Tiền tỉ chống trượt đầu ra ngoại ngữ tại đh công nghiệp hà nội

Mới đây, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội gửi đến VTC News văn bản kết luận về việc sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội phải đóng tiền chống trượt 1,9 triệu đồng để đạt chuẩn đầu ra môn tiếng Anh.

Theo văn bản, khoa Ngoại ngữ của Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức các lớp học bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên khi chưa được nhà trường phê duyệt đề án. 

  Xôn xao gói thi chống trượt tiếng Anh tại Đại học Công nghiệp Hà Nội. [Ảnh: Lao động]

Ông Hoàng Ngọc Tuệ - Trưởng khoa Ngoại ngữ bị cảnh cáo do chưa tuân thủ quy trình khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý, để cá nhân thuộc quyền quản lý, phụ trách vi phạm nghiêm trọng quy định nhà giáo trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường. 

Còn bà Phạm Tố Linh - giảng viên hợp đồng khoa Ngoại ngữ của trường cũng chưa tuân thủ nghiêm túc quy trình, quy định chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện nghề nghiệp, có một số phát ngôn chưa chuẩn mực, làm ảnh hưởng đến uy tín của trường và hình ảnh của nhà giáo. Bà Linh bị chấm dứt hợp đồng giảng dạy, nhưng được tạo cơ hội làm việc ở vị trí khác nếu có nhu cầu.

 Đại học Công nghiệp Hà Nội - nơi xảy ra vụ việc nộp tiền chống trượt tiếng Anh. [Ảnh: Lưu Ly] 

Bà Nguyễn Thị Lệ Thủy - giảng viên khoa Ngoại ngữ do triển khai công việc chưa phù hợp dẫn đến dễ gây hiểu sai chủ trương của khoa và trường nên bị kiểm điểm, phê bình.

Đại học Công nghiệp cũng kiểm điểm, phê bình, hạ bậc đánh giá các cán bộ quản lý Khoa Ngoại ngữ, Phòng Đào tạo, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Thanh tra giáo dục do thiếu kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo của Khoa Ngoại ngữ.

Ngoài ra, tập thể, cá nhân lãnh đạo Đại học Công nghiệp Hà Nội cũng phải thực hiện kiểm điểm trước lãnh đạo Bộ Công Thương.

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cũng cho biết sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nghiêm túc, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động của trường; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ quản lý, giảng viên, người lao động về quy định đạo đức nhà giáo, quy chế làm việc, quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục đào tạo.

Trước đó, báo Lao Động phản ánh sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội phải đóng tiền chống trượt kỳ thi cấp chứng chỉ đầu ra môn tiếng Anh. Theo đó, các giảng viên đến từ khoa Ngoại ngữ của trường sẽ thu tiền rồi dạy sinh viên học thuộc lòng bộ đề thi cho sẵn. Vấn đề đáng chú ý là, những sinh viên không đăng ký khóa học chống trượt 1,9 triệu đồng/người chắc chắn trượt dù giỏi tới đâu.

Trước thông tin trên Bộ Công thương đã lập tổ xác minh.

Ngày 20/12, Thanh tra Bộ kết luận Trưởng khoa Ngoại ngữ Đại học Công nghiệp Hà Nội đã tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên không chuyên ngoại ngữ tại trường trong khi đề án, chương trình học bổ sung kiến thức chưa được hiệu trưởng phê duyệt. Trưởng khoa tự quyết định thành lập lớp, sử dụng danh nghĩa và cơ sở vật chất của nhà trường, đưa ra mức thu không có cơ sở, thu tiền của sinh viên không có phiếu thu.

Bên trong một phòng thi “chống trượt” của Đại học Công nghiệp Hà Nội. [Ảnh qua LaoDong.vn]

Sẽ xử lý nghiêm!


  • Máy đọc sách kindle giá SHOCK!

  • Máy tính bảng giá SHOCK!

>>> Đầu ra ngoại ngữ ở ĐH Công nghiệp Hà Nội: Đi thi để diễn, đóng tiền “chống trượt”

Những ngày qua, loạt bài phản ánh của Báo Lao Động về những tiêu cực trong kỳ thi chuẩn đầu ra ngoại ngữ tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã nhận được sự quan tâm lớn của dư luận.  

Theo đó, thay vì nâng cao chất lượng để đáp ứng chuẩn đầu ra môn tiếng Anh được quy định khắt khe bởi Bộ GDĐT, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã tạo dựng các kỳ thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ đầy dối trá.

