Những biện pháp khác phục trong trường hợp ngân hàng không đạt được mức dự trữ thanh khoản

Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông LỜI MỞ ĐẦUTheo các chuyên gia ngân hàng, trong 36 loại rủi ro hoạt động tài chính ngân hàng thì rủi ro thanh khoản là được xem là rủi ro nguy hiểm nhất, nó có thể dẫn đến tình trạng khánh kiệt tài chính hay thậm chí là phá sản. Kinh doanh trong lĩnh vực này chẳng ai mà không biết bài học vỡ lòng ấy nhưng không ít trường hợp vì lòng tham, vì đảm bảo lợi nhuận cao nhất khi cam kết với các cổ đông. Từ đó họ chọn những danh mục đầu tư rủi ro cao và khi rủi ro đầu từ xuất hiện, rủi ro thanh khoản đã đến mức báo động.Một điều cần lưu ý, rủi ro thanh khoản trong ngân hàng không chỉ liên quan đến một ngân hàng thương mại mà còn liên quan đến cả hệ thống ngân hàng, vì vậy rủi ro thanh khoản còn có một phần trách nhiệm của ngân hàng trung ương nhằm ổn định tính thanh khoản trong cả hệ thống.Tất nhiên, sẽ chẳng có một chuẩn mực hay tỷ lệ mang tính “khuôn vàng , thướt ngọc” trong mối tương quan giữa tài sản “nhiều rủi ro” và “ít rủi ro”. Mà chỉ có những chỉ số đo lường mức độ thanh khoản ở mức bình quân hoặc theo thông lệ ở từng thị trường, đồng thời cũng có sự khác biệt giữa các nhóm ngân hàng nhỏ và nhóm ngân hàng lớn.Vậy thì quản lý thanh khoản của nhóm ngân hàng nhỏ và lớn sẽ có sự khác nhau như thế nào? Tình hình thanh khoản tại ngân hàng nhỏ hiện nay ra sao? Giải pháp nào sẽ tốt cho quản lý thanh khoản của nhóm ngân hàng nhỏ? Đó chính là nội dung chính của chuyên đề chúng tôi nghiên cứu.SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 1Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông KẾT LUẬNLịch sử ngành ngân hàng trên thế giới đã trải qua hàng mấy trăm năm. Trong quãng thời gian ấy, loài người đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của ngành ngân hàng nhưng cũng không ít những lần thất bại. Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian, luôn kinh doanh bằng tiền của người khác: vay của công chúng, các TCTD, ngân hàng trung ương trong và ngoài nước. Do vậy, sự sụp đổ của bất kỳ ngân hàng nào, nếu không được xử lý thông minh và khéo léo đều có thể lan nhanh và kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng thương mại khác. Cùng với bước thăng trầm trong hệ thống ngân hàng, lý thuyết về quản trị thanh khoản đã phát triển không ngừng và bổ sung cho phù hợp với thực tiễn biến động. Vấn đề ở chỗ không phải sự thành công được mang lại từ việc thực thi chiến lược quản trị thanh khoản này ở một ngân hàng này cũng đem lại sự thành công tương tự cho một ngân hàng khác. Đó là điều mà những nhà hoạch định chiến lược quản trị nói chung và quản trị thanh khoản nói riêng của các ngân hàng cần phải quan tâm.SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 2Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông TÀI LIỆU THAM KHẢO:1. Peter S. Rose, Commercial bank management, [Bản dịch của Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội], Nhà xuất bản Tài chính, 2001, trang 415-451.2. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn [chủ biên], Quản trị Ngân hàng thương mại hiện đại, Nhà xuất bản Phương Đông, 2010, trang 199-229.3. Website://www.sbv.gov.vn/wps/portal/vn//www.vietabank.com.vn///www.kienlongbank.com.vn///www.giadinhbank.com.vn/SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 3Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT1.1 Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản:Thanh khoản là những tài sản có tính lỏng cao, tức là có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán, giải tỏa được cao nhu cầu thanh toán. Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem như khả năng tức thời [the short-run ability] để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Như vậy, thanh khoản có các đặc điểm sau:- Tính lỏng, tính linh hoạt của tài sản,- Khả năng chuyển hóa các loại tài sản thành tiền,- Khả năng đáp ứng nhu cầu chi trả với chi phí hợp lý.Loại tài sản nào chuyển hóa thành tiền nhanh với chi phí thấp, tài sản đó có tính thanh khoản cao. Loại tài sản nào chuyển hóa thành tiền chậm hơn, chi phí cao hơn, thì tài sản đó có tính thanh khoản thấp hoặc không có tính thanh khoản.Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.1.2 Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro thanh khoản:Thanh khoản có vấn đề của một ngân hàng có thể do các nguyên nhân cơ bản sau đây:- Ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhân và định chế tài chính khác; sau đó chuyển hoá chúng thành những tài sản đầu tư dài hạn. Cho nên, đã xãy ra tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, mà thường gặp là dòng tiền thu về từ tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền chi ra để trả các khoản tiền gửi đến hạn.SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 4Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông - Sự thay đổi của lãi suất có thể tác động đến cả người gửi tiền và người vay vốn. Khi lãi suất giảm, một số người gửi tiền rút vốn khỏi ngân hàng để đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn; còn những người đi vay tích cực tiếp cận các khoản tín dụng vì lãi suất đã thấp hơn trước. Như vậy, rốt cuộc lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Hơn nữa, những xu hướng của sự thay đổi lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các tài sản mà ngân hàng có thể đem bán để tăng thêm nguồn cung thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn trên thị trường tiền tệ.- Do ngân hàng có chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản không phù hợp và kém hiệu quả như: các chứng khoán đang sở hữu có tính thanh khoản thấp, dự trữ của ngân hàng không đủ cho nhu cầu chi trả, chưa có phương án dự phòng hữu hiệu khi có hiện tượng mức tiền gửi suy giảm đột biến…- Do hoạt động kinh doanh của ngân hàng không có hiệu quả hoặc bị thua lỗ kéo dài. Đây là nguyên nhân quan trọng, vì bắt nguồn từ hoạt động kinh doanh, khiến người dân mất lòng tin, hoài nghi và lo sợ bị mất vốn.Hậu quả của rủi ro thanh khoản:- Ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng khó khăn tài chính triền mien và ngày càng nghiêm trọng.- Nguồn vốn tiền gởi sẽ bị sụt giảm một cách có hệ thống- Giảm hiệu quả kinh doanh do phải đối phó với tình trạng thiếu hụt thanh khoản- Uy tín các ngân hàng bị giảm sút và có nguy cơ bị đình chỉ giao dịch hoặc bị phá sản.1.3 Cung và cầu về thanh khoản:Yêu cầu thanh khoản của một ngân hàng có thể được xem xét bằng mô hình cung - cầu về thanh khoản.SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 5Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Cung về thanh khoản: là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng, là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng.Nguồn cung quan trọng nhất là tiền gửi bổ sung của khách hàng trên tài khoản mới cũng như trên những tài khoản hiện tại.Cầu về thanh khoản: là nhu cầu vốn cho các mục đích hoạt động của ngân hàng, các khoản làm giảm quỹ của ngân hàng.Cầu về vốn khả dụng xuất hiện từ 2 nguồn chính: [1] Khách hàng rút vốn khỏi tài khoản tiền gửi và [2] Yêu cầu tín dụng từ những khách hàng mà ngân hàng mong muốn đáp ứng, có thể dưới hình thức một món vay mới, tái gia hạn những hợp đồng tín dụng đến hạn, hay rút vốn theo hạn mức tín dụng. Bảng: Cung và cầu thanh khoản trong ngân hàngNguồn cung vốn thanh khoản Nguồn cầu thanh khoảnTiền gửi của khách hàng Khách hàng rút tiền từ tài khoản Doanh thu từ việc bán các dịch vụ phi tiền gửiYêu cầu vay vốn từ những khách hàng chất lượng tín dụng caoThanh toán nợ của khách hàng Thanh toán các khoản vay phi tiền gửiBán tài sản Chi phí bằng tiền và thuế xuất hiện trong quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụVay từ thị trường tiền tệ Thanh toán cổ tức bằng tiềnNguồn: Peter S. Rose, Commercial bank management, [Bản dịch của Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội], Nhà xuất bản Tài chính, 2001, trang 4161.4 Đánh giá trạng thái thanh khoản:Trạng thái thanh khoản ròng NPL [net liquidity position] của một ngân hàng được xác định như sau:NPL = Tổng cung về thanh khoản - Tổng cầu về thanh khoảnCó ba khả năng có thể xảy ra sau đây:SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 6Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Thặng dư thanh khoản: Khi cung thanh khoản vượt quá cầu thanh khoản [NPL>0], ngân hàng đang ở trạng thái thặng dư thanh khoản. Nhà quản trị ngân hàng phải cân nhắc đầu tư số vốn thặng dư này vào đâu để mang lại hiệu quả cho tới khi chúng cần được sử dụng đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai.Nếu thừa với số tiền lớn, ngân hàng phải có biện pháp khắc phục để giảm thặng dư thanh khoản:- Đầu tư tài chính ngắn hạn: mua chứng từ có giá trên thị trường mở, đầu tư vào các công cụ của thị trường tiền tệ- Cho vay trên thị trường tiền tệ, thông qua thị trường liên ngân hàng- Chuyển đổi dự trữ sơ cấp thành dự trữ thứ cấp qua việc mua Tín phiếu Kho bạc, Tín phiếu Ngân hàng trung ương.Thâm hụt thanh khoản: Khi cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản [NPL

Chủ Đề