Thắt khăn quàng đỏ bên nào dài hơn

TT - Chiếc khăn quàng đỏ trên vai người đội viên là góc cờ của Tổ quốc, là biểu tượng của lòng yêu nước, của lý tưởng cách mạng, là niềm tự hào của mỗi đội viên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Phóng to Chiếc khăn quàng thắt đúng cách thì đuôi khăn bên phải lúc nào cũng phải dài hơn đuôi khăn bên trái - Ảnh: Q.Linh

Ngày nhỏ đến trường, mỗi sáng thắt chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai ai trong mỗi chúng ta cũng thấy mình lớn hơn, chững chạc hơn cái tuổi mình vốn có. Thắt chiếc khăn quàng, một thuở với nhiều bạn đội viên là sự trân trọng: được học thắt khăn quàng đúng cách, gấp vuông trước cổ vuông vức, đuôi khăn bên phải dài hơn bên trái, cạnh tam giác phía sau nằm giữa sống lưng...

Nhưng giờ đây điều đó có nhạt nhòa hoặc là hình như thế. Một số chương trình quảng cáo trên tivi của một nhãn sữa nổi tiếng xuất hiện những người bạn nhỏ tung tăng trong chiếc khăn quàng đỏ thắm nhưng... cách thắt sai, bên trái dài hơn bên phải. Rồi hình ảnh các cô diễn viên trẻ trung, xinh đẹp với chiếc calô trắng viền đỏ xinh xắn cũng chiếc khăn quàng lệch y như thế. Khổ hơn, trong một số chương trình trên tivi khác có cả một vài quan chức - trong các chương trình nói chuyện với thiếu nhi - chiếc khăn quàng còn xộc xệch hơn! Dẫu biết rằng các chú, các cô quàng chiếc khăn trên vai chỉ là biểu tượng nhưng với các bạn khán giả đội viên, điều đó rất không nên.

Không chỉ chiếc khăn quàng, còn những điều khác nữa. Ví như lá đơn xin vào Đội giờ chỉ là những mẫu điền sẵn, giống nhau câu chữ, chỉ khác tên người đứng tên. Đến cảm xúc chân thành - dù non nớt - của các bạn nhỏ mà các bạn cũng không được nói lên khi mình gia nhập vào một tổ chức đầy tự hào sao? Chỉ là do người lớn, sao lại quên đi hướng dẫn, dạy bảo cho các em tình yêu với Đội của mình?

Có thể chiếc khăn quàng với một số người - nhất là người lớn - là... chuyện nhỏ. Tôi không nghĩ thế, tình yêu luôn bắt đầu từ những điều nho nhỏ, từ tuổi ấu thơ thế mà! Tình yêu Tổ quốc, đất nước, đồng bào là gì nếu không bắt đầu từ những điều nho nhỏ thế!

Khăn quàng đỏ là biểu tượng và đồng phục của đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Khăn quàng đỏ được thắt lên cổ áo của đội viên theo một quy tắc nhất định. Vậy không phải ai cũng biết thắt khăn quàng đỏ đúng cách. Dưới đây là các hướng dẫn cho các em học sinh tham khảo.

Video cách thắt, tháo khăn quàng đỏ dễ hiểu

1. Ý nghĩa khăn quàng đỏ

Khăn quàng đỏ là biểu tượng và đồng phục của đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, màu đỏ của khăn tượng trưng cho một phần lá cờ Tổ quốc, thể hiện lòng tự hào về những truyền thống vinh quang của dân tộc và được thắt lên cổ áo của đội viên theo một quy tắc nhất định.