“Tàn nhẫn” ở chỗ, sinh viên nào không chịu đóng khoản phí “chống trượt” 1,9 triệu đồng/người thì sẽ “auto trượt” – như cách nói của sinh viên, hoặc sẽ “bị chấm theo cách khác” – như thừa nhận của chính các giảng viên.

Những sinh viên đóng tiền chống trượt thì được biết trước đến 80% đề thi chính thức, học thuộc lòng đáp án, thậm chí được cả giảng viên nhắc bài trong phòng thi.

Ngay sau bài phản ánh của Báo Lao Động, Bộ Công thương đã thành lập đoàn kiểm tra thông tin báo nêu. Đoàn kiểm tra gồm Thanh tra Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ và một số phòng, ban chức năng của Bộ Công Thương.  

Quan điểm của Bộ Công Thương là sẽ xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức nếu có sai phạm.

Ngày 23.11, trao đổi với Báo Lao Động, ông Nguyễn Huy Bằng – Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ này cũng đã thành lập đoàn thanh tra để xác minh những thông tin báo nêu về  tiêu cực trong kỳ thi chuẩn đầu ra ngoại ngữ tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Theo ông Bằng, chiều 23.11, đoàn thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bắt đầu làm việc tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trên tinh thần nghiêm túc. Khi có kết luận cuối cùng, Bộ sẽ thông tin đến Báo Lao Động và công luận.

Đình chỉ 2 giảng viên

Ở diễn biến khác, Đại học Công nghiệp Hà Nội vừa có công văn phản hồi liên quan đến loạt bài “Tiền tỉ chống trượt đầu ra ngoại ngữ tại Đại học Công nghiệp Hà Nội” đăng tải trên Báo Lao Động.

Trong công văn gửi đến Báo Lao Động của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có đoạn: “Nhà trường cảm ơn Báo Lao Động đã phản ánh một số nội dung liên quan đến công tác đào tạo của trường. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội xin cầu thị, nghiêm túc tiếp thu và thông tin về việc giải quyết những nội dung trên Báo Lao Động”.

Nườm nượp cảnh đóng tiền “chống trượt” tại khoa Ngoại ngữ, Đại học Công nghiệp Hà Nội. [Ảnh qua Laodong.vn]

Theo đó, ngay từ ngày 15.11, khi bài viết đầu tiên trong loạt phóng sự “Tiền tỉ chống trượt đầu ra ngoại ngữ tại Đại học Công nghiệp Hà Nội” xuất bản, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã thành lập tổ xác minh làm rõ các vấn đề mà báo nêu để có thông tin chính thức với Báo Lao Động và các cơ quan chủ quản.

Ngày 16.11, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã ký thông báo dừng giảng dạy đối với 2 giảng viên xuất hiện trong clip của phóng sự là bà Nguyễn Thị Lệ Thủy và Phạm Tố Linh. Đồng thời yêu cầu 2 cá nhân này có văn bản giải trình.

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cũng yêu cầu ông Hoàng Ngọc Tuệ – Trưởng khoa Ngoại ngữ giải trình và làm việc với tổ xác minh để làm rõ những nội dung mà Báo phản ánh.

Sáng 19.11, nhà trường đã tổ chức cuộc họp cán bộ chủ chốt, thành phần gồm: Ban giám hiệu, Chủ tịch hội đồng nhà trường, Bí thư Đoàn thanh niên nhà trường, Trưởng các đơn vị trong toàn trường để thông báo các nội dung mà báo phản ánh và yêu cầu các đơn vị rà soát, kiểm tra ngay công tác quản lý, đào tạo của đơn vị.

Bên cạnh đó, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cũng yêu cầu kiểm tra, rà soát toàn bộ quy trình tổ chức đào tạo, coi-chấm thi tại tất cả các khoa và trung tâm đào tạo trong nhà trường.

“Hiện nay, tổ xác minh đang khẩn trương xác minh, làm rõ những vấn đề nêu trong loạt phóng sự. Sau khi có kết quả xác minh, trường sẽ xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị có sai phạm”- công văn phản hồi của Trường Đại học Công Nghiệp nêu rõ.

Theo LaoDong.vn

Bên trong một phòng thi “chống trượt” của Đại học Công nghiệp Hà Nội. [Ảnh qua LaoDong.vn]

Sẽ xử lý nghiêm!


Những ngày qua, loạt bài phản ánh của Báo Lao Động về những tiêu cực trong kỳ thi chuẩn đầu ra ngoại ngữ tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã nhận được sự quan tâm lớn của dư luận.

