Thu nhập lãi của ngân hàng la gì

Gần 60% tổ chức tín dụng trong cuộc điều tra xu hướng kinh doanh quý IV/2021 kỳ vọng, kết quả hoạt động quý cuối năm sẽ tăng trưởng so với quý III.

Tỷ trọng dịch vụ đóng góp tăng

Kể từ khi dịch Covid-19 xảy ra đến nay, việc chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng được đẩy mạnh, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi chuyển dần thói quen sang thanh toán phi tiền mặt. Đáng chú ý, trong thời gian giãn cách xã hội kéo dài trong quý III/2021, hầu hết việc thanh toán của người dân đều thông qua hình thức “không chạm”. Thậm chí, ngay cả người mua và những đơn vị bán hàng cũng từ chối trao - nhận tiền mặt, nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm Covid-19.

Chuyển đổi số giúp các ngân hàng vượt qua khó khăn trong đại dịch. Điều này được chứng minh qua kết quả kinh doanh của các nhà băng khi tỷ trọng nguồn thu từ phí dịch vụ, bán bảo hiểm... trong tổng lợi nhuận ngân hàng là không nhỏ. TPBank là ngân hàng đầu tiên tiết lộ kết quả kinh doanh 3 quý đầu năm 2021, với lợi nhuận trước thuế gần 4.400 tỷ đồng, đạt 75,76% kế hoạch năm.

Tổng giám đốc TPBank Nguyễn Hưng cho biết, Ngân hàng đã có những điều chỉnh tích cực theo hướng đa dạng hóa nguồn thu, giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu lãi từ tín dụng. Thu lãi thuần từ dịch vụ trong 3 quý đầu năm 2021 của TPBank tăng xấp xỉ 30% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.052 tỷ đồng. Trong đó, thu dịch vụ từ hoạt động thanh toán, dịch vụ bảo hiểm và tư vấn chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Thu nhập lãi thuần trong quý III/2021 của các ngân hàng ước tính giảm khoảng 2% so với quý II.

Tương tự, tại ACB, số lượng giao dịch tăng gấp đôi trong 8 tháng đầu năm 2021, cho dù Ngân hàng phải đóng cửa tạm thời đến 100 điểm giao dịch vì dịch bệnh. ACB kỳ vọng, nguồn thu từ phí dịch vụ sẽ đóng góp tích cực vào tổng lợi nhuận của Ngân hàng trong quý III cũng như ba quý đầu năm 2021. Mục tiêu của ACB là gia tăng nguồn thu từ mảng dịch vụ, với tỷ trọng tăng 30 - 40% hàng năm. Trong đó, thu từ phí bảo hiểm đóng góp tỷ trọng lớn vào tổng lợi nhuận của Ngân hàng.

Nửa đầu năm 2021, lãi thuần dịch vụ của ACB đạt 1.511 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu đến từ mảng bảo hiểm khi Ngân hàng chính thức phân phối độc quyền sản phẩm nhân thọ của Sunlife Việt Nam, khoản phí trả trước cho hợp đồng này là 370 triệu USD [tương đương 8.500 tỷ đồng]. Vì vậy, ACB đặt mục tiêu đạt thêm 1.300 tỷ đồng từ phí dịch vụ trong nửa cuối năm 2021.

Báo cáo tài chính hợp nhất sau soát xét 6 tháng đầu năm 2021 của các nhà băng cho thấy, hầu hết ngân hàng đều có tổng lợi nhuận sau thuế ở mức cao, nhưng phần lớn đến từ hoạt động dịch vụ. Cụ thể, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của BIDV đạt 3.175 tỷ đồng, VietinBank đạt 2.639,9 tỷ đồng, MSB đạt 2.197 tỷ đồng...

Lãnh đạo các nhà băng cho hay, sở dĩ lợi nhuận tăng trong nửa đầu năm 2021 chủ yếu nhờ tăng thu từ dịch vụ, ngân hàng số và kỳ vọng, thu từ phí sẽ là “cứu cánh” lợi nhuận trong hai quý cuối năm.

Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam vừa có báo cáo phân tích lợi nhuận ngành ngân hàng trong quý III/2021, đề cập tăng trưởng tín dụng toàn ngành bị chững lại do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, nhưng đây không phải là điều quá bất ngờ. Công ty chứng khoán này dự báo, biên lãi ròng sẽ giảm do các ngân hàng hạ lãi suất để hỗ trợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Theo đó, thu nhập lãi thuần trong quý III/2021 của các ngân hàng giảm khoảng 2% so với quý II.

Tuy nhiên, Chứng khoán Yuanta kỳ vọng, thu nhập phí của các ngân hàng trong quý III sẽ tăng, trở thành động lực chính giúp thúc đẩy lợi nhuận trong quý này. Nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, ít nhất là đến cuối năm, giúp biên lãi ròng cải thiện trong quý IV, khi tín dụng tăng trở lại trong mùa kinh doanh cao điểm cuối năm.

Nguồn thu từ lãi chịu áp lực

Nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng, nhưng đồng thời cũng “nuôi” con nợ để có thể thu hồi được nợ gốc, nhất là với doanh nghiệp, 16 ngân hàng thương mại đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay áp dụng từ ngày 15/7 đến hết năm 2021 với tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng ước tính 20.613 tỷ đồng.

Cụ thể, Agribank có tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 4.726 tỷ đồng; tổng số tiền lãi đã giảm tại BIDV là 1.032 tỷ đồng, tại VietinBank là 857 tỷ đồng, tại Vietcombank là 943 tỷ đồng, tại MB là 550 tỷ đồng, tại Techcombank là 155 tỷ đồng, tại ACB là 83 tỷ đồng...

Vì vậy, lợi nhuận quý III/2021 của ngành ngân hàng được nhìn nhận sẽ “ngấm” dịch Covid-19 và nhiều nhà băng cũng thể hiện quan ngại này trong cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý IV/2021 của Vụ Dự báo Thống kê, Ngân hàng Nhà nước. Lần đầu tiên kể từ khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều tra xu hướng kinh doanh theo quý [từ quý I/2014], hệ thống tổ chức tín dụng dự kiến, lợi nhuận trước thuế cùng các kết quả hoạt động kinh doanh cụ thể như thu nhập ròng từ lãi, thu nhập ròng từ phí và dịch vụ, thu nhập từ hoạt động tự doanh trong quý điều tra có chiều hướng suy giảm so với quý liền trước.

Dự báo, trong tương lai, lợi nhuận ngân hàng sẽ giảm đáng kể, vì đại dịch đang gây khó khăn cho cả những khoản nợ nhóm 1, là những khoản ngân hàng được phép tính dự thu trong thu nhập và nếu không thu được thì phải thoái thu. Trong khi đó, ngoài các nhà băng quy mô lớn thì với các ngân hàng vừa và nhỏ hiện nay, nguồn thu đóng góp chính vào lợi nhuận vẫn chủ yếu đến từ thu nhập lãi thuần. Bên cạnh đó, trước mắt là năm 2021, các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro tối thiểu 30%, đây chính là một áp lực lớn.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế - tài chính, kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra đến nay, ngành ngân hàng đã nhanh chóng có các giải pháp hỗ trợ nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Việc giảm lãi suất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ đã giúp giảm nghĩa vụ tài chính cho doanh nghiệp, tạo nguồn tiền cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh. Nhưng bản thân ngân hàng cũng là doanh nghiệp, giảm lãi vay tức là giảm lợi nhuận ngân hàng và cổ tức cho cổ đông. Do đó, việc giảm lãi suất cần cụ thể về số dư nợ trong hạn được giảm bao nhiêu lãi vay…

Trong khi đó, chủ tịch một nhà băng cho rằng, với nền kinh tế, thị trường vốn cung ứng vốn chính. Hiện thị trường vốn chưa phát triển như mong muốn, nên thị trường tiền tệ vẫn đang vận hành và cung ứng nguồn vốn chính cho nền kinh tế. Do đó, ngân hàng phải “khỏe” và lợi nhuận tốt là yếu tố tích cực.