2. Thắt khăn quàng đỏ

  • Tay phải cầm một phần ba chiều dài của khăn.
  • Dùng hai tay dựng cổ áo.
  • Tay trái vuốt nhẹ chiều dài mép khăn, cầm một phần hai phần dải khăn còn lại.
  • Gấp xếp đổi chiều cạnh đáy khăn, để phần chiều cao khăn còn khoảng 15cm.
  • Đặt khăn vào cổ áo, so hai đầu khăn bằng nhau.
  • Đặt dải khăn bên trái lên trên dải khăn bên phải, vòng đuôi khăn bên trái vào trong, đưa lên kéo ra phía ngoài tạo thành nút thứ nhất với dải khăn bên phải [vị trí nút khăn tương đương với khuy áo thứ hai từ trên xuống].
  • Lấy dải khăn bên trái vòng xuống phía dưới dải khăn bên phải theo chiều từ trái sang phải và buộc tiếp thành nút thứ hai với dải khăn bên phải.
  • Chỉnh cho hai dải khăn xòe ra, sửa nút khăn vuông vắn, bẻ cổ áo xuống.

3. Tháo khăn quàng đỏ

Tay trái cầm nút khăn, tay phải cầm dải khăn phải phía trên nút, rút khăn ra.

Lưu ý: Khi thực hành Nghi thức Đội, nếu sau động tác tháo khăn quàng đỏ là động tác thắt khăn quàng đỏ thì đội viên khi rút khăn ra, dùng tay phải giữ nguyên dải khăn đưa về phía trước hơi chếch về bên phải so với thân người, cánh tay phải song song với mặt đất.

Khăn quàng đỏ là vật dụng vô cùng quen thuộc với các em học sinh cấp 1, 2, chúng gắn liền với tuổi học trò của chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được cách gấp hay cột khăn quàng đỏ đúng cách và tiết kiệm thời gian nên thường khó tháo, thậm chí là rách khi sử dụng xong. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách thắt, tháo và bảo quản khăn quảng đó đúng cách, chúc bạn thành công!

Cách đeo khăn quàng đỏ đẹp đúng cách

Để cột một chiếc khăn quàng đỏ sao cho đẹp, ngay ngắn thì cũng đều cần những kỹ năng nhất định, một số tips cách thắt khăn quàng dưới đây của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.

Cách 1:

- Trải khăn quàng đỏ trên mặt phẳng sạch hoặc có thể kê trên bắp đùi nếu không có mặt phẳng để trải, gấp từ cạnh đáy của khăn theo chiều xuống đỉnh của tam giác từ 3 - 4 vòng, tùy theo ý thích của cá nhân, nhưng để đảm bảo khăn khi đeo đẹp bạn nên để phần chiều cao của khăn sau khi gấp khoảng 10 - 15cm.

- Dựng cổ áo đồng phục lên, đặt khăn quàng đỏ vào ngay ngắn, sao cho hai phía đuôi khăn bằng đều nhau, đặt phần đuôi khăn bên trái lên trên đuôi khăn bên phải và vòng lại phía sau đuôi khăn bên phải, sau đó đưa lên phía trên cổ, rút khăn ra và gập xuống.

- Dùng đuôi khăn bên trái để làm vòng thắt nút với đuôi khăn bên phải, sau đó thắt nút lại, bạn căn chỉnh sửa sao cho nút được thành hình vuông và gọn, đẹp cuối cùng bẻ cổ áo xuống ngay ngắn.

Lưu ý: Khi thắt nút khăn quàng đỏ phải rút vừa phải, đồng thời điều chỉnh cúc đồng phục, không thắt quá chặt có thể gây cản trở hô hấp, không thể hoạt động thoải mái.

Cách 2:

- Dựng cổ áo đồng phục lên, tay phải cầm đầu của khăn quàng đỏ, tay trái cầm phần đầu khăn còn lại và để khăn rũ xuống dưới.

- Gấp khăn quàng đỏ lại khoảng 3 - 4 vòng đến khi chiều cao khăn còn khoảng 10 -15cm. Đưa đuôi khăn phía bên trái ra sau, so hai phần đuôi sao cho đều bằng nhau, đặt đuôi khăn bên trái lên trên đuôi khăn bên phải, vòng đuôi khăn phía bên trái vào trong và đưa lên trên, kéo nhẹ ra phía ngoài.

