Thành tựu khoa học tự nhiên của Ai Cập cổ đại

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Hi Lạp được coi là quê hương của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau của khoa học tự nhiên [Thiên văn học, địa lí, toán học, vật lí, sinh vật, y dược]. Là nơi sản sinh ra những con người khổng lồ, kiến thức uyên bác, với những thành tựu đáng giá đóng góp cho kho tàng khoa học tự nhiên của lịch sử nhân loại.

Toán học

Toán học Hi Lạp với Talét [thế kỉ VI TCN], Pitago [580 – 500 TCN], Ơcơlít, Acsimét [285 – 212 TCN]… đã vượt qua cách tính nhân, chia, cộng, trừ sơ cấp, vươn tới sự khái quát thành những định lí, định đề, nguyên lí vẫn được sử dụng trong toán học hiện đại: Định lí Pitago, định lí Talét, định luật Acsimét, định đề Ơcơlít…

Các nhà toán học Hi Lạp cổ đại đã phát minh và đặt cơ sở cho môn hình học. Họ đã tính được độ dài của chu vi quả đất [39.700 km], đường kính, diện tích và chu vi các hình với việc tìm ra giá trị của số đo pi = 3,1324.

Talét [Thế kỉ VI TCN] nhà toán học, thiên văn học và triết học Hi Lạp, quê ở Milê. Người đầu tiên đo được chiều cao của Kim tự tháp nhờ phương pháp đo và tính bóng của nó trên mặt đất. Talét cũng là nhà thiên văn học đầu tiên tính toán và dự báo chính xác ngày xảy ra nhật thực ở Milê – ngày 28 – 5 – 585 TCN.

Pitago [580 – 500 TCN] nhà số học nổi tiếng, quê ở đảo gamốt [thuộc biển Êgiê] người theo chủ trương xây dựng nền chính trị bảo thủ nên đã bỏ Xamốt sang sống ở Nam Hi Lạp, đã từng mở trường dạy học. Pitago [và những học trò của ông] đã có công tổng kết những tri thức về số học, thiết lập nhiều công thức, định lí toán học trong đó có định lí Pitago “Tổng bình phương của hai cạnh góc vuông bằng bình phương của cạnh huyền trong một tam giác”. Pitago còn là nhà thiên văn học tiến bộ thừa nhận trái đất hình cầu, chuyển động theo một quỹ đạo nhất định.

Acsimét [285 – 212 TCN] – nhà vật lí có tên tuổi nhất, người chế tạo ra những hệ thống máy móc đầu tiên ở Hi Lạp – quê ở Xixin [thành bang Xiracudơ] tác giả của định luật Acsimét, người phát hiện ra sức đẩy của nước [bằng chính trọng lượng của vật ở trong nước], phát hiện ra nguyên lí của phép đòn bẩy. Khi Rôma tấn công Xiracudơ, Acsimét đã phát minh ra nhiều vũ khí, máy móc bảo vệ thành: kính hội tụ để sử dụng ánh nắng mặt trời đốt cháy thuyền Rôma; máy bơm nước sử dụng tay để hút nước cho các chiến thuyền Hi Lạp. Acsimet cũng là người tìm ra giá trị của số pi = 3,1324. Acsimét bị quân Rôma giết chết ngay trong phòng thí nghiệm của ông ở Xiracudơ.

Ơcơlít [nửa đầu thế kỉ III TCN], nhà toán học quê ở Alexandria [Ai Cập] người có công tập hợp nhiều nhà toán học và nhiều công trình toán học về Alexandria; người đầu tiên biên soạn sách giáo khoa hình học.

Thiên văn học

Về thiên văn học, người Hi Lạp cũng có những thành tựu và đóng góp đáng kể với tên tuổi của các nhà thiên văn sáng giá: Talét [thế kỉ VI TCN], Pitago [580 – 500 TCN], Arixtác [khoảng thế kỉ III TCN], Eraxtôten [281 – 192 TCN], Hecataút.

