Thị trường công nghệ thông tin ở Việt Nam

Góc nhìn đầu tư 2022: Ngành công nghệ thông tin bước vào kỷ nguyên bùng nổ

Trong thời đại công nghiệp 4.0 bùng nổ, Việt Nam đang nổi lên là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực. Đà tăng này được các chuyên gia kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá đầy mạnh mẽ trong tương lai bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.

ICT - Điểm tựa cho nền kinh tế

Công nghiệp công nghệ thông tin [ICT] đã trở thành một trong những ngành có đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước. Điều này giúp cho Việt Nam chuyển mình thành một trong những quốc gia dẫn đầu sản xuất công nghệ phần cứng và điện tử - viễn thông với việc xếp thứ 2 về sản xuất điện thoại và thứ 10 về sản xuất điện tử. Cùng với đó, Việt Nam cũng đứng thứ 9 về gia công phần mềm.

Trong năm 2021, tổng doanh thu công nghiệp ICT đạt 136.15 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 9.20% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, chủ yếu doanh thu đến từ lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử đạt 121 tỷ USD chiếm gần 90% tổng doanh thu công nghiệp ICT.

Ngoài việc tăng trưởng đầy ấn tượng trong giai đoạn dịch bệnh đang hoành hành thì ngành công nghiệp ICT cũng nổi lên như một trong những “tuyến phòng thủ chính chống lại đại dịch Covid-19” theo lời chia sẻ của Tổng Thư ký Liên minh Viễn thông quốc tế [ITU - International Telecommunication Union], ông Houlin Zhao.

Tổng doanh thu công nghiệp ICT giai đoạn 2016-2021. Đvt: Tỷ USD

Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Thông tin và Truyền thông dự báo trong giai đoạn còn lại từ năm 2022-2025, ngành ICT sẽ duy trì được mức tăng trưởng kép 2 chữ số và đạt doanh thu từ mức 155 tỷ USD đến 240 tỷ USD.

Tổng doanh thu công nghiệp ICT giai đoạn 2021-2025. Đvt: Tỷ USD

Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông

Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ

Chuyển đổi số đang được ứng dụng ngày một rộng rãi trong hầu hết các doanh nghiệp trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

Trong đó nêu rõ định hướng phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, phấn đấu từng bước làm chủ công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm, chủ động trong sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới, hợp tác nhưng không phụ thuộc vào các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài.

Mục tiêu đến năm 2025 đạt 100,000 doanh nghiệp công nghệ số; giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ đạt tăng trưởng bình quân từ 10%-20%/năm; đóng góp từ 10%-20% tăng trưởng GDP. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, tính đến hết năm 2021, tổng số doanh nghiệp số đạt hơn 64,000 doanh nghiệp, vượt mục tiêu của cả năm 2021 [đạt 60,000 doanh nghiệp số].

Số lượng doanh nghiệp công nghiệp số. Đvt: Doanh nghiệp

Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông

Theo công bố của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới [WIPO], Việt Nam xếp thứ 44/132 quốc gia và nền kinh tế về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2021 [GII - Global Innovation Index]. Dù đã có nhiều cải thiện so với quá khứ, chúng ta còn phải cải thiện rất nhiều để bắt kịp các nước trong khu vực ASEAN như Singapore, Malaysia...

Trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng, Việt Nam đã có sự thăng tiến mạnh mẽ và vào nhóm 25 nước dẫn đầu thế giới trong báo cáo xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu [GCI - Global Cybersecurity Index] do Liên minh Viễn thông quốc tế [ITU - International Telecommunication Union] đánh giá.

Đồ thị so sánh năng lực đổi mới sáng tạo và mức độ an toàn thông tin của các quốc gia ASEAN. Đvt: Điểm

Nguồn: ITU, WIPO và World Bank

Chú thích: Độ lớn của các quả bóng trong đồ thị thể hiện GDP của quốc gia

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các tập đoàn lớn đều chạy đua xây dựng môi trường làm việc số. Điển hình như Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN] đã nhận diện, lựa chọn các lĩnh vực trọng tâm để triển khai thực hiện chuyển đổi số, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, chất lượng dịch vụ, năng suất lao động và năng lực quản trị... Các lĩnh vực trọng tâm bao gồm: số hóa dữ liệu, số hóa khách hàng, số hóa quy trình nghiệp vụ và ứng dụng khoa học công nghệ.