- Dùng phần đuôi khăn bên trái vòng từ trái sang phải và buộc lại từ phải sang trái để tạo thành nút gút với dải khăn bên phải.

- Thắt gút nút khăn lại, chỉnh hai dải khăn trên và dưới cho đều nhau và xòe ra, sử lại nút khăn cho thành hình vuông, ngay ngắn, cuối cùng là bẻ cổ áo đồng phục xuống và tiếp tục chỉnh khăn sao cho nằm ngay ngắn ở giữa cổ.

Các bước thắt khăn quàng đỏ đúng cách

Hướng dẫn cách tháo thắt khăn quàng đỏ đơn giản

Để tháo khăn quàng đỏ đúng cách, bạn sử dụng tay trái cầm nút khăn, tay phải cầm vải khăn ở phía trên bên phải của nút rồi nhẹ nhàng nắm rút khăn ra khỏi cổ áo.

Lưu ý: Trong trường hợp đang thực hiện nghi thức Đội, sau khi tháo khăn là động tác thắt khăn quàng đỏ nên người Đội viên sau khi tháo khăn ra, phải dùng tay phải giữ phần vải khăn đưa về phía trước ngực hơi chếch về bên phải và để cánh tay phải song song với mặt đất.

Cách bảo quản khăn quàng đỏ sử dụng được lâu bền

- Khi đeo phải giữ gìn cẩn thận, không làm bẩn hoặc rách.

- Khi đi học về, phải cất khăn quàng đúng nơi, không vứt tùy tiện.

- Nếu thấy khăn quàng đỏ bẩn thì nên giặt ngay để vết bẩn không in đậm lại.

Cách giặt đúng cách:

- Không giặt bằng máy. Các bạn nên giặt riêng chiếc khăn lụa với nước lạnh và giặt nhanh với dầu gội đầu hoà tan sẵn trong nước.

- Đối với khăn len giặt riêng chiếc khăn len với nước hơi ấm khoảng 40 độ và giặt nhanh với dầu gội đầu hoà tan sẵn trong nước.

Sau khi thắt khăn quàng đỏ đúng cách dải khăn bên nào ngắn hơn?

→ Câu trả lời là bên dài khăn trái sẽ ngắn hơn bên phải.

Hy vọng những chia sẻ về cách thắt khăn quàng, tháo và bảo quản khăn quàng đỏ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian chuẩn bị trước khi đến lớp, chúc bạn thành công!

Khăn quàng đỏ có kích thước tối thiểu là bao nhiêu?

Khăn quàng đỏ thường là một miếng vải màu đỏ hình tam giác cân, cạnh đáy tối thiểu là 1 mét, đường cao bằng 1/4 cạnh đáy, thường làm từ vải bông, lụa hoặc valise.

Tại sao khăn quàng cổ màu đỏ?

Khăn quàng đỏ là một phần cờ Tổ quốc. Màu đỏ tượng trưng cho lý tưởng cách mạng, đeo khăn quàng đỏ, Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh tự hào về Tổ quốc, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ vĩ đại, về nhân dân Việt Nam anh hùng và nguyện phấn đấu để trở thành Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Khi nào được đeo khăn quàng đỏ?

Khăn quàng: Bằng vải màu đỏ [gọi là khăn quàng đỏ], đường cao bằng một phần tư cạnh đáy. Đội viên quàng khăn đỏ khi đến trường, sinh hoạt Đội và tham gia các hoạt động của Đội. Đội viên lớn [14 - 15 tuổi] đeo khăn quàng đỏ hoặc huy hiệu Đội khi đến trường, sinh hoạt Đội và tham gia các hoạt động của Đội.

Ai là người phát minh ra khăn quàng đỏ?

Khăn quàng đỏ có nguồn gốc từ Liên Xô và được Bác Hồ đem về Việt Nam. Đã 80 năm từ ngày Bác Hồ thành lập Hội Nhi Đồng Cứu Quốc, tiền thân của Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh [15/5/1941 - 15/5/2021].

Chủ Đề