  • Các nhà thiên văn Hi Lạp đã nghiên cứu và công bố những bản đồ thiên văn Babylon;
  • dự đoán được ngày nguyệt thực, nhật thực [Talét];
  • thừa nhận quả đất hình cầu và chuyển động theo một quỹ đạo nhất định [Pitago];
  • đề ra thuyết về hệ thống mặt trời và thuyết trái đất tự xoay quanh nó và xoay quanh mặt trời [Arixtác, người ở đảo Xamốt];
  • tính được độ dài của chu vi quả đất với con số tương đối chính xác 39.700 km [Eraxtôten, người ở Alexandria];
  • vẽ được bản đồ đầu tiên của thế giới [Hêcataút];
  • tính được một năm có 365 ngày và 5/19 của ngày [Mêtôn, thế kỉ V TCN].

Y học

Về y học, Híppôcơrát [460 – 377 TCN] được coi là “ông tổ của khoa học y dược”, là người đả phá mạnh những tư tưởng mê tín, dị đoan trong chữa bệnh, đề ra việc chữa bệnh bằng phương pháp khoa học và yêu cầu đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp đối với các thầy thuốc.

Hêrôphin [đầu thế kỉ III TCN] là người đầu tiên nêu ra luận điểm não là trung tâm hệ thần kinh, chỉ huy các hoạt động của con người. Ông cũng là người đầu tiên đưa ra học thuyết về sự tuần hoàn của máu và phương pháp khám bệnh thông qua việc bắt mạch [nhanh, chậm] của bệnh nhân.

Hêracơlít – người xứ Tarentum – nổi tiếng trong giới phẫu thuật Hi Lạp. Tương truyền, khi mổ xẻ, Hêracơlít đã sử dụng thuốc mê để giảm sự đau đớn cho bệnh nhân.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Hi Lạp được coi là quê hương của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau của khoa học tự nhiên [Thiên văn học, địa lí, toán học, vật lí, sinh vật, y dược]. Là nơi sản sinh ra những con người khổng lồ, kiến thức uyên bác, với những thành tựu đáng giá đóng góp cho kho tàng khoa học tự nhiên của lịch sử nhân loại.

Toán học

Toán học Hi Lạp với Talét [thế kỉ VI TCN], Pitago [580 – 500 TCN], Ơcơlít, Acsimét [285 – 212 TCN]… đã vượt qua cách tính nhân, chia, cộng, trừ sơ cấp, vươn tới sự khái quát thành những định lí, định đề, nguyên lí vẫn được sử dụng trong toán học hiện đại: Định lí Pitago, định lí Talét, định luật Acsimét, định đề Ơcơlít…

Các nhà toán học Hi Lạp cổ đại đã phát minh và đặt cơ sở cho môn hình học. Họ đã tính được độ dài của chu vi quả đất [39.700 km], đường kính, diện tích và chu vi các hình với việc tìm ra giá trị của số đo pi = 3,1324.

Talét [Thế kỉ VI TCN] nhà toán học, thiên văn học và triết học Hi Lạp, quê ở Milê. Người đầu tiên đo được chiều cao của Kim tự tháp nhờ phương pháp đo và tính bóng của nó trên mặt đất. Talét cũng là nhà thiên văn học đầu tiên tính toán và dự báo chính xác ngày xảy ra nhật thực ở Milê – ngày 28 – 5 – 585 TCN.

Pitago [580 – 500 TCN] nhà số học nổi tiếng, quê ở đảo gamốt [thuộc biển Êgiê] người theo chủ trương xây dựng nền chính trị bảo thủ nên đã bỏ Xamốt sang sống ở Nam Hi Lạp, đã từng mở trường dạy học. Pitago [và những học trò của ông] đã có công tổng kết những tri thức về số học, thiết lập nhiều công thức, định lí toán học trong đó có định lí Pitago “Tổng bình phương của hai cạnh góc vuông bằng bình phương của cạnh huyền trong một tam giác”. Pitago còn là nhà thiên văn học tiến bộ thừa nhận trái đất hình cầu, chuyển động theo một quỹ đạo nhất định.

