Hướng dẫn thêm phụ lục bổ sung cho hợp đồng

2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.

Phụ lục hợp đồng là một bộ phận bổ sung, có hiệu lực như một hợp đồng lao động. Doanh nghiệp sử dụng phụ lục hợp đồng trong việc sửa đổi, bổ sung một số điều khoản nhưng không được sửa đổi thời hạn hợp đồng.

Theo quy định trên, phụ lục hợp đồng được chia làm 02 loại:

  • Phụ lục hợp đồng như một phần bổ sung vào hợp đồng chính. Được quy định thêm một số điều khoản và thường lập song song với hợp đồng chính. Loại phụ lục này cũng quy định chi tiết các công việc triển khai, thời gian, số liệu, giai đoạn, ngày tháng,… theo hợp đồng chính một cách rõ ràng và chi tiết hơn.
  • Phụ lục hợp đồng nhằm bổ sung hoặc điều chỉnh một số quy định của hợp đồng đã được lập trước đó. Chủ yếu là sửa đổi những điều khoản của hợp đồng đã lập như: gia hạn hoặc rút ngắn thời hạn hợp đồng, điều chỉnh hoặc bổ sung một số danh mục công việc thực hiện, điều chỉnh tăng – giảm giá trị theo hợp đồng,…
    Các trường hợp phải lý phụ lục hợp đồng

Thực tế, việc thực hiện hợp đồng phát sinh khá nhiều vấn đề mà các bên không lường trước được. Nếu các bên muốn thống nhất ý kiến để tiếp tục thực hiện lao động; thì có thể thỏa thuận bằng phụ lục hợp đồng. Tùy theo mục đích mà sẽ có tên gọi khác nhau. Phụ lục gia hạn hợp đồng được dùng để điều chỉnh thời gian thực hiện hợp đồng. Phụ lục điều chỉnh hợp đồng được dùng để điều chỉnh một vài điều khoản hợp đồng như: thay đổi chủ thể hợp đồng, điều chỉnh giá trị hợp đồng,…

Phụ lục bổ sung hợp đồng là khi bổ sung thêm những điều khoản phát sinh sau như: hợp động vận chuyển không lường trước thời gian vận tải bị tắc đường khiến không giao nhận đúng hạn. Khi xảy ra phát sinh, các bên cùng thỏa thuận về hướng xử lý và thỏa thuận bổ sung vào hợp đồng để thực hiện vào lần sau. Các phụ lục khác như: phụ lục hợp đồng bổ sung hàng hóa, phụ lục hợp đồng tăng lương,…

Như vậy, chỉ có 02 trường hợp cần phải ký phụ lục hợp đồng là khi điều chỉnh bổ sung một số nội dung trong hợp đồng và khi quy định chi tiết các nội dung trong hợp đồng.

Xem thêm: Mẫu danh sách tăng lương

3. Cần lưu ý những điều gì khi lập phụ lục hợp đồng?

3 lưu ý khi lập phụ lục hợp đồng

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14, doanh nghiệp cần lưu ý 03 điều sau khi lập phụ lục hợp đồng:

– Một, phụ lục không được chỉnh sửa thời hạn của hợp đồng lao động

Đây là một nội dung rất mới của Bộ Luật Lao động 45/2019/QH14. Trước đây, tại Nghị định số 05/2015/NĐ-CP cho phép các bên thực hiện ký kết phụ lục hợp đồng nhằm chỉnh sửa thời hạn của hợp đồng lao động. Tuy nhiên, không được làm thay đổi nội dung hợp đồng đã giao kết.

Từ năm 2021 trở đi, thì mỗi bên phải thực hiện hợp đồng lao động theo thời hạn đã giao kết nhưng không được thỏa thuận thay đổi hợp đồng bằng điều khoản bổ sung.

– Hai, phụ lục quy định chi tiết các điều khoản của hợp đồng lao động; phải đảm bảo không dẫn đến cách hiểu mâu thuẫn với nội dung tại hợp đồng lao động.

Nếu gây nhầm lẫn hoặc tạo ra một cách hiểu sai lệch thì áp dụng theo nội dung hợp đồng lao động được ký kết ban đầu.

– Ba, các điều khoản và phụ lục được sửa đổi, bổ sung của hợp đồng lao động phải nêu cụ thể nội dung và thời điểm có hiệu lực các điều khoản được sửa đổi, bổ sung.

4. Khi thay đổi mức lương có phải ký lại phụ lục hợp đồng lao động hay không?

4.1 Tăng lương lao động nên lập phụ lục hợp đồng hay hợp đồng lao động mới?

Về bản chất, phụ lục hợp đồng có hiệu lực pháp lý như hợp đồng lao động. Trong trường hợp người lao động được tăng lương; để điều chỉnh nội dung điều khoản về tiền lương lao động; doanh nghiệp không nhất thiết phải ký hợp đồng lao động mới mà có thể chọn việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động.

Mỗi cách đều có ưu và nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, việc ký phụ lục tăng lương cho người lao động sẽ đơn giản và dễ thực hiện hơn. Cụ thể,

Ký hợp đồng lao động mới Ký phụ lục hợp đồng tăng lương ƯU ĐIỂM – Mang tính ràng buộc giữa các bên liên quan.

– Có thể dựa trên hợp đồng lao động cũ để soạn thảo nhanh hơn. Chỉ cần chỉnh sửa nội dung tiền lương, các nội dung còn lại giữ nguyên.

– Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như một hợp đồng lao động chính

– Nội dung ngắn gọn, súc tích, đảm bảo đầy đủ thông tin của các bên. Ghi cụ thể nội dung điều khoản chỉnh sửa và bổ sung thời điểm có hiệu lực.

– Pháp luật không quy định về số lượng phụ lục phải lập.

NHƯỢC ĐIỂM – Phải lập ít nhất 02 bản hợp đồng: 01 bản người lao động giữ; 01 bản người sử dụng lao động giữ.

– Nội dung hợp đồng mới khá dài. Do chỉ chỉnh sửa phần tiền lương còn các nội dung khác được ghi nhận lại.

Chủ Đề