Dưới góc độ vĩ mô, ông Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế phân tích, bên cạnh những thách thức do tác động của đại dịch Covid-19, đây cũng là cơ hội để chúng ta tìm những hướng đi mới trong phát triển nền kinh tế. Điểm đáng ghi nhận là Chính phủ đã sớm quan tâm đến thực hiện chuyển đổi số, kinh tế số, coi đây một trong những giải pháp để chúng ta sẵn sàng “sống chung với dịch”, thực hiện mục tiêu kép. Doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn cho khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt là áp dụng công nghệ trong cả phương thức sản xuất lẫn phương thức giao dịch với khách hàng, hiệu quả đi đôi với an toàn.

Những yếu tố trên sẽ góp phần gia tăng triển vọng và tiềm năng của lĩnh vực ICT nói chung và các doanh nghiệp trong ngành công nghệ thông tin nói riêng. Các doanh nghiệp đáng chú ý trong ngành là CTCP FPT [HOSE: FPT], CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC [HOSE: CMG], CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử - Viễn thông [HOSE: ELC].

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

CNTT đang là ngành rất HOT hiện nay. Rất nhiều các bạn sinh viên đã lựa chọn theo đuổi con đường này. VietnamWorks vừa công bố Báo cáo thị trường ngành CNTT năm 2020. Hãy cùng VTI Education nhìn lại một số thống kế trong báo cáo cùng chúng mình nhé!

1.Nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT vẫn tăng cao

Lấy năm 2010 làm mốc nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT tăng gấp 4 lần sau 1 thập kỉ và có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định. Trong đó 7 nhóm ngành thuộc lĩnh vực CNTT có nhu cầu tuyển dụng phổ biến lần lượt là: Phát triển phần mềm, hỗ trợ kỹ thuật, quản lý dự án sản phẩm, UX UI, QA/QC, khoa học dữ liệu.

2. Mảng phát triển phần mềm vẫn dữ được tính ổn định

Trong những năm gần đây, CNTT càng ngày càng phát triển, thế giới phẳng ngày càng phổ biến. Vì thế mà số lượng kĩ sư làm về Web, Mobile, Ai ngày càng tăng cao. Nhưng ngành phát triển phần mềm vẫn luôn chiếm tới 50% và có ảnh hưởng lớn nhất tới nhu cầu tuyển dụng của ngành CNTT.

3. JavaScipt vẫn chưa bao giờ hết “HOT”

Có rất nhiều kĩ năng về lập trình web như PHP, .NET,... nhưng nhóm kĩ năng về Javascript vẫn tăng trưởng rất mạnh mẽ thể hiện khả năng hợp xu thế và hợp thời ở Việt Nam. Theo sau đó là nhóm kỹ năng lập trình cho iOS tăng trưởng 29.8%; kỹ năng lập trình cho Android tăng đến 26.8%.

4. Mức lương đăng tuyển trung bình cao nhất

Mức lương đăng tuyển trung bình cao nhất có sự thay đổi qua từng năm cho thấy sự thay đổi xu hướng CNTT tại Việt Nam trong thập kỷ qua. Đáng chú ý, giai đoạn 2011 – 2012, đây là thời kỳ của Phát triển ứng dụng trên điện thoại [Mobile App] nên dẫn đến mức lương trung bình cao nhất thuộc về bộ đôi bổ trợ cho nhau là Kỹ sư lập trình nhúng hệ thống [Embedded Developer] với mức lương 3,750 USD và Kỹ sư phần cứng [Hardware Engineer] có mức lương 3,500 USD.

Giai đoạn năm 2013 – 2014 đánh dấu bước trỗi dậy của thời đại “Tập trung vào dữ liệu” [Data driven] khi các doanh nghiệp đều hướng đến việc tận dụng khai thác các lợi thế của dữ liệu lớn, kéo theo mức lương cao nhất thuộc về hai công việc phục vụ cho Khoa học dữ liệu là Kỹ sư khoa học dữ liệu [Data scientist] với mức lương 3,531 USD, và Kỹ sư lập trình ngôn ngữ Python với mức lương 2,900USD.

