Thông tư 22 đánh giá học sinh THPT

Ngày 20 tháng 7 năm 2021 Bộ giáo dục và đào tạo ban hành thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. Sau đây hãy cùng ACC tìm hiểu thông tư này nhé.

Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT Quy định mới về đánh giá học sinh THCS và THPT

Nội dung bài viết:

  1. Mục lục thông tư 22/2021/TT-BGDĐT
  2. Tải thông tư 22/2021/TT-BGDĐT
  3. Sau đây là một số nội dung của thông tư 22/2021/TT-BGDĐT

Mục lục thông tư 22/2021/TT-BGDĐT

Chương I: quy định chung

Chương II: đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh

Chương III: Sử dụng kết quả đánh giá

Chương IV: trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Chương V: Điều khoản thi hành

Tải thông tư 22/2021/TT-BGDĐT

Tải thông tư tại đây: THÔNG TƯ 222021TTBGDĐT

Sau đây là một số nội dung của thông tư 22/2021/TT-BGDĐT

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Thông tư này quy định về đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông [sau đây gọi chung là học sinh], bao gồm: đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh; sử dụng kết quả đánh giá; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  2. Thông tư này áp dụng đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục khác thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành [sau đây gọi là Chương trình giáo dục phổ thông], cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinhlà hoạt động thu thập, phân tích, xử lí thông tin thông qua quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình rèn luyện và học tập của học sinh trong các môn học bắt buộc, môn học tự chọn, hoạt động giáo dục bắt buộc, nội dung giáo dục của địa phương [sau đây gọi chung là môn học] trong Chương trình giáo dục phổ thông; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; xác nhận kết quả đạt được của học sinh; cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh để điều chỉnh quá trình dạy học và giáo dục [sau đây gọi chung là dạy học].
  2. Đánh giá thường xuyênlà hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh diễn ra trong quá trình thực hiện hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông; cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh để kịp thời điều chỉnh trong quá trình dạy học; hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh; xác nhận kết quả đạt được của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ rèn luyện và học tập.
  3. Đánh giá định kìlà hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện và học tập sau một giai đoạn trong năm học nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông; cung cấp thông tin phản hồi cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh để điều chỉnh hoạt động dạy học; xác nhận kết quả đạt được của học sinh.

Điều 3. Mục đích đánh giá

Đánh giá nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để học sinh điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học.

Điều 4. Yêu cầu đánh giá

  1. Đánh giá căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
  2. Đánh giá bảo đảm tính chính xác, toàn diện, công bằng, trung thực và khách quan.
  3. Đánh giá bằng nhiều phương pháp, hình thức, kĩ thuật và công cụ khác nhau; kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.
  4. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong rèn luyện và học tập của học sinh; không so sánh học sinh với nhau.

Trên đây ACC đã đề cập đến Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT. Trong quá trình tìm hiểu nếu có vấn đề thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến website của Công ty Luật ACC để được giải đáp.

Bộ Giáo dục đào tạo đã ban hành Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh phổ thông, bao gồm học sinh THCS và THPT, áp dụng với học sinh lớp 6 từ năm học 2021-2022. Tại Thông tư này, việc đánh giá, xếp loại học sinh đã có nhiều thay đổi. Cụ thể thế nào?

Mục lục bài viết

  • Không chấm điểm nhiều môn học, thay bằng nhận xét
  • Không còn tính điểm trung bình tất cả các môn học
  • Đánh giá học sinh theo Thông tư 22: Không xếp loại như trước?

Câu hỏi: Tôi muốn hỏi việc đánh giá học sinh phổ thông theo Thông tư 22 của Bộ giáo dục Đào tạo có những điểm nào mới so với trước đây?

Không chấm điểm nhiều môn học, thay bằng nhận xét

Đánh giá học sinh theo Thông tư 22 năm 2021 của Bộ Giáo dục Đào tạo được quy định bằng 2 hình thức, cụ thể tại Điều 5 Thông tư này:

1. Đánh giá bằng nhận xét

- Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết nhận xét về rèn luyện và học tập của học sinh về sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế..

-  Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết tự nhận xét về rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.

Bên cạnh đó, cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học sinh cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh.

Đánh giá bằng nhận xét thực hiện với các môn: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; [trước đây đánh giá bằng nhận xét thực hiện với 3 môn: âm nhạc, mỹ thuật, thể dục]

Kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét ở mức: Đạt, Chưa đạt.

2. Đánh giá bằng điểm số

Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông như: Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa…

Kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10.

Việc đánh giá bằng nhận xét và điểm số được sử dụng, thực hiện đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ.

Không còn tính điểm trung bình tất cả các môn học

Theo quy định trước đây, tại Thông tư 58 có tính điểm trung bình học các môn làm căn cứ xếp loại học lực học sinh trong học kỳ và cả năm, Thông tư 22 mới ban hành đã không còn quy định này.

Theo đó, điểm trung bình của từng học kì và cả học kì năm học chỉ được tính riêng từng môn học.

Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số:

- Điểm trung bình môn học kỳ [ĐTBmhk] được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng học kì,

- Điểm trung bình môn cuối năm [ĐTBmcn] được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học.

Đánh giá học sinh theo Thông tư 22: Không xếp loại như trước?

Tại Thông tư 58, học sinh được xếp loại: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.

Thông tư 22 đánh giá kết quả học tập của người học theo 4 mức: "Tốt, khá, đạt, chưa đạt" đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số và 2 mức “đạt, chưa đạt” đối với môn chỉ đánh giá bằng nhận xét.

Cụ thể, Điều 9 Thông tư 22 quy định về đánh giá kết quả học tập của học sinh như sau:

Học sinh đạt mức Tốt

- Có tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét: có mức Đạt.

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, nhưng phải có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.

Học sinh đạt mức Khá

- Có tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, và có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.

Học sinh ở mức Đạt

- Có nhiều nhất 1 môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.

- Có ít nhất 6 môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên;

- Không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.

Học sinh ở mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/9/2021 và thực hiện theo lộ trình:
- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6.
- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 7 và lớp 10.
- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 8 và lớp 11.
- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 9 và lớp 12.

Trên đây là giải đáp về những điểm mới về đánh giá học sinh theo Thông tư 22. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Chủ Đề