Theo quan điểm của anh chị thì bệnh là gì năm 2024

Cập nhật: 11:22 - 13/12/2020 | Lần xem: 20185

Kỳ thị là sự phân biệt đối xử đối với một nhóm người, một địa điểm hoặc một quốc gia có thể xác định được. Sự kỳ thị làm tổn thương tất cả mọi người bằng cách tạo thêm sự sợ hãi hoặc tức giận, thay vì tập trung vào giải quyết vấn đề đang xảy ra. Các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe công cộng như đại dịch COVID-19 hay đại dịch HIV/AIDS là những giai đoạn căng thẳng cho người dân, cho cộng đồng và thường tồn tại kèm theo là sự kỳ thị đối với nhóm người mắc bệnh. Sự kỳ thị xảy ra có thể do việc thiếu kiến thức về cách lây lan của dịch bệnh, nhu cầu đổ lỗi cho một ai đó, nỗi sợ hãi về căn bệnh và sự chết chóc cũng như tin đồn lan truyền về những điều vô căn cứ, không có thật.

Không có cá nhân đơn lẻ hay một nhóm người nào có nguy cơ làm lây lan dịch bệnh nhiều hơn những người khác. Chính cảm giác sợ hãi và lo âu về một căn bệnh có thể dẫn đến sự kỳ thị trong xã hội, là những quan điểm và niềm tin tiêu cực đối với con người, nơi chốn hoặc sự vật nào đó. Sự kỳ thị có thể dẫn đến việc gán mác, gây ấn tượng nhất định, phân biệt đối xử và các hành vi tiêu cực khác.

Sự kỳ thị cũng có thể khiến người ta dễ giấu triệu chứng hoặc giấu bệnh hơn, khiến họ không tìm được sự chăm sóc y tế tức thì, và cản trở người ta áp dụng các hành vi giữ gìn sức khỏe. Điều này có nghĩa là sự kỳ thị có thể khiến việc kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh bùng phát còn khó khăn hơn.

Sự kỳ thị có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất, cảm xúc và tinh thần của các nhóm người bị kỳ thị và cộng đồng nơi họ sinh sống. Những người bị kỳ thị có thể bị cô lập, trầm cảm, lo âu hoặc bị bêu xấu ở nơi công cộng. Việc ngăn chặn sự kỳ thị là rất quan trọng để giúp tất cả các cộng đồng và thành viên trong cộng đồng được an toàn và mạnh khỏe hơn. Mọi người đều có thể chung tay chặn đứng kỳ thị liên quan tới dịch bệnh như COVID-19 hay HIV/AIDS bằng cách hiểu rõ sự thật và chia sẻ chúng với người khác trong cộng đồng.

Hãy cùng Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh gặp gỡ giao lưu với các chuyên gia trong chương trình tọa đàm sắp tới để được nghe chia sẻ những thông tin liên quan đến kỳ thị và hậu quả do kỳ thị gây ra.

Nguyễn Quốc Huy - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Cơ quan Bộ Tư pháp

Góc suy ngẫm cùng bác sỹ Bệnh viện K - Mắc bệnh ung thư là thử thách khắc nghiệt nhất, làm hao tổn đến tinh thần, nguồn lực của người bệnh và gia đình. Có thể thấy bệnh ung thư ảnh hưởng đến cơ thể tự nhiên cũng như cuộc sống xã hội của mỗi người bệnh theo các cách khác nhau và mỗi cá nhân cũng có cách riêng của mình để đối mặt và vượt qua. Theo thời gian, hầu hết người bệnh sẽ tìm ra cách để ổn định, thích nghi, tiếp tục công việc, thực hiện những thói quen, sở thích và duy trì các mối quan hệ xã hội của mình, đồng thời cũng thêm trân trọng cuộc sống. Nhưng đối với không ít người bệnh khác, những cảm xúc bi quan không mất đi, có thể trở nên trầm trọng hơn, cản trở cuộc sống hàng ngày của họ. Trong phạm vi bài viết nhỏ này, qua những điều đã chứng kiến, chúng tôi mong muốn góp phần giúp người đọc là bệnh nhân ung thư hoặc có người thân, bạn bè là bệnh nhân ung thư, đối mặt và chiến thắng bệnh ung thư chí ít về mặt tinh thần.

Cảm xúc đầu tiên khi người bệnh biết bị ung thư là buồn khổ, giận dữ, sợ hãi, lo lắng, một số người thậm chí tuyệt vọng. Ngoài nỗi sợ hãi về bệnh tật hành hạ, đau đớn, suy kiệt, cái chết… mỗi người có một lo lắng riêng khác nhau. Có người sợ đảo lộn công việc, thay đổi địa vị công tác, vai trò trong gia đình, xã hội. Có người e dè việc sống phụ thuộc vào người khác, dằn vặt là một gánh nặng theo cách nào đó cho gia đình. Hay một số lo lắng về những điều có thể xảy ra cho người thân trong tương lai, đặc biệt là với người bệnh có con nhỏ. Một số người lại lo lắng về tài chính, một số thì lại bận tâm, ngượng ngùng về ngoại hình sau điều trị như rụng tóc, da móng bị thay đổi, sẹo do phẫu thuật để lại, mất tay chân…. Người bệnh có thể có tất cả hay chỉ là một vài trong số những cảm xúc trên hoặc có thể trải qua các cảm xúc khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Tiêu cực nhất là suy nghĩ về việc làm tổn thương bản thân hay ý nghĩa tự sát vì cảm thấy bất lực, vô vọng, cuộc sống không còn ý nghĩa.

