Thực vật phát tán hạt ra xa khỏi thân cây mẹ được gọi là gì

Các loại cây có môi trường sống tự nhiên gần bờ biển sẽ sở hữu cho mình khả năng “kháng” nước mặn tuyệt vời. Sự thích nghi của những loài thực vật này còn cao đến mức, chúng tận dụng luôn đại dương để phát tán các hạt giống của mình.

Ví dụ điển hình nhất trong trường hợp này chính là cây dừa. Theo đó, quả dừa sau khi chín sẽ rơi xuống bờ biển, nhờ sóng cuốn ra khơi, rồi tiếp tục chu du trên đại dương tìm miền đất mới để nảy mầm. Để làm được điều này, một quả dừa sẽ có vỏ dày nhằm chịu va đập của sóng biển. Tuy nhiên, lớp vỏ này lại khá xốp nên nó hoàn toàn có thể nổi. Bên cạnh đó, lượng nước dừa ở bên trong, thực ra lại chính là nguồn dinh dưỡng dồi dào, giúp phôi có thể tồn tại sau hàng tháng liền lênh đênh trên biển.

Đối với các loại cây phát tán hạt nhờ gió, quả/hạt của chúng sẽ có trọng lượng rất nhẹ, đồng thời được trang bị một đôi cánh dạng lông hay màng mỏng. Thậm chí, trong trường hợp của loài dưa chuột javan, hạt của chúng còn được trang bị một đôi cánh lướt gió mỏng, trong suốt với kích thước lên đến 12 cm, tạo nên cấu trúc khí động học như chúng ta thường thấy ở các con tàu lượn.

Cách cây cối phát tán hạt giống bằng một vụ nổ.

Ít ai ngờ rằng, loài cá đôi khi cũng đóng vai trò như một nhân viên chuyển phát hạt giống giúp thực vật. Hiện tượng hy hữu này diễn ra ở khu bảo tồn Pantanal của Brazil. Được biết, Pantanal là một vùng đất thấp trũng và thường xuyên bị ngập trong mùa lũ. Đây cũng là thời điểm các loại cây ở Pantanal phát tán thế hệ sau của mình. May thay, nước lũ về kéo theo các đàn cá, đặc biệt là loài cá pacu. Những chú cá pacu lúc này sẽ mải miết ăn số trái cây thơm ngon bị nhấn chìm trong nước. Nhờ đó,hạt giống cũng sẽ được đưa vào bụng cá và nảy mầm, khi chú cá “thải” nó ra ở một nơi khác.

Cây sồi có lẽ là một trong những loài thực vật thông minh nhất thế giới, bởi chúng còn lợi dụng được những nhân công “miễn phí” gieo hạt giúp mình. Câu chuyện ngỡ như phi lý ở trên, được xuất phát từ sự cộng sinh giữa sồi và những chú sóc.

Cụ thể, loài sóc thường có thói quen chôn những hạt sồi chúng lấy được xuống đất để dự trữ. Tập tính này cũng giống như việc chôn xương của loài chó. Điều đáng nói ở đây là lũ sóc lại không thể nhớ hết tất cả vị trí cất giấu đồ ăn của mình. Từ đó, những hạt sồi bị quên lãng sẽ có cơ hội được nảy mầm. Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, kể cả khi bị sóc ăn mất một nửa rồi mới chôn xuống đất, hạt sồi vẫn có thể nảy mầm, chỉ cần phần phôi bên trong không bị tổn thương.

Nghe có vẻ khó tin nhưng không ít loài thực vật sở hữu cho mình loại quả có thể nổ, để phát tán hạt giống. Có thể kể đến trường hợp cây vông đồng, loài bản địa của châu Mỹ. Được biết, khi đến thời điểm chín muồi, quả thể nang của nó sẽ phát nổ, tạo lực đẩy khổng lồ bắn các hạt giống bay ra xa theo mọi hướng.

Các số liệu thống kê cho thấy, tốc độ bay của hạt trong vụ nổ này là 70m/s và khoảng cách xa nhất đi được lên đến 100 mét. Thậm chí, nhiều trường hợp con người bị thương khi đứng gần quả vông đồng phát nổ đã được ghi nhận.

Cách cây cối phát tán hạt giống bằng một vụ nổ.

Thảo Vy

Theo BS

Chúng ta bàn về mối quan hệ phức tạp giữa thực vật với đất trồng và ánh mặt trời. Dường như, hàng triệu năm cùng tồn tại trên một hành tinh đã mang tới kết quả là thực vật, con người và động vật phát triển mối quan hệ cộng sinh mạnh mẽ. Thực vật không cảm thấy phiền hà khi con người và động vật ăn trái của chúng vì việc này mang lại lợi ích cho thực vật bởi nhờ thế mà những hạt giống của chúng được phát tán đi, tạo nên nhiều thế hệ tương lai. Thực tế, thực vật “thích” ai đó ăn trái của chúng nhưng chỉ khi trái đã chín. Như tôi đã nói trước đó, mục tiêu của mọi sinh thực vật là duy trì giống loài của mình và cung cấp điều kiện sống thích hợp cho thế hệ tiếp theo. Đó là lý do vì sao gần như các loại trái cây trên thế giới đều có hình dạng tròn, để chúng có thể lăn đi và bắt đầu một cuộc sống mới. Với lý do gần tương tự, thực vật học được cách làm cho trái cây của chúng có nhiều màu sắc, ngon lành và giàu dưỡng chất để đảm bảo rằng đối tượng tiêu thụ không chỉ ăn một trái mà còn tiếp tục quay lai để ăn nhiều nữa. Kế hoạch này hết sức hiệu quả, và toàn bộ các loại trái cây đều được ăn. Bạn có bao giờ để ý là các loài chim “dọn sạch” cây anh đào hoặc làm sao mà những chú sóc lại tiếp tục hoạt động trên một cây sồi cho tới khi không còn quả đấu nào sót lại? Chuyện gì sẽ diễn ra tiếp theo? Đối tượng tiêu thụ sẽ tiêu hóa số trái mình đã ăn, thải hạt ra ở đâu đó xa cây mẹ, và các hạt giống được bao phủ bởi các loại phân bón hữu cơ tốt. Các hạt giống này sẽ có một khởi đầu hòa hảo. Hạt được bảo vệ cẩn thận bằng việc được bao bọc bởi một lớp vỏ cứng và các chất ức chế. Lưu ý rằng các loại thực vật giữ trái của nó cực kỳ xấu xí, nhợt nhạt và không có thành phần hấp dẫn nào cho tới khi hạt giống chín để không bị đối tượng nào tàn phá trước khi hạt trưởng thành.

