Thủ khoa đại học Bách khoa bị đuổi học

Mạnh Đoàn12:03 15/10/2021

‘Đại học không phải là nơi để xả hơi, bởi nếu không chuẩn bị tâm lý tốt thì tân sinh viên sẽ sốc khi có kết quả điểm học tập kém’, anh Trần Hữu Trí chia sẻ.

Trong lễ trao bằng tốt nghiệp online cho các cử nhân, kỹ sư của trường Đại học Bách khoa Hà Nội vào tháng 9 vừa qua, Trần Hữu Trí [sinh năm 1998, sinh viên ngành Hệ thống thông tin, Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông] là 1 trong số 13 thủ khoa được nhận tấm bằng xuất sắc, anh là sinh viên có điểm GPA cao nhất trong số hơn 3.200 sinh viên.

Bên cạnh tấm bằng tốt nghiệp xuất sắc, Trần Hữu Trí còn ra trường sớm 1 học kỳ và được nhận vào làm việc tại một công ty về lĩnh vực công nghệ thông tin.

Để có được sự thành công trên, Trí đã cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ học tập trong suốt quãng thời gian ở giảng đường đại học.

Tân sinh viên thường có tâm lý chủ quan

Trần Hữu Trí chia sẻ, anh nhận thấy nhiều học sinh có tâm lý chủ quan là chỉ cần thi đỗ đại học là “xả stress”. Những “nhắn nhủ” của các anh chị khóa trước: “Học trường Bách Khoa kiến thức nặng, sinh viên mà học lại thì cũng là điều bình thường”, là điều khiến sinh viên dễ buông xuôi.

Thủ khoa tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa Hà Nội Trần Hữu Trí [Ảnh: NVCC]

Từ đây, các bạn tân sinh viên không chú trọng vào việc học tập ngay năm nhất, để rồi khi bị điểm kém thì họ sẽ bị sốc bởi kết quả học tập không tốt.

Còn đối với Trần Hữu Trí, chàng sinh viên từng 3 lần giành được học bổng của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và chưa từng phải học lại môn học nào, thì bản anh nhận định để không bị trượt môn nào thì hoàn toàn có thể làm được, nếu sinh viên cố gắng một chút, tập trung nghiêm túc vào việc học.

Theo Hữu Trí, các sinh viên nên để ý xem kiến thức của bản thân có bị hổng chỗ nào không thì phải nhanh chóng bù đắp lại. Trong quá trình ôn thi, sinh viên phải xác định học hết kiến thức môn học, chứ không phải chỉ mở vài trang đầu để học. Nếu làm như vậy, sinh viên sẽ bị hổng đi mất kiến thức và khi làm bài, các bạn sẽ không biết vấn đề này ở phần nào mình từng học.

“Tôi luôn tập trung ghi chép ngay trong buổi học ở giảng đường, lúc về nhà thì anh ôn lại lần nữa để chắc kiến thức. Điều này giúp tôi khi ôn thi cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều”, Trí chia sẻ.

Đại học không phải là nơi để “xả hơi”

Hữu Trí cho rằng, ngay khi bước chân vào giảng đường đại học, sinh viên cần xác định mục tiêu cần phấn đầu học tập để có được thành công.

Hết kỳ 1 năm nhất, kết quả học tập của Trần Hữu Trí vượt mức giỏi khi đạt 3.5/4.0. Tuy nhiên, chàng sinh viên năm nhất chưa hài lòng về kết quả này và đặt mục tiêu cao hơn trong kì học tiếp theo.

Bước sang năm thứ 2 đại học, Trần Hữu Trí nhận định bản thân cần phải bồi đắp thêm kinh nghiệm thực tiễn nên đã quyết định xin thực tập sinh tại một công ty về công nghệ thông tin.

Theo Trần Hữu Trí, việc đi làm thêm đúng chuyên ngành đối với sinh viên là cơ hội để bồi dưỡng kiến thức ngoài trường học. [Ảnh: NVCC]

Được nhận vào làm việc, Trần Hữu Trí phấn khởi và xác định việc đi làm là như đi học thêm, bồi dưỡng kiến thức thực tế.

Tại đây, Trí được các anh chị đào tạo và không phải hoàn thành những deadline như những nhân viên của công ty, nên anh có thêm nhiều thời gian để học hỏi.

“Thời gian đầu thu nhập của tôi là con số không nhưng tôi được học hỏi và trao đổi kiến thức, kinh nghiệm áp dụng cho thời gian sau này. Khi đi làm đúng chuyên ngành đang học, tôi đã đạt được mục tiêu kép là kinh nghiệm thực tế bổ sung cho lý thuyết ở trường học”, tân thủ khoa Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ.

Theo Trí, các bạn sinh viên khi đi làm thêm nên chọn việc làm đúng với chuyên môn mà mình đang học, để bổ trợ cho công việc sau này.