Thực tế, lợi nhuận ngân hàng được đóng góp không nhỏ từ nguồn thu ngoài lãi, nhất là với những nhà băng có sản phẩm, dịch vụ tài chính trên công nghệ số hiện đại, thu hút được người dùng trước làn sóng số hóa hiện nay.

Báo cáo tài chính nửa đầu năm 2021 của các ngân hàng cho thấy, lãi dịch vụ ngân hàng tăng mạnh một phần nhờ nghiệp vụ ủy thác, phí dịch vụ đại lý bảo hiểm. Thu nhập từ nghiệp vụ này nửa đầu năm của nhiều nhà băng tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, thu từ dịch vụ ngân quỹ và dịch vụ khác cũng đều tăng trưởng cao.

Thùy Vinh

THU TỪ DỊCH VỤ TĂNG MẠNH

Những năm trước đây, thu nhập từ lãi vay vẫn là nguồn thu chiếm hơn 90% tỷ trọng tổng doanh thu thuần của các ngân hàng. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, cơ cấu thu nhập trong lĩnh vực ngân hàng bắt đầu có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng truyền thống và nâng cao dần tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động, dịch vụ khác. Sự chuyển dịch cơ cấu này phù hợp với xu hướng chung của các ngân hàng hiện đại: giảm đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực rủi ro cao, tăng thu từ hoạt động phi tín dụng, có tính bền vững cao và ít rủi ro hơn.

Theo báo cáo Triển vọng ngành ngân hàng năm 2022 vừa được SSI Research công bố, thu nhập từ phí dịch vụ của các ngân hàng đã tăng trưởng mạnh tới 62% trong nửa đầu năm 2021, sau đó giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ trong quý 3/2021 do tác động của dịch Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam. Luỹ kế 9 tháng năm 2021, mức tăng trưởng vẫn đạt 37% so với cùng kỳ nhờ dịch vụ thanh toán cũng như thu nhập từ bán chéo bảo hiểm. Báo cáo tài chính năm 2021 của các nhà băng niêm yết trên sàn cũng đã hé lộ danh sách những ngân hàng tăng trưởng thu từ dịch vụ cao nhất, trong đó có nhiều cái tên đã được biết đến nhờ đầu tư hiệu quả cho chuyển đổi số và phát huy lợi thế hệ sinh thái.

Đơn cử như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á [SeABank, mã chứng khoán SSB], trong năm 2021 ghi nhận mức lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng gấp 3,2 lần so với năm 2020, đạt gần 1.146 tỷ đồng với động lực chính đến từ phí dịch vụ và hoa hồng môi giới bảo hiểm. Nếu xét về tốc độ tăng trưởng, SeABank đứng vị trí thứ 2 trong danh sách 26 ngân hàng thương mại trong nước với tỷ lệ tăng trưởng đạt 222%.

Sự tăng trưởng tốt từ mảng phí dịch vụ là một trong những động lực chính giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng này tăng trưởng ấn tượng. Qua đó đã giúp lợi nhuận trước thuế của SeABank năm 2021 đạt 3.268 tỷ đồng, vượt 135% kế hoạch đã đề ra, tăng gần 2 lần so với 2020. Tổng thu thuần ngoài lãi NOII tăng 22% so với năm 2020.

Theo SeABank, mức tăng trưởng này đạt được thông qua các hoạt động tự doanh, phát hành chứng khoán, lợi nhuận hoa hồng bán bảo hiểm, thu phí dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và đặc biệt thông qua các sản phẩm, dịch vụ tài chính thực hiện trên nền tảng công nghệ số hiện đại, tiêu biểu là ứng dụng ngân hàng số SeAMobile.

Trong năm 2021, SeABank tiếp tục đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ số, áp dụng các ứng dụng công nghệ hiện đại, mở rộng hợp tác với Google Cloud, sử dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay là điện toán đám mây để lưu trữ và bảo mật thông tin khách hàng hay là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai dịch vụ mua bán vàng online, bán bảo hiệm online để gia tăng tính năng và tiện ích của dịch vụ ngân hàng số - SeAMobile.