Theo đó, thay vì nâng cao chất lượng để đáp ứng chuẩn đầu ra môn tiếng Anh được quy định khắt khe bởi Bộ GDĐT, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã tạo dựng các kỳ thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ đầy dối trá.


“Tàn nhẫn” ở chỗ, sinh viên nào không chịu đóng khoản phí “chống trượt” 1,9 triệu đồng/người thì sẽ “auto trượt” – như cách nói của sinh viên, hoặc sẽ “bị chấm theo cách khác” – như thừa nhận của chính các giảng viên.

Những sinh viên đóng tiền chống trượt thì được biết trước đến 80% đề thi chính thức, học thuộc lòng đáp án, thậm chí được cả giảng viên nhắc bài trong phòng thi.

Ngay sau bài phản ánh của Báo Lao Động, Bộ Công thương đã thành lập đoàn kiểm tra thông tin báo nêu. Đoàn kiểm tra gồm Thanh tra Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ và một số phòng, ban chức năng của Bộ Công Thương.

Quan điểm của Bộ Công Thương là sẽ xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức nếu có sai phạm.


Ngày 23.11, trao đổi với Báo Lao Động, ông Nguyễn Huy Bằng – Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ này cũng đã thành lập đoàn thanh tra để xác minh những thông tin báo nêu về tiêu cực trong kỳ thi chuẩn đầu ra ngoại ngữ tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Theo ông Bằng, chiều 23.11, đoàn thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bắt đầu làm việc tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trên tinh thần nghiêm túc. Khi có kết luận cuối cùng, Bộ sẽ thông tin đến Báo Lao Động và công luận.

Đình chỉ 2 giảng viên

Ở diễn biến khác, Đại học Công nghiệp Hà Nội vừa có công văn phản hồi liên quan đến loạt bài “Tiền tỉ chống trượt đầu ra ngoại ngữ tại Đại học Công nghiệp Hà Nội” đăng tải trên Báo Lao Động.

Xem thêm: Activate Windows Photo Viewer Trên Windows 10 And 11, Activate Windows Photo Viewer


Trong công văn gửi đến Báo Lao Động của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có đoạn: “Nhà trường cảm ơn Báo Lao Động đã phản ánh một số nội dung liên quan đến công tác đào tạo của trường. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội xin cầu thị, nghiêm túc tiếp thu và thông tin về việc giải quyết những nội dung trên Báo Lao Động”.

Nườm nượp cảnh đóng tiền “chống trượt” tại khoa Ngoại ngữ, Đại học Công nghiệp Hà Nội. [Ảnh qua Laodong.vn]

Theo đó, ngay từ ngày 15.11, khi bài viết đầu tiên trong loạt phóng sự “Tiền tỉ chống trượt đầu ra ngoại ngữ tại Đại học Công nghiệp Hà Nội” xuất bản, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã thành lập tổ xác minh làm rõ các vấn đề mà báo nêu để có thông tin chính thức với Báo Lao Động và các cơ quan chủ quản.

Ngày 16.11, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã ký thông báo dừng giảng dạy đối với 2 giảng viên xuất hiện trong clip của phóng sự là bà Nguyễn Thị Lệ Thủy và Phạm Tố Linh. Đồng thời yêu cầu 2 cá nhân này có văn bản giải trình.

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cũng yêu cầu ông Hoàng Ngọc Tuệ – Trưởng khoa Ngoại ngữ giải trình và làm việc với tổ xác minh để làm rõ những nội dung mà Báo phản ánh.


Sáng 19.11, nhà trường đã tổ chức cuộc họp cán bộ chủ chốt, thành phần gồm: Ban giám hiệu, Chủ tịch hội đồng nhà trường, Bí thư Đoàn thanh niên nhà trường, Trưởng các đơn vị trong toàn trường để thông báo các nội dung mà báo phản ánh và yêu cầu các đơn vị rà soát, kiểm tra ngay công tác quản lý, đào tạo của đơn vị.

Bên cạnh đó, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cũng yêu cầu kiểm tra, rà soát toàn bộ quy trình tổ chức đào tạo, coi-chấm thi tại tất cả các khoa và trung tâm đào tạo trong nhà trường.

“Hiện nay, tổ xác minh đang khẩn trương xác minh, làm rõ những vấn đề nêu trong loạt phóng sự. Sau khi có kết quả xác minh, trường sẽ xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị có sai phạm”- công văn phản hồi của Trường Đại học Công Nghiệp nêu rõ.

Video liên quan

Chủ Đề