Hiện tại, Trần Hữu Trí đang làm việc tại một công ty về công nghệ, sắp tới thì anh dự định sẽ học lên Thạc sỹ.

Trí rất tâm đắc câu nói của một người thầy: “Đại học không phải là nơi để xả hơi, chỉ cần cố gắng từng ngày, các bạn sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra”.

Trần Hữu Trí không những tâm đắc với câu nói trên khi còn ở giảng đường đại học, mà còn cả khi đi làm.

“Sau khi học xong đại học thì cũng không phải là thời gian để xả hơi, nghỉ ngơi, bởi ra ngoài môi trường thực tế, nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì không thể đạt được kết quả tốt và thành công trong công việc”, Trần Hữu Trí chia sẻ.

Tân thủ khoa Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng có lời khuyên dành riêng cho các bạn sinh viên đã chọn Trường Đại học Bách khoa thì nên đặt mục tiêu là trở thành kĩ sư xuất sắc và cần phải chủ động và nghiêm túc học tập, trau dồi kiến thức. Đây sẽ là nền tảng bước đầu trong việc chinh phục các mục tiêu nghề nghiệp tương lai.

Phạm Đình Dương kể về những tiết học đại số ghi kín mười mặt trang giấy. Năm nhất, chàng thủ khoa gặp phải "cú sốc văn hóa học đại học" khi mới bước chân vào cánh cổng Bách khoa Hà Nội.

"Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!" - hai câu thơ nổi tiếng được Phạm Đình Dương, thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của thành phố Hà Nội, mượn để kết lại trang cuối trong đồ án của mình, cũng là khép lại khoảng thời gian "không quá ngắn, cũng chẳng quá dài, nhưng đủ sâu đậm để luôn nhớ mãi" tại Bách khoa Hà Nội.

Thủ khoa xuất sắc thành phố Hà Nội năm 2021 - Phạm Đình Dương.

Chưa bao giờ bỏ cuộc

Mùa thu Hà Nội cách đây bốn năm, Phạm Đình Dương mang trong mình cảm xúc của một chàng trai lần đầu đặt chân lên thành phố lớn, càng ấn tượng với Bách khoa Hà Nội, ngôi trường đại học rộng hơn nhiều so với mái trường cấp ba phố huyện.

Bốn năm sau, thủ khoa đầu vào viện Điện ngày nào, nay là thủ khoa đầu ra trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đại diện phát biểu tại lễ tốt nghiệp, dõng dạc tuyên bố: "Tôi ơi, chúc mừng nhé, chúc mừng vì chúng ta đã chưa bao giờ bỏ cuộc, vì sự kiên trì cho đến ngày hôm nay. Giờ đây cậu đã có thể vỗ ngực mà tuyên bố với thế giới rằng, tôi đã tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội rồi đấy!".

Dương từng đứng trước nhiều quyết định lớn. Ngã rẽ đầu tiên là giữa Đại học Y Hà Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội. Cậu sinh viên năm ấy, mang trong mình nhiều khát vọng, quyết tâm theo đuổi con đường kỹ sư dù gia đình có truyền thống làm bác sỹ.

Bước vào cổng Bách khoa, cậu tiếp tục phải đưa ra lựa chọn về ngành học. Dương đã chọn Điện với mong muốn tự tạo ra những dây chuyền tự động. "Nhiều bạn thân của tôi chuyển ngang theo Công nghệ thông tin, nhưng tôi vẫn theo con đường đã chọn. Tôi đã trải qua một chặng đường dài, đang làm tốt và vẫn hứng thú với những gì đang làm", Dương quyết không theo số đông.

Cuộc sống không chỉ đi theo một đường thẳng

Ở tuổi 22, Đình Dương có những quan điểm riêng về cuộc sống. "Cuộc sống không chỉ đi theo một đường thẳng, cũng có lúc lên lúc xuống." Những khi quá mỏi mệt, Dương tự cho mình những giây phút được buông lỏng bản thân. "Nhưng phải có giới hạn, chơi suốt thì không được. Những buổi đi chơi ấy rất vui, nhưng không phải là mục đích tôi hướng đến."

Dương rất ngạc nhiên khi nhận tin cậu là thủ khoa thành phố vì có nhiều bạn có điểm học tập cao hơn. Nhưng điều làm cậu nổi bật chính là khả năng cân bằng giữa học và các hoạt động khác.

Năm nhất tập trung cho việc học, Dương không đủ điều kiện tham gia chiến dịch mùa hè xanh. Đầu năm hai, Dương lại mải mê tham gia các hoạt động ngoại khóa khiến phần nào ảnh hưởng đến điểm số. Quyết tâm học tập, say mê hoạt động, cậu nhanh chóng tìm cách để dung hòa.