Điều này đã góp phần mang lại những thành tựu, con số ấn tượng trong năm 2021 với số lượng người dùng eBank mở mới tăng 201%, số lượng giao dịch tăng 170% và giá trị giao dịch trực tuyến tăng gần 239%, qua đó đã giúp doanh thu phí năm 2021 tăng 130% so với năm 2020. Đối với kênh bancassurance, tính đến tháng 12/2021, SeABank đã phát hành được 396 tỷ đồng giá trị hợp đồng bảo hiểm Prudential, tăng trưởng 165% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi tỷ lệ tăng trưởng của thị trường là 105% [theo đánh giá số liệu của hệ thống bảo hiểm].

CHIẾN LƯỢC SỐ HÓA HÁI QUẢ NGỌT

Nhìn từ những con số trên cho thấy, số hóa và bán chéo sản phẩm dịch vụ đã tạo ra bước chuyển đổi mạnh mẽ giúp cho SeABank đa dạng hóa nguồn thu, giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu lãi từ tín dụng. Bên cạnh đó việc chuyển đổi số cũng giúp Ngân hàng này giảm thiểu các quy trình và thời gian vận hành nội bộ, gia tăng hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí vận hành.

Cũng nhờ đẩy mạnh số hóa mà tỷ lệ chi phí trên thu nhập [CIR] của Ngân hàng giảm mạnh từ 47,5% năm 2020 xuống còn 36% cuối năm 2021. Đây là một chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả trong hoạt động ngân hàng nói chung. Bên cạnh đó, số hoá toàn diện đã tạo ra những bước tăng trưởng thần kỳ về số lượng khách hàng trong nhiều năm qua tại SeABank.

Từ vỏn vẹn mấy trăm nghìn khách hàng năm 2016, sau 5 năm SeABank đã đạt mốc gần 2 triệu khách hàng, tăng gấp 3 lần. Sự tăng trưởng nhanh chóng tệp khách hàng cũng góp phần khẳng định sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng ngày càng được khách hàng tin tưởng sử dụng và đồng hành.

Như vậy, từ “trái ngọt” của SeABank đã cho thấy hiệu quả của chuyển đổi số mang lại cho các ngân hàng ngày càng rõ ràng thể hiện thông qua các chỉ số tài chính. Sâu xa hơn, số hóa cũng chính là xu thế tất yếu của thị trường buộc ngân hàng phải đầu tư và thúc đẩy kinh doanh trên nền tàng số để sẵn sàng tiếp cận với khách hàng, đón bắt xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo chia sẻ của bà Lê Thu Thủy - Tổng giám đốc SeABank, Ngân hàng hiện đang trong lộ trình để đưa tất cả những hoạt động của Ngân hàng cũng như các sản phẩm dịch vụ sang vận hành tự động, số hóa, đồng thời chuyển đổi nền tảng để phục vụ khách hàng online nhiều hơn, cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Đặc biệt, SeABank đã, đang và tiếp tục chuyển đổi hệ thống theo những tiêu chuẩn công nghệ tiên tiến của thế giới như áp dụng trí tuệ nhân tạo AI, sử dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay là điện toán đám mây để lưu trữ và bảo mật thông tin khách hàng, từ đó thúc đẩy sáng tạo sản phẩm, cải thiện dịch vụ khách hàng và trải nghiệm trực tuyến…

Có thể thấy thời gian gần đây ngành Ngân hàng Việt Nam đang có những sự chuyển dịch quan trọng để hướng tới phát triển bền vững, quản trị rủi ro tốt hơn như gia tăng tỷ lệ Casa, tăng tỷ trọng thu ngoài lãi, đầu tư mạnh cho công nghệ, bán chéo bảo hiểm… điều này cho thấy cuộc đua tăng trưởng của các nhà băng sẽ thêm phần sôi động và chắc chắn sẽ còn nhiều thay đổi trong thời gian tới.

Video liên quan

Chủ Đề