Acsimét [285 – 212 TCN] – nhà vật lí có tên tuổi nhất, người chế tạo ra những hệ thống máy móc đầu tiên ở Hi Lạp – quê ở Xixin [thành bang Xiracudơ] tác giả của định luật Acsimét, người phát hiện ra sức đẩy của nước [bằng chính trọng lượng của vật ở trong nước], phát hiện ra nguyên lí của phép đòn bẩy. Khi Rôma tấn công Xiracudơ, Acsimét đã phát minh ra nhiều vũ khí, máy móc bảo vệ thành: kính hội tụ để sử dụng ánh nắng mặt trời đốt cháy thuyền Rôma; máy bơm nước sử dụng tay để hút nước cho các chiến thuyền Hi Lạp. Acsimet cũng là người tìm ra giá trị của số pi = 3,1324. Acsimét bị quân Rôma giết chết ngay trong phòng thí nghiệm của ông ở Xiracudơ.

Ơcơlít [nửa đầu thế kỉ III TCN], nhà toán học quê ở Alexandria [Ai Cập] người có công tập hợp nhiều nhà toán học và nhiều công trình toán học về Alexandria; người đầu tiên biên soạn sách giáo khoa hình học.

Thiên văn học

Về thiên văn học, người Hi Lạp cũng có những thành tựu và đóng góp đáng kể với tên tuổi của các nhà thiên văn sáng giá: Talét [thế kỉ VI TCN], Pitago [580 – 500 TCN], Arixtác [khoảng thế kỉ III TCN], Eraxtôten [281 – 192 TCN], Hecataút.

  • Các nhà thiên văn Hi Lạp đã nghiên cứu và công bố những bản đồ thiên văn Babylon;
  • dự đoán được ngày nguyệt thực, nhật thực [Talét];
  • thừa nhận quả đất hình cầu và chuyển động theo một quỹ đạo nhất định [Pitago];
  • đề ra thuyết về hệ thống mặt trời và thuyết trái đất tự xoay quanh nó và xoay quanh mặt trời [Arixtác, người ở đảo Xamốt];
  • tính được độ dài của chu vi quả đất với con số tương đối chính xác 39.700 km [Eraxtôten, người ở Alexandria];
  • vẽ được bản đồ đầu tiên của thế giới [Hêcataút];
  • tính được một năm có 365 ngày và 5/19 của ngày [Mêtôn, thế kỉ V TCN].

Y học

Về y học, Híppôcơrát [460 – 377 TCN] được coi là “ông tổ của khoa học y dược”, là người đả phá mạnh những tư tưởng mê tín, dị đoan trong chữa bệnh, đề ra việc chữa bệnh bằng phương pháp khoa học và yêu cầu đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp đối với các thầy thuốc.

Hêrôphin [đầu thế kỉ III TCN] là người đầu tiên nêu ra luận điểm não là trung tâm hệ thần kinh, chỉ huy các hoạt động của con người. Ông cũng là người đầu tiên đưa ra học thuyết về sự tuần hoàn của máu và phương pháp khám bệnh thông qua việc bắt mạch [nhanh, chậm] của bệnh nhân.

Hêracơlít – người xứ Tarentum – nổi tiếng trong giới phẫu thuật Hi Lạp. Tương truyền, khi mổ xẻ, Hêracơlít đã sử dụng thuốc mê để giảm sự đau đớn cho bệnh nhân.

Lịch sử thế giới cổ đại - NXB Giáo dục,

Đặc điểm chung của triết học Ai Cập. Triết học Ai Cập cổ đại chủ yếu là đạo đức và chính trị, mặc dù đôi khi tìm thấy dấu vết những khái niệm triết học rộng hơn. Quan niệm cho rằng vũ trụ được kiểm soát bằng suy nghĩ hay trí tuệ, chẳng hạn, là một quan niệm dường như luôn có trong các trước tác của giới thầy tế và các nhà hiền triết. Lần đầu tiên quan niệm này được thể hiện trong câu đề tặng gọi là Memphite Drama, có từ cuối thiên niên kỷ thứ 4 TCN, và được Ikhnaton làm cho hồi sinh vào 2.000 năm sau. Quan niệm này được lấy từ suy nghĩ theo thuyết tính người thông thường của các dân tộc cổ đại, có vẻ thật ngạc nhiên khi nhận thấy quan niệm ấy do một trong những nền văn minh đầu tiên phát triển, nhưng thực tế là như thế. Các quan niệm triết học khác của người Ai Cập cổ đại bao gồm quan niệm về vũ trụ vĩnh hằng, quan niệm về các chu kỳ sự kiện luôn mang tính tuần hoàn, và học thuyết nhân quả tự nhiên.

