Thuyết minh cách chơi banh đũa

1. Mục đích ý nghĩa, yêu cầu:

- Góp phần rèn luyện sự khéo tay, nhanh nhẹn và tinh mắt cho người chơi.

- Tạo không khí vui chơi sôi nổi, thư giãn.

- Trò chơi này tương tự như chơi chuyền nhưng các động tác đơn giản hơn.

2. Số lượng, đội hình, địa điểm chơi:

- Số lượng người chơi từ 3 5 người, nếu nhiều chia thành nhiều nhóm chơi.

- Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ, thường là trên nền nhà.

3. Chuẩn bị dụng cụ chơi:

- 01 trái banh da nhỏ, đường kính 3 5cm, tùy độ tuổi mà chọn kích cỡ banh cho phù hợp với tay người chơi.

- 10 que đũa tròn, được gọt nhẵn, đường kính và kích cỡ dài như cây đũa.

- Chuẩn bị chơi: Để chọn ra người chơi được quyền chơi trước, các người chơi lấy ra 3 cây đũa quay, nếu ai quay được 3 cây đũa nằm đè lên nhau thành hình tam giác, rồi dùng một cây đũa khác chạm nhẹ vào giữa 3 lần nhưng không chạm vào cạnh nào của tam giác là được.

- Bắt đầu chơi: Từng người chơi được quyền đi theo thứ tự đã được quy định.

+ Vòng 1: Người chơi tung [thảy] trái banh lên cao, dùng hai tay xoay bó đũa 2 vòng [chuyền], lúc banh rơi xuống rồi nảy lên, người chơi phải chụp được. Sau đó, đến các bước ăn 1, 2, 3 10 đũa cùng lúc.

+ Vòng 2: Người chơi chuyền xong, để xuống cho bạn chơi làm gì tùy ý. Sau đó, người chơi tung [thảy] banh lên, gom đũa lại rồi lấy lên, bỏ lại 2 cây.. [trong khi thực hiện động tác, mắt không được nhìn đũa]. Sau đó chuyền, rồi tung [thảy] banh lên cầm bó đũa dộng xuống đất 2 cái rồi chụp banh. Tương tự đến các động tác quét, đập theo quy định của từng nhóm chơi, từng địa phương, vùng miền.

- Động tác thực hiện phải gọn, chính xác, không được để đũa rơi trong khi xoay.

- Phải biết canh khoảng cách để tung [thảy] banh lên cao vừa tầm [không cao quá, không thấp quá], đủ thời gian thực hiện các động tác rồi đón banh kịp thời.

- Người chơi nào để rơi đũa, đón banh hỏng, mắt nhìn đất khi gom đũa là phạm luật, mất lượt chơi.

Video liên quan

Chủ Đề