Thái hoàng thái hậu có cháu được xưng là gì năm 2024

Vào năm 1875, hoàng đế Đồng Trị băng hà vì bệnh. Do không có con trai nối dõi nên Từ Hi Thái hậu lựa chọn Quang Tự làm người kế vị ngai vàng.

Vào thời điểm đăng cơ, Quang Tự 4 tuổi. Mặc dù mang danh là vua một nước nhưng vua Quang Tự không có thực quyền. Thay vào đó, Từ Hi Thái hậu buông rèm nhiếp chính và đích thân xử lý mọi chuyện lớn nhỏ trong triều.

Không chỉ thâu tóm, kiểm soát mọi quyền lực biến tân vương thành "con rối", Từ Hi Thái hậu còn khiến hậu thế ngỡ ngàng khi được hoàng đế Quang Tự gọi là "phụ thân" [tức là cha] trong khi bản thân là phụ nữ. Điều này khiến nhiều người thắc mắc vì sao chuyện ngược đời như vậy lại xảy ra.

Theo các nhà nghiên cứu, sau khi lên ngôi, hoàng đế Quang Tự bị Từ Hi Thái hậu sắp xếp cho học các quy tắc, lễ nghi trong cung. Trong số này có việc, ông hoàng nhà Thanh phải thỉnh an Từ Hi Thái hậu vài lần mỗi ngày. Nếu Lão Phật gia không cho miễn lễ thì Quang Tự phải quỳ cho đến khi bà cho phép đứng dậy và lui xuống.

Từ Hi Thái hậu khắt khe trong việc dạy dỗ vua Quang Tự. Theo đó, nếu ông phạm lỗi gì thì sẽ bị phạt, thường là phạt quỳ. Điều này khiến nhà vua luôn sợ hãi, lo lắng mỗi khi gặp Từ Hi Thái hậu.

Tương truyền, có một ngày, thái giam thân cận bên Từ Hi Thái hậu là Lý Liên Anh đến trước mặt vua Quang Tự và nói có chuyện cần bẩm báo. Sau khi được hoàng đế cho phép, Lý Liên Anh nói rằng, vua Quang Tự nên đổi cách xưng hô khác với Từ Hi Thái hậu.

Lý Liên Anh giải thích với vua Quang Tự rằng ông hoàng này có thể cạm nhận được mỗi lần đến thỉnh an thì Từ Hi Thái hậu đều không mấy vui vẻ. Sau khi nghe xong, vua Quang Tự hỏi Lý Liên Anh nên thay đổi cách xưng hô như thế nào để Từ Hi Thái hậu vui vẻ. Lúc này, thái giám trên khuyên nhà vua nên đổi sang gọi là "phụ thân".

Dù cảm thấy cách xeng hô này quá hoang đường nhưng hoàng đế Quang Tự cho rằng Lý Liên Anh hiểu rõ tâm tư của Từ Hi Thái hậu nên mới đưa ra lời khuyên như vậy. Do đó, về sau, Quang Tự thỉnh an Từ Hi Thái hậu với câu nói: "Phụ thân cát tường".

Nghe được câu nói này, Từ Hi Thái hậu vô cùng vui mừng. Kể từ đó, vua Quang Tự luôn xưng hô với bà theo cách đó. Các nhà nghiên cứu cho rằng sở dĩ Từ Hi Thái hậu thích thú khi được Quang Tự gọi là "cha" đồng nghĩa với việc bà được xem là phụ hoàng của vua.

Không những vậy, Từ Hi Thái hậu cũng cảm thấy bản thân có quyền uy và tôn nghiêm như của một hoàng đế. Dù là phụ nữ, không đăng cơ ngai vàng nhưng bà thực chất là một nữ vương. Đây cũng là cách bà thể hiện dã tâm thâu tóm mọi quyền lực trong triều.

Ảnh minh họa [nguồn: Internet]

Dưới đây là một số tên gọi và cách xưng hô thường gặp:

Tên gọi trong Hoàng cung:

Vua gọi là Hoàng thượng. Vua của đế quốc [thống trị các nước chư hầu] gọi là Hoàng đế. Vợ vua gọi là Hoàng hậu. Cha vua, nếu chưa từng làm vua gọi là Quốc lão; nếu đã từng làm vua rồi truyền ngôi cho con gọi là Thái thượng hoàng. Mẹ vua, nếu chồng chưa từng làm vua gọi là Quốc mẫu; nếu chồng đã từng làm vua gọi là Thái hậu hay Hoàng Thái hậu. Anh trai vua gọi là Hoàng huynh. Chị gái vua gọi là Hoàng tỷ. Em trai vua gọi là Hoàng đệ. Em gái vua gọi là Hoàng muội. Bác vua gọi là Hoàng bá. Chú vua gọi là Hoàng thúc. Cậu vua gọi là Quốc cữu. Cha vợ vua gọi là Quốc trượng. Con trai vua gọi là Hoàng tử; nếu được chỉ định sẽ lên nối ngôi gọi là Thái tử hoặc Hoàng Thái tử hay Đông cung Thái tử. Vợ Hoàng tử gọi là Hoàng tức. Vợ [Đông cung] Thái tử gọi là Hoàng phi. Con gái vua gọi là Công chúa. Con rể vua gọi là Phò mã. Con trai trưởng của Chúa [thời Trịnh - Nguyễn], hoặc của vua chư hầu gọi là Thế tử. Con gái chúa gọi là Quận chúa. Chồng quận chúa gọi là Quận mã.

Xưng hô giao tiếp trong Hoàng cung:

Vua tự xưng là trẫm, quả nhân; tước Vương trở xuống xưng là cô gia. Vua gọi các quần thần là chư khanh, chúng khanh; gọi cận thần được sủng ái là ái khanh; gọi vợ được sủng ái là ái phi; gọi vua chư hầu là hiền hầu. Vua, Hoàng hậu gọi con khi còn nhỏ là hoàng nhi. Các con tự xưng với vua cha là nhi thần. Các con gọi vua cha là phụ hoàng, gọi mẹ là mẫu hậu. Hoàng hậu và các thê thiếp của vua khi nói chuyện với vua xưng là thần thiếp. Hoàng thái hậu nói chuyện với các quan xưng là là ai gia. Khi tấu trình, các quan gọi vua là bệ hạ, thánh thượng. Các quan tự xưng với vua là hạ thần. Khi nói chuyện với vua và hoàng hậu, các quan thái giám xưng là nô tài; cung nữ chuyên phục dịch xưng là nô tì.

Một số thành phần khác:

Các quan trong triều khi nói chuyện với quan to hơn về phẩm hàm xưng là hạ quan; khi nói chuyện người dân xưng là bản quan. Người dân khi nói chuyện với quan gọi quan là đại nhân, tự xưng là thảo dân. Người làm các việc vặt ở cửa quan như chạy giấy, dọn dẹp, đưa thư... gọi là nha dịch, nha lại hay sai nha. Đứa con trai nhỏ theo hầu những người quyền quý thời phong kiến gọi là tiểu đồng. Con trai nhà quyền quý gọi là công tử; con gái gọi là tiểu thư. Đầy tớ các gia đình quyền quý gọi ông chủ là lão gia; gọi bà chủ là phu nhân; gọi con trai chủ là thiếu gia; tự xưng khi nói chuyện với bề trên xưng là tiểu nhân.

ST

Chủ Đề