Triết học đạo đức đầu tiên

Minh hoạ đầu tiên về triết học đạo đức được hàm chứa trong Maxims của Ptahhotep, ông làm tể tướng cho một trong số các Pharaoh thuộc Vương triều thứ 5 khoảng năm 2500 TCN. Tác phẩm bao gồm khoảng 40 đoạn lời khuyên khôn ngoan của vị tể tướng khi dạy con. Khoảng một nửa trong số này là cách ngôn hiểu biết thực tế nhằm mục đích hướng dẫn lớp trẻ có được sự thành công ngoài đời. Tuy nhiên, một số khác, khắc sâu hệ thống đạo đức ở mức độ rất cao. Người con buộc phải hoà nhã, khoan dung, tử tế, vui vẻ, nhưng trên hết phải là người công chính, thậm chí phải hy sinh quyền lợi của chính mình, vì “sức mạnh của sự công chính là ở chỗ nó luôn kéo dài”. Tác giả cũng khuyên tránh tham dâm, nhục dục, kiêu căng, hãy biết kiềm chế và điều độ5. Mặc dù những câu cách ngôn này chỉ ở mức độ sơ đẳng nhưng dù sao cũng mang nhiều ý nghĩa, vì chúng là những thể hiện đầu tiên về chủ nghĩa lý tưởng đạo đức trong tất cả tài liệu văn học trên thế giới.

Sự vỡ mộng và thái độ hoài nghi xuất hiện

Trong triết học đạo đức Trung Vương quốc thể hiện một xu hướng phức tạp hơn. Thật ra, đặc điểm nổi bật nhất trong xu hướng này là thái độ hoài nghi và vỡ mộng. Một lý do cho rằng niềm tin vào tín ngưỡng thờ thần Re thời cổ đại đã bị sụp đổ. Người ta không còn tin rằng việc bảo tồn thi hài hữu hình của Pharaoh sẽ làm cho quốc gia bất tử. Một lý do khác là sự sụp đổ của vương quốc thống nhất và sự thịnh hành của tình trạng xã hội rối loạn, sự xâm chiếm của ngoại bang tạo ra cảm giác không an toàn và vô vọng. Trên hết, sự phát triển đến mức độ tri thức hoàn thiện đã làm cho các quan niệm trước đây về cuộc sống và thế giới có vẻ ngây ngô, không có cơ sở. Kết quả là khuynh hướng dẫn đến cực đối lập, không tin gì cả.

Ca khúc của người chơi đàn hạc

Minh hoạ điển hình cho xu hướng triết học mới là Ca khúc của người chơi đàn hạc, là một trong số các Pharaoh thuộc Vương triều thứ 11 khắc trên vách nhà nguyện trong lăng mộ khoảng 2100 năm TCN, thể hiện triết lý theo thái độ hoài nghi về sự sống ở thế giới bên kia: “Chưa ai từ thế giới bên kia trở về để kể cho chúng ta biết tình hình như thế nào”. Người ta không công nhận thần thánh, ngoại trừ thần Ra được hiểu như một thế lực khó thấy, vô nhân xưng. Không có ý nghĩa quan trọng nào đi kèm theo phần thưởng đức hạnh và nỗ lực truyền thống, danh vọng, của cải và quyền lực là những ảo giác vô nghĩa. Cái chết là số phận chung của Pharaoh cũng như người hầu, và không ai biết mình chết lúc nào. Diễn tiến logic đối với con người là phải theo đuổi khát vọng, tìm kiếm thú vui trong khi mình còn khả năng. Nhưng thái độ tự nuông chiều bản thân vẫn chưa đủ. Người ta cũng nên cố gắng kiếm được tiếng tăm, bằng cách “cho người không có ruộng cày thức ăn”, và bằng các công việc từ thiện khác.