Để nhanh chóng lấy lại thăng bằng, vượt qua khó khăn, khủng hoảng tinh thần, người bệnh đừng bao giờ âm thầm tự đương đầu, tự chịu đựng một mình, hãy bày tỏ cảm xúc, trò chuyện, tâm sự, chia sẻ suy nghĩ với bạn bè người thân để được giúp đỡ, động viên tinh thần, họ sẽ là chỗ dựa vững chắc cho người bệnh rất nhiều. Bạn cũng nên nhớ, ai cũng sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc khi được chăm sóc cho người mình thương yêu, trân quý. Đừng để suy nghĩ “mình đang làm phiền những người thân xung quanh” le lói trong bạn. Bệnh tật có thể gây chia lìa nhưng cũng giúp các thành viên trong gia đình gần gũi, gắn bó với nhau nhiều hơn.

Cuộc sống này còn nhiều khó khăn nhưng dù ở hoàn cảnh nào cũng nên giữ mãi nụ cười và tinh thần lạc quan

Ngoài ra người bệnh hãy chú ý đến những điều mình yêu thích và đam mê trong cuộc sống, những thứ khiến bản thân vui mỗi ngày như âm nhạc, điện ảnh, hội hoạ, văn chương, thiền định… Hãy lên kế hoạch hàng ngày như cuộc sống trước đây của bạn. Tìm đọc hay lắng nghe những câu chuyện về những người bị ung thư đang có cuộc sống thành công, chiến thắng bệnh tật. Hãy làm những gì mình cảm thấy thoải mái và có ích nhất theo quan niệm của mình và nên nhớ “Hãy luôn lạc quan”.

Các chị sinh hoạt trong CLB Phụ nữ kiên cường [áo hồng] chia sẻ về những câu chuyện đẹp của người bệnh chiến thắng ung thư

Để xây dựng được cảm xúc lạc quan, tích cực, hãy luôn không ngừng hy vọng, theo định nghĩa về mặt ngôn ngữ là “đặt niềm tin vào những điều tốt lành thì sẽ thành hiện thực”. Và một điều quan trọng nữa là luôn để cơ thể trong trạng thái vận động mỗi khi có thể. Chẳng hạn một chương trình thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, tập yoga… trong điều kiện sức khỏe cho phép và theo khuyến cáo của bác sĩ sẽ hết sức có ích cho sức khỏe và tinh thần của bạn.

.png]Lớp tập Yoga tại Bệnh viện K [Hình ảnh năm 2019]

Có nhiều người bệnh và người nhà nghiên cứu, đọc hiểu được những tài liệu chuyên môn nên biết những gì bác sĩ diễn giải cho họ, thâm chí có người còn gợi ý bác sĩ chỉ định xét nghiệm theo những gì họ tìm hiểu. Nhưng ở thái cực ngược lại, rất nhiều người bệnh hiểu biết không đầy đủ về bệnh ung thư nên có những định kiến sai lệch, chẳng hạn quan niệm mắc bệnh ung thư thì đương nhiên là chết, nếu có điều trị thì cũng chỉ có thể vớt vát, kéo dài sống thêm một thời gian ngắn dẫn đến tâm lý bi quan quá mức, buông bỏ, không tuân thủ điều trị. Thực tế các tiến bộ y học ngày nay đã giúp chữa khỏi hoặc có thể kéo dài, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Một số loại bệnh ung thư có tỉ lệ điều trị thành công rất cao và hơn 90% người bệnh sống trên 5 năm nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm như ung thư tuyến giáp, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư đại tràng… Hàng triệu người bị ung thư vẫn có thể có cuộc sống năng động, tích cực, không có triệu chứng gì như mọi người bình thường. Cơ hội sống ổn định cùng bệnh thậm chí vượt qua chiến thắng bệnh ung thư đã cao hơn rất nhiều so với trước đây. Do vậy người bệnh và gia đình hãy tìm hiểu thật nhiều và kỹ lưỡng về bệnh ung thư của mình qua các kênh thông tin chính thống, quan trọng nhất là qua bác sĩ điều trị trực tiếp. Hầu hết bệnh nhân sẽ cảm thấy đỡ lo lắng và tin tưởng hơn khi được giải thích đầy đủ, thoả đáng về bệnh tật, điều trị và tiên lượng.

Tóm lại, bí quyết sức mạnh giúp đương đầu và vượt lên bệnh ung thư là hãy luôn giữ cơ thể ở trạng thái vận động và tinh thần ở trạng thái lạc quan, tích cực. Bí quyết đơn giản này chúng tôi tin tất cả người bệnh đều có thể thực hành và đạt được.

Chủ Đề