Nửa thập kỷ sau vào những năm từ 2015 – 2019, tiếp tục là sự phát triển của Khoa học dữ liệu khi công nghệ này ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn với doanh nghiệp. Điều này thể hiện qua việc mức lương đăng tuyển cho vị trí “Phát triển hệ thống quản trị thông minh cho doanh nghiệp” [Bussiness Intelligence – gọi tắt là BI] với mức lương 1,532 USD vào năm 2015. Các xu hướng Công nghệ cao [high-tech] cũng bắt đầu du nhập vào Việt Nam thời điểm này và cũng thể hiện được thông qua mức lương cao được chi trả cho các vị trí như “Kỹ sư lập trình vạn vật kết nối” [IoT Developer] với mức lương 1,800 USD; Kỹ sư lập trình Trí tuệ nhân tạo với mức lương 1,958 USD; Kỹ sư lập trình công nghệ Chuỗi khối [Blockchain Developer] được đề xuất mức lương 2,033 USD; Kỹ sư lập trình Dữ liệu đám mây [Cloud Developer] với mức lương 2,006 USD, Kỹ sư lập trình thị giác máy tính [Computer vision developer] với mức lương 2,382 USD

Xem đầy đủ báo cáo tại đây:

//drive.google.com/.../1BODK7Ds5OLoG4xWSxrj.../view...

Ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam là một trong những ngành mũi nhọn đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của đất nước. Để hiểu rõ hơn, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm  hiểu về tình hình phát triển của ngành công nghệ thông tin. Mời bạn cũng theo dõi:

Công nghệ thông tin là ngành gì?

Trước khi tìm hiểu thực trạng ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam, chúng ta cần hiểu hơn về ngành công nghệ thông tin mới có thể đưa ra những nhận định chính xác về ngành nghề này.

Công nghệ thông tin là ngành gì?

Hiểu một cách đơn giản, công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và các hệ thống mạng, phần mềm để xử lý các dữ liệu, thông tin cần thiết. Người học ngành này sẽ nghiên cứu, phát triển, nâng cấp, bảo trì các hệ thống máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm, mạng internet và các giải pháp xử lý thông tin trên các nền tảng khác.

Sinh viên khi theo học ngành công nghệ thông tin hiện nay không chỉ được đào tạo về kiến thức lý thuyết. Mà con được rèn luyện các kỹ năng chuyên môn quan trọng như: kỹ năng tư duy logic, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm,… Phát huy hiệu quả các tốt chất cần thiết của một người học công nghệ thông tin.

Ngành công nghệ thông tin phát triển như thế nào?

Nhìn vào thực trạng ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam hiện nay, có thể thấy lĩnh vực này đã trở thành ngành kinh tế quan trọng hàng đầu. Ngành công nghệ thông tin có tốc độ phát triển nhanh, mạnh, đóng góp to lớn vào sự tăng trưởng GDP của cả nước trong nhiều năm qua.

Cơ sở vật chất hạ tầng đã đạt tiêu chuẩn quốc tế. Theo thống kê trên cả nước có 100% các trường từ tiểu học đã có kết nối và sử dụng mạng internet.

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin cũng được chú trọng đào tạo. Số lượng trường đại học đào tạo chính quy công nghệ thông tin phát triển nhanh về cả quy mô và hình thức đào tạo. Các trường ứng dụng công nghệ thông tin 100% và hệ thống quản trị cơ sở, thông tin. Mỗi năm cung ứng một nguồn nhân lực chất lượng lớn cho đất nước.

Ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực hơn khi triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống, xã hội người dân và doanh nghiệp. Việt Nam trở thành nước có lượng người sử dụng mạng internet thuộc top cao nhất thế giới. Các hoạt động cá nhân đến tập thể đều sử dụng mạng internet trên các nền tảng kết nối khác nhau. Doanh nghiệp ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý, điều hành hiệu quả.

Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn, Việt Nam từ nước đi lên sau chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội đã phát triển nhanh chóng, trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin. Không những thế, chúng ta còn đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội. Đặc biệt chú trọng việc phát triển nguồn nhân lực CNTT đông đảo và có chất lượng cao.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

???? Khó Khăn Của Ngành Công Nghệ Thông Tin Mà Bạn Phải Đối Mặt?