Triết học chính trị

Triết gia đầu tiên trong số các triết gia Ai Cập, quan tâm chủ yếu đến chính trị, là một thầy tế ở Heliopolis, sống trong thời gian tiếp theo sau sự sụp đổ của Cổ Vương quốc. Tên ông [Khekheperre-soneb] là tên của một thời gian kéo dài đáng gờm đến mức người ta thường gọi ông đơn giản là Thầy tế thành Heliopolis. Ông là tác giả của sự công kích xã hội lần đầu tiên và cũng là bản cáo trạng đầu tiên đối với giai cấp thượng lưu về hành vi bất công của họ đối với người nghèo. Theo ông, “Người nghèo không có sức để tự cứu mình ra khỏi ảnh hưởng của người mạnh hơn mình”. Cảnh nghèo khó phổ biến khắp vương quốc. Những người được sinh ra để lãnh đạo cũng đang thoái hóa và hèn nhát. Bản thân xã hội đầy rẫy nạn tham nhũng và tự mãn. Tác giả không đưa ra cải cách nào cụ thể, nhưng theo Breasted, phần lớn những phản ảnh của ông rất thích hợp trong việc biên soạn ý kiến phê phán xã hội trong thời đại của chính chúng ta.

Lời cầu xin của nông dân hùng biện

Với sự phát triển của Vương triều thứ 11 khoảng 2100 năm TCN, Ai Cập trở lại tình trạng trật tự và thịnh vượng. Lẽ đương nhiên là triết học chính trị trong thời đại phản ánh một sự thay đổi đáng hoan nghênh. Tiêu bản nổi tiếng nhất của triết học này là tác phẩm mang tựa đề Lời cầu xin của nông dân hùng biện. Không biết tác giả là ai, nhưng có lẽ được viết theo chỉ thị của một Pharaoh thông minh, muốn khắc sâu các tiêu chuẩn đạo đức chính thức ở những người thuộc cấp và làm cho thần dân nhớ mãi sự cai trị công bằng của nhà vua.

Tác phẩm theo thể tường thuật, kể câu chuyện của một nông dân bị một quan chức vô liêm sỉ cướp tài sản. Nạn nhân nộp đơn thỉnh cầu lên cấp trên của quan chức ấy, người, trong trường hợp này là Pharaoh, khuyên người nông dân đừng nên bất bình và giải thích cặn kẽ để cho anh ta hiểu được công bằng trong quản lý hành chính. Trong quá trình cầu xin, người nông dân hài lòng khi các quan chức nhà nước có các nghĩa vụ sau: phải hành động như người cha của trẻ mồ côi, người chồng của góa phụ, người anh của kẻ bị ruồng bỏ, đánh đuổi bọn cướp và bảo vệ người bất hạnh, sử dụng hình phạt cho đúng người, phân xử vô tư và không nói dối, khuyến khích một trật tự hài hoà và thịnh vượng sao cho không còn ai phải chịu cảnh đói khát cơ hàn. Một vài quan niệm cao thượng hơn về chức năng của các nhà cai trị cũng được các triết gia chính trị nêu ra. Chúng ta không cho rằng quan điểm được trình bày ở đây là quan điểm của nông dân. Câu chuyện này được hư cấu. Triết lý câu chuyện này hàm chứa phản ánh quan điểm của một Pharaoh được khai sáng.

Khoa học Ai Cập cổ đại

Đặc điểm khoa học Ai Cập; thiên văn học.

Nhiều ngành khoa học lần đầu tiên thu hút sự chú ý của người Ai Cập là thiên văn học và toán học. Cả hai được phát triển với mục đích thực dụng – tính thời điểm lũ lụt của sông Nile, phác hoạ kế hoạch xây dựng kim tự tháp và đền thờ, giải quyết các vấn đề tưới tiêu phức tạp và kiểm soát các chức năng kinh tế của chính quyền. Người Ai Cập không phải là các nhà khoa học thuần túy, họ ít quan tâm đến tính chất của vũ trụ cụ thể như thế – vấn đề có lẽ làm cho họ không tiến xa trong ngành thiên văn học. Họ hoàn thiện dương lịch, như chúng ta đã biết, vẽ bản đồ thiên thể, nhận dạng các ngôi sao cố định chính, và đạt được một số thành công trong việc xác định chính xác vị trí của các thiên thể hình sao. Gần như tất cả những thành tựu này có được trong giai đoạn tiền vương triều và trong Cổ Vương quốc. Vào thời điểm sau này, sự quan tâm đối với thiên văn học không còn nữa.