Ví dụ dưới đây lý giải sự tiếp diễn của các loài có ý nghĩa như thế nào với thực vật. Trong một nghiên cứu gần đây ở Nga, các nhà sinh vật học đã khám phá ra rằng:

Khi một cây dự đoán được trước cái chết của nó, cây này sẽ tập hợp toàn bộ năng lượng của mình lại và đặt mức năng lượng này vào việc sản sinh ra các hạt giống lần cuối cùng. Ví dụ, một cây sồi bị đổ gãy do bão hoặc cây tuyết tùng với những miếng vỏ cây bị tách rời khỏi thân đều dùng những nỗ lực cuối cùng trước khi chết để sinh ra nhiều quả đấu hoặc quả kiên đến mức kỷ lục.

Đối ngược với ví dụ này, khi một cây bị biến đổi do di truyền, nó không chủ động sản sinh ra hạt giống. Cây này sẽ tự khiến mình cằn cỗi đi để ngăn những biến đổi xấu trong tương lai. Những cây dưa hấu không hạt thường không mùi và khá nhạt nhẽo vì một cái cây bị xáo trộn sẽ không có động lực để làm cho trái của mình ngọt, giàu dưỡng chất hay hấp dẫn dù bằng cách nào.Tôi chắc chắn rằng không bổ béo gì khi ăn những loại cây không hạt vì toàn hóa chất, năng lượng điện từ và ai còn biết được gì nữa đã được biến đổi.

Thực vật không muốn chúng ta ăn thân và rễ của chúng. Đó là lý do vì sao mà rễ cây thường ẩn mình dưới đất. Rễ cây là để cho các loài vi sinh vật trong đất trồng. Thân cây được bao phủ một lớp vỏ đắng và cứng một cách có chủ ý. Với rau ăn lá, thực vật chứng minh được khả năng hoàn hảo của nó trong việc phát triển sự cộng sinh với các sinh vật sống khác. Thực vật “cho phép” loài người và động vật ăn toàn bộ phần trái của chúng, nhưng chỉ một phần lá mà thôi, vì thực vật cần lá cho mục đích sử dụng riêng là sản xuất ra chất diệp lục. Đồng thời thực vật phụ thuộc vào những sinh vật có khả năng di chuyển nhiều vì những lý do, như là sự thụ phấn, làm cho đất trồng phì nhiêu, và chờ  đợi để hỗ trợ ăn quả chín. Tuy nhiên nếu một con hươu ăn toàn bộ số lá cây xanh của bụi tử đinh hương thì cây này sẽ chết chắc. Để ngăn chặn điều này, tự nhiên đã đặt một lượng rất nhỏ chất ankaloid [chất độc] trong mỗi một chiếc lá trên trái đất. Điều này buộc động vật phải xoay vòng thực đơn của chúng, và là lý do tại sao mọi loài động vật hoang dã đều có đặc tính gặm nhấm. Chúng ăn một lượng nhỏ của loại lá cây nào đó, sau đó di chuyển tới nhiều cây khác trong suốt một ngày. Lượng ankaloid trong một cây là rất nhỏ và lành mạnh, nó giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nguyên tắc này trở thành cơ sở khoa học cho phép vi lượng đồng căn. Tuy nhiên cần phải cẩn thận để không tích trữ một lượng quá lớn ankaloid do liên tục ăn cùng một loại thực vật trong thời gian dài. Vì lý do này, con người chúng ta cần phải xoay vòng rau ăn lá càng nhiều càng tốt thay vì chỉ liên tục ăn một loại. Từ kinh nghiệm của mình, nếu tôi tiêu thụ ít nhất bảy loại rau khác nhau trong một tuần thì tôi sẽ không gặp bất cứ vấn đề gì. Tôi thường đều đặn xoay vòng các loại rau ăn lá dưới đây: cải xoăn, cải cồng vồng, rau chân vịt, mùi tây, lá bồ công anh, rau diếp lá dài, rau mùi, và nhiều loại xà lách khác nhau. Vào mùa hè, tôi tăng sự đa dạng lên đáng kể.

Dưới đây là các loại rau ăn lá mà gia đình tôi đã và vẫn đang xoay vòng trong chế độ ăn của mình suốt những năm qua.

Các loại rau dại ăn được thường chứa nhiều vitamin và khoáng chất hơn các loài thực vật được bày bán, bởi nó không bị sự chăm chút của người nông dân làm hư hại. Để sống sót trước những đợt nhổ cỏ và phun thuốc liên miên, chúng phải sinh tồn một cách mạnh mẽ.

Trích: Dinh dưỡng xanh – Victoria Boutenko

Video liên quan

Chủ Đề