???? Vén Màn Những Mặt Trái Ngành Công Nghệ Thông Tin Hiện Nay

Tình hình ngành công nghệ thông tin ở việt nam

Tình hình ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam hiện nay đã có những bước tiến đáng kể, phát triển nhanh chóng trong vòng hơn 20 năm. Theo thống kê năm 2000, ngành công nghệ thông tin chỉ chiếm khoảng 0,5% GDP của cả nước. Được đánh giá là ngành kinh tế nhỏ bởi nó thua kém hẳn so với các ngành nông nghiệp, thương mại,… Tuy nhiên chỉ trong 2 thập kỷ, công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ, với những bước phát triển nhảy vọt đáng kinh ngạc.

  • Doanh thu năm 2019 tăng gấp 400 lần so với năm 2000, tương đương mức bình quân 37% trong 19 năm.
  • Nguồn lực lao động ngành công nghệ thông tin tăng gấp 20 lần chiếm 1,88% tổng số lao động Việt Nam hiện nay
  • Năng suất lao động bình quân tăng 7,6 lần so với cả nước
  • Thực trạng ngành công nghệ thông tin hiện nay đã đóng góp 14,3% vào GDP của cả nước, gấp 28 lần so với năm 2000. Đây là một con số đáng tự hào của chúng ta.
  • Với sự phát triển nhảy vọt nhanh và mạnh mẽ, chúng ta đã có vị trí trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới. Trở thành một trong những nước mạnh về công nghệ thông tin trong khu vực. Trong đó đứng thứ 1 về ngành dịch vụ phần mềm trong số 6 nước phát triển mạnh nhất khu cự ASEAN.
  • Chúng ta cũng có những thành tựu công nghệ nhất định. Trở thành điểm lựa chọn đầu tư của nhiều tập đoàn nổi tiếng thế giới như: IBM, Microsoft, Intel, Toshiba, Samsung… Các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ thông tin vươn tầm thế giới như Viettel, FPT, VNPT,…  hứa hẹn có nhiều khởi sắc hơn nữa trong tương lai sắp tới.
  • Nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin cũng ngày càng đảm bảo chất lượng cao. Tuy nhiên, số lượng này vẫn chưa đủ để cung ứng cho các doanh nghiệp trong nước và tại nước ngoài. Vì vậy hiện nay, các trường đại học cũng chú trọng đến chất lượng đào tạo, tuyển sinh nhằm đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đủ cho nhu cầu xã hội.
Tình hình ngành công nghệ thông tin ở việt nam

Thực trạng ngành công nghệ thông tin Việt Nam đạt được những bước chuyển mình vượt bậc như vậy, phải kể đến những lý do sau:

  • Con người Việt Nam thông minh, chịu khó, cần cù. Chương trình đào tạo của Việt Nam cơ bản tốt với hệ thống đào tạo đại học – cao đẳng chú trọng chất lượng chuyên môn, thực hành thực tiễn.
  • Là một đất nước tiềm năng, Việt Nam thu hút được một lượng lớn nguồn đầu tư nước ngoài. Điều này tạo cơ hội đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển vượt bậc.
  • Nguồn nhân lực lớn, dồi dào với dân số gần 100 triệu người. Là nước duy nhất có cơ cấu dân số vàng trong suốt 30 năm liên tục
  • Xã hội Việt Nam trong suốt 45 năm qua luôn ổn định, không có biến động, xung đột về chính trị, xã hội.

Với những lợi thế này, đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ ngành công nghệ thông tin Việt Nam trong suốt những năm qua. Đây cũng chính là ưu điểm tuyệt vời mà không phải đất nước nào cũng có được.

>>> Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin thì học trường nào?

Như vậy, những chia sẻ về ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam trên đây có lẽ đã giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về sự phát triển của ngành nghề này. Hy vọng mọi người sau khi hiểu rõ sẽ có được những định hướng phát triển và nắm bắt tốt cơ hội cho bản thân mình ở hiện tại và cả tương lai.

Video liên quan

Chủ Đề