Tham gia đội tình nguyện thuộc Hội sinh viên từ năm nhất, cậu chia sẻ chính những trải nghiệm tại đây đã khiến Dương có suy nghĩ khác đi về cho và nhận, về hoạt động cộng đồng, về cá nhân và tập thể.

Dương nhớ về những đêm đông từng len lỏi trên khắp đường phố Hà Nội, phát đồ ăn và quần áo cho người vô gia cư. Giây phút lần đầu tận tay trao quà, nắm lấy đôi bàn tay lạnh, Dương xúc động đến nghẹn lời, "tôi lặng người. Tôi lắng nghe các anh chị nói, các anh chị nói rất nhiều, mà tôi không nói được câu nào". Cậu bất ngờ, vì chưa bao giờ tận mắt chứng kiến những hoàn cảnh sống như vậy.

"Tôi cứ nghĩ về mai họ sẽ ăn gì." Làm tình nguyện nhiều, cậu mới biết trên mảnh đất đông người này vẫn còn nhiều nhóm thiện nguyện khác. Chàng sinh viên năm nhất khi ấy nhận ra những gì nhóm mang đến không chỉ là những bánh mỳ, sữa, mà là cả tấm lòng.

Cũng có lần Dương thấy mất niềm tin khi nhóm gặp những người giả ăn xin. Nhưng đến giờ cậu vẫn còn nhớ câu nói của đội trưởng đội tình nguyện khi ấy, "Chúng ta không thể biết hoàn cảnh của họ như thế nào. Cứ làm đi, rồi mọi thứ sẽ tốt lên. Đừng để việc tốt mình làm bị ảnh hưởng bởi những điều xấu."

Sinh viên Đình Dương tham gia tình nguyện trong chiến dịch Mùa hè xanh.

"Cuộc hành trình dài cần những người đồng hành"

Dương kể về những tiết học đại số ghi kín mười mặt trang giấy. Năm nhất, chàng thủ khoa gặp phải "cú sốc văn hóa học đại học" khi mới bước chân vào cánh cổng Bách khoa Hà Nội.

Không còn thầy cô cầm tay chỉ dẫn, không có bố mẹ bên cạnh nhắc nhở. Thay vào đó, luôn bên cậu là những "người anh em chí cốt" - "nhóm bạn 4.0". "Mặc dù chỉ có kỳ cuối là cả nhóm đạt 4.0, còn ngoài ra chưa có kỳ nào được kết quả này", Dương cười.

Với Dương, những ngày tháng ôn học cùng nhóm bạn thân là kỷ niệm sinh viên vui nhất. Cứ cuối mỗi kỳ, cả nhóm gồm 5 chàng trai cùng lớp lại về nhà một người bạn trong nhóm suốt hai, ba tuần. Dần dần, điểm 5, điểm 6 giữa kỳ năm nhất được thay thế bởi những điểm số ấn tượng. Bí quyết của chàng thủ khoa trong học tập là cần hiểu bản chất và có phương pháp trình bày khoa học.

Đình Dương tự nhận bản thân có nền tảng kiến thức chuyên ngành tốt nhờ học hỏi từ các thầy cô tại Bách khoa Hà Nội. "Các thầy, cô ai cũng giỏi và có cá tính riêng, nhưng đều rất tâm huyết với sinh viên", tân cử nhân nói.

Dương vẫn tiếp tục theo đuổi đam mê tại Viện Hàng không Vũ trụ Viettel, đồng thời hoàn thành chương trình học thạc sỹ tại Bách khoa Hà Nội. Chàng sinh viên viện Điện khẳng định những kiến thức và kỹ năng học được ở Trường là hành trang vững vàng cho cậu khi bước ra môi trường làm việc.

Vào giây phút tạm biệt mái trường, thủ khoa Bách khoa Hà Nội mới cảm thấy nuối tiếc vì còn nhiều điều chưa thực hiện được. "Lắng nghe những bài hát năm nhất từng nghe cũng khiến tôi hoài niệm về năm tháng trên Trường", cậu bồi hồi. Trong ngày tốt nghiệp, Đình Dương viết những dòng lưu bút cuối tại nơi mình đã gắn bó suốt 4 năm: "Tuổi trẻ của tôi thật may mắn khi được ánh nắng Bách khoa làm cho rực rỡ."

Chàng trai Nam Định thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc ngành ngôn ngữ Tây Ban Nha Với kết quả học tập xuất sắc ngành Ngôn ngữ Tây Ban Nha, trường ĐH Hà Nội, Lê Mạnh Thắng đã trở thành một trong những thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp được Thành Đoàn Hà Nội lựa chọn vinh danh. Chàng trai Nam Định Lê Mạnh Thắng, thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Tây Ban Nha. Choáng váng với...

