hóa giáo dục có đúng không?

Nghị đinh số 69/2008/NĐ-CP Về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường quy định:

“Điều 14. Nguồn thu của cơ sở thực hiện xã hội hóa

1. Thu phí, lệ phí.

Cơ sở thực hiện xã hội hóa được tự quyết định mức thu trên cơ sở đảm bảo trang trải chi phí cần thiết cho quá trình hoạt động và có tích lũy để đầu tư phát triển.

2. Thu từ hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ khác.

3. Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi từ tiền gửi ngân hàng, trái phiếu.

4. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp [nếu có] bao gồm:

  1. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng;
  1. Kinh phí hỗ trợ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ;
  1. Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
  1. Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng người lao động;

đ] Các khoản tài trợ, hỗ trợ lãi suất;

  1. Khoản kinh phí khác.

5. Nguồn khác: viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng.”

“Điều 16. Trách nhiệm của cơ sở thực hiện xã hội hóa

1. Cơ sở thực hiện xã hội hóa phải đăng ký với cơ quan thuế khi hoạt động làm căn cứ xác định ưu đãi và nghĩa vụ về thuế.

2. Cơ sở thực hiện xã hội hóa phải tuân thủ theo điều lệ hoạt động, bảo đảm các điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, nhân lực, cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật để cung cấp cho xã hội các sản phẩm, dịch vụ đạt yêu cầu, tiêu chuẩn về nội dung và chất lượng.

3. Cơ sở thực hiện xã hội hóa có trách nhiệm thực hiện công khai mức thu phí, lệ phí theo từng dịch vụ, công khai hoạt động, công khai tài chính theo quy định của pháp luật, công khai mức hỗ trợ và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ [nếu có].

Định kỳ báo cáo tình hình hoạt động và tài chính của cơ sở gửi cơ quan quản lý ngành, cơ quan tài chính và cơ quan thuế cùng cấp theo quy định của pháp luật.

4. Cơ sở thực hiện xã hội hóa có trách nhiệm thực hiện yêu cầu về thanh tra, kiểm tra của cơ quan tài chính và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu cung cấp.

5. Cơ sở thực hiện xã hội hóa có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê; thực hiện kiểm toán hàng năm và công khai kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, khoản thu cho Xã hội hóa giáo dục là một khoản thu đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, về vấn đề lắp máy chiếu cho các phòng học thì cơ sở thực hiện việc thu sẽ là chính trường học đó chứ không phải do UBND cấp xã thu.

Khoản thu cho xã hội hóa giáo dục là hợp pháp, tuy nhiên hiện nay có nhiều cơ sở đang lợi dụng khoản thu này để thu nhiều khoản tiền bất hợp lý. Trong trường hợp của bạn, nếu bạn có những căn cứ chứng minh rằng khoản thu này của nhà trường là bất hợp lý, không thực sự nhằm mục đích xã hội hóa giáo dục thì bạn có thể làm đơn khiếu nại.

Chủ Đề