Thế nào là lập pháp hành pháp tư pháp

Hành pháp là một trong ba nhánh trong cơ cấu quyền lực nhà nước, cùng với lập pháp và tư pháp. Quyền hành pháp là quyền khởi xướng hoạch định chính sách và tổ chức thi hành chính sách, bao gồm các hoạt động: đề xuất, khởi xướng việc hoạch định chính sách và điều hành chính sách; tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm trật tự công.

Hành pháp trong Nhà nước pháp quyền Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bộ phận của quyền lực nhà nước, trong đó các cơ quan nhà nước thực hiện quyền hành pháp trên cơ sở một hệ thống thể chế pháp lý nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Nói đến hành pháp là nói đến Quyền hành pháp, quyền tự chủ, tự quyết; hoạt động của các cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền hành pháp; và hệ thống các cơ quan thực hiện quyền hành pháp.

Các quyền hành pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Hành pháp bao gồm hai quyền: quyền lập quy và quyền hành chính.

Quyền lập quy là quyền ban hành những văn bản pháp quy dưới luật, để cụ thể hoá luật pháp do các cơ quan lập pháp ban hành trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Quyền hành chính là quyền tổ chức quản lý tất cả các mặt, các quan hệ xã hội bằng cách sử dụng quyền lực Nhà nước. Quyền hành chính bao gồm các quyền về tổ chức nhân sự trong cơ quan hành chính, quyền tổ chức thực thi và áp dụng pháp luật trong các mối quan hệ giữa tổ chức với cá nhân, tổ chức với tổ chức và giữa các cá nhân với nhau trong đời sống xã hội.

Cơ quan hành pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ máy hành pháp bao gồm các chính phủ [nội các] và các cơ quan hành chính công [hành chính], nơi đầu tiên đảm nhiệm trách nhiệm thi hành pháp luật. Bộ máy hành pháp ngoài việc hành chính còn có quyền lập quy, quy phạm pháp luật, ví dụ, có quyền ban hành các quy định, các văn bản dưới luật, không được xem là tương đương với luật, và thay vào đó phải có nguồn gốc dẫn nhập từ pháp luật hiện hành.

Mô hình hành pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Mô hình quân chủ đại nghị[sửa | sửa mã nguồn]

Mô hình quân chủ đại nghị [quân chủ lập hiến] có đặc điểm: Thủ tướng giữ vai trò nổi trội trong thực hiện quyền lực chính trị, là người quyết định đường lối chính trị của Chính phủ, mà nguyên nhân sâu xa là bởi Thủ tướng là thủ lĩnh chính trị của đảng chiếm ưu thế trong Nghị viện. Trong chế độ này, giữa lập pháp và hành pháp không có sự tách biệt hoàn toàn mà thường xuyên liên hệ với nhau. Nguyên thủ quốc gia chỉ mang tính tượng trưng.

Mô hình chính thể cộng hoà đại nghị[sửa | sửa mã nguồn]

Mô hình hành pháp ở các nước theo chính thể cộng hoà đại nghị có đặc điểm: Chính phủ được thành lập trên cơ sở đảng chiếm đa số ghế trong Nghị viện; quyền hành pháp được chia sẻ giữa Tổng thống và Thủ tướng; quyền lực của Tổng thống không lớn, mà tập trung vào Thủ tướng; thủ tướng là người quyết định và chịu trách nhiệm về đường lối chính trị đất nước.

Chính phủ được thành lập bởi Nghị viện trên cơ sở đảng chiếm đa số ghế [hoặc liên giữa các đảng chiếm đa số ghế] trong Nghị viện. Quyền hành pháp được chia sẻ giữa Tổng thống và Thủ tướng. Hiến pháp không trao những quyền hạn quan trọng cho Tổng thống. Văn bản do Tổng thống ban hành thường phải được Thủ tướng và các Bộ trưởng kiểm tra và đồng ý trước. Đặc điểm điển hình là Tổng thống không thuộc thành phần Chính phủ và không thể tác động đến chính sách của Chính phủ.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia [NCSC], nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.

Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.

DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .

Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.

Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.

Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.

Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:

  • sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống pháp luật
  • và kết nối cộng đồng dân luật Việt Nam,
  • nhằm giúp công chúng loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,
  • và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng nhà nước pháp quyền.

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.

Hành pháp lập pháp và tư pháp là gì?

Hành pháp: là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập. Tư pháp: là để trừng trị tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các cá nhân. Các thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo pháp luật.

Người đứng đầu cơ quan lập pháp hành pháp tư pháp là ai?

Hành pháp chính là thi hành theo quy định tại hiến pháp, căn cứ theo hiến pháp để soạn thảo hoặc ban bố các quy định của luật và thực hiện theo quy định của luật. Đại diện cho hành pháp là Chính phủ, người đứng đầu là Tổng thống/Chủ tịch nước.

Quyền hành pháp là quyền làm gì?

Quyền hành pháp là quyền khởi xướng hoạch định chính sách và tổ chức thi hành chính sách, bao gồm các hoạt động: đề xuất, khởi xướng việc hoạch định chính sách và điều hành chính sách; tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm trật tự công.

Hành pháp có nghĩa là gì?

Hành pháp là một trong ba quyền, cùng với lập pháp và tư pháp hợp thành quyền lực nhà nước. Trong quan hệ quyền lực nhà nước, chức năng riêng biệt của cơ quan hành pháp là tổ chức thực hiện, thi hành Hiến pháp và các đạo luật do Quốc hội [hoặc Nghị viện] ban hành.

Chủ Đề