08:55:13 15/05/2022

Ở huyện vùng sâu, vùng xa Kbang [Gia Lai] có hàng chục đứa trẻ mồ côi. Bơ vơ từ khi còn đỏ hỏn, nên có những đứa chẳng thể nhớ nổi mặt mẹ cha

08:43:40 15/05/2022

Theo Giáo sư Đỗ Thanh Bình, để tránh xảy ra những sai sót không đáng có đối với luận án tiến sĩ thì các cơ sở đào tạo giáo dục nên làm chặt chẽ ngay từ bước đầu

08:35:44 15/05/2022

Thay vì làm bài kiểm tra trên giấy, học sinh Trường Olympia [Hà Nội] được tham gia các dự án học tập và được chấm điểm từ khả năng tiếp nhận, sáng tạo và vận dụng kiến thức

08:32:28 15/05/2022

Không vào đại học không phải là tai họa. Đi học nghề nhiều khi cũng là một sự lựa chọn sáng suốt, giảm tải cho các cơ sở đào tạo, giúp tạo ra sự phân luồng ngay từ ban đầu đáp ứng các yêu cầu, phân khúc việc làm của xã hội

08:29:25 14/05/2022

Nguyễn Phúc Lâm là học sinh lớp 12 chuyên Toán, trường THPT chuyên Quang Trung [Bình Phước]. Nam sinh vừa trở thành thành viên đội tuyển Olympic quốc tế môn Sinh năm 2022

11:37:56 13/05/2022

Christian Juzang có bằng thạc sĩ tại ĐH Harvard, Phan Tuấn Tài là thủ khoa đại học, 8/10 tuyển thủ đội bóng ném cũng tốt nghiệp bậc sau đại học

09:10:12 13/05/2022

Năm học 2022-2023, TP HCM tiếp tục dừng tuyển sinh lớp 10 chương trình tích hợp tại 4 trường THPT do số thí sinh đăng ký nguyện vọng quá ít so với chỉ tiêu

09:08:21 13/05/2022

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ cao

09:06:09 13/05/2022

Học sinh Hà Nội có nhiều cơ hội trúng tuyển lớp 10 với phương thức xét tuyển bằng học bạ của hơn 100 trường công lập tự chủ và ngoài công lập năm 2022

08:01:25 13/05/2022

Tại phiên tiếp xúc với các đại biểu Quốc hội, nhiều cử tri tại tỉnh Quảng Trị cho rằng, cần xem Lịch sử là môn học bắt buộc, nên tăng thời lượng và nâng cao chất lượng dạy học đối với môn Lịch sử

07:46:17 13/05/2022

Để đạt điểm cao, nữ thủ khoa người Mường, em Phạm Thị Thắm [Thanh Hóa] cho rằng, cần có sự kết hợp nhiều yếu tố

07:44:04 13/05/2022

Phương án tuyển sinh vào lớp 10 của các trường THPT công lập tự chủ tài chính và THPT ngoài công lập năm học 2022-2023

08:37:57 12/05/2022

Từ năm 2022, các cơ sở giáo dục đại học sẽ được điều chỉnh tăng học phí theo quy định tại Nghị định mới của Chính phủ về thu chi học phí [NĐ 81/2021/NĐ-CP]

08:22:53 12/05/2022

Vì sao như vậy? Bởi thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng mà qua quýt là làm hỏng tổ chức Đảng. Không chú trọng, không màng đến là xem khinh công tác xây dựng Đảng. Nhưng lạm dụng quyền hạn, làm sai, làm trái tr...

08:20:47 12/05/2022

Trường THCS và THPT Cô Tô [thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang] luôn đạt giải thưởng cao từ Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên nhi đồng tỉnh An Giang

08:13:31 12/05/2022

Một trong những điểm mới trong mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay chính là việc thí sinh chỉ đỗ 1 nguyện vọng duy nhất, chấm dứt tình trạng một thí sinh trúng tuyển nhiều trường như những năm trước

08:09:11 12/05/2022

Nhiều nữ sinh vượt lên định kiến để học ngành thiên về máy móc, thiết bị thay vì những ngành học được nhiều người lựa chọn như sư phạm, ngoại ngữ, truyền thông

07:51:42 12/05/2022

Những ngày qua, liên tiếp xảy ra những vụ đuối nước thương tâm. Mỗi lần như vậy, việc dạy kỹ năng bơi lội cho trẻ lại được nhắc tới

07:49:46 12/05/2022

Học sinh lớp 9 tại TP.HCM sẽ có một đợt duy nhất [kéo dài sáu ngày] để điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển vào lớp 10 công lập

19:24:23 11/05/2022

Một câu chuyện hài hước về ông bố tại Liêu Ninh, Trung Quốc cho con trai ngồi hẳn trên bồn cầu để học bài vì cứ bảo ngồi học bài là cậu bé kiếm cớ đòi đi vệ sinh

Video liên quan

Chủ Đề