Thành tựu trong toán học.

Toán học phát triển cao hơn. Người Ai Cập đặt nền tảng cho ít nhất hai trong số các môn học phổ biến – số học và hình học. Họ nghĩ ra các phép tính cộng, trừ, chia số học, mặc dù họ chưa hề nghĩ ra phép tính nhân ngoại trừ thông qua cách thực hiện nhiều phép tính cộng. Họ nghĩ ra hệ thập phân, nhưng không có ký hiệu của số 0. Phân số gây cho họ một ít khó khăn: tất cả phân số nào có tử số lớn hơn 1 đều được phân nhỏ thành chuỗi, mỗi chuỗi lấy một làm tử số, trước khi tính toán. Ngoại lệ duy nhất là phân số 2/3, các thư lại phải học để biết cách sử dụng. Người Ai Cập cũng đạt được mức độ kỹ năng đo lường đáng kinh ngạc, tính toán chính xác diện tích hình tam giác, hình chữ nhật và hình bát giác. Tỉ lệ chu vi hình tròn so với đường kính được họ tính là 3,16. Họ học cách tính thể tích kim tự tháp và hình trụ, thậm chí tính được thể tích hình bán cầu.

Y học

Ngành khoa học thứ ba trong đó người Ai Cập có được thành tựu đáng kể là y học, mặc dù sự tiến bộ diễn ra chậm cho đến thời kỳ Trung Vương quốc. Thông lệ ban đầu trong ngành y mang tính bảo thủ, bị ảnh hưởng của mê tín, nhưng tư liệu có từ khoảng 1700 năm TCN cho biết một quan niệm khá thích hợp về chẩn đoán và điều trị khoa học. Các thầy thuốc Ai Cập thường là các chuyên gia: người này trị bệnh mắt, người kia chữa răng, thầy thuốc phẫu thuật, chuyên gia chữa các bệnh bao tử, và v.v.. Trong quá trình hành nghề, họ có nhiều khám phá có giá trị lâu dài. Họ biết được ý nghĩa quan trọng của tim và hiểu đúng ý nghĩa quan trọng của mạch đập. Họ đạt được mức độ kỹ năng trong điều trị gãy xương và tiến hành các ca phẫu thuật đơn giản. Không như một số người sau này, họ quy bệnh là do các nguyên nhân tự nhiên. Họ khám phá giá trị của thuốc xổ nhẹ, lưu ý thuộc tính điều trị của nhiều loại thuốc, và biên soạn materia medica đầu tiên, hay sách mẫu các loại thuốc. Phần lớn các điều trị của họ, cả khoa học lẫn ma thuật, được người Hy Lạp phổ biến ở châu Âu, cho đến nay vẫn được các nông dân sống trong các khu vực biệt lập, áp dụng.

Các thành tựu khoa học khác

Trong các lĩnh vực khoa học khác, người Ai Cập ít có đóng góp. Mặc dù họ đạt được nhiều kỳ công, ngang hàng với kỹ thuật hiện đại, nhưng họ biết rất ít về vật lý. Họ hiểu nguyên tắc mặt phẳng nghiêng, nhưng họ xem thường ròng rọc. Họ cũng có nhiều tiến bộ đáng kể trong luyện kim, phát minh đồng hồ mặt trời, sản xuất giấy và thủy tinh. Với tất cả khiếm khuyết trong tư cách các nhà khoa học thuần túy, họ thật sự sánh ngang hàng với người La Mã trong thành tựu thực tế và vượt xa người Do Thái và Ba Tư.

Các bài viết trong chuyên mục Kiến Thức này được biên dịch hoặc sưu tầm bởi Dịch Thuật Lightway. Trang đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì. Nếu bài viết hữu ích với bạn, hãy kích vào quảng cáo ủng hộ trang nhé.

Video liên quan

Chủ Đề