Tập tính sinh học và điều kiện sống của bò

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

1.điều kiện sống của bò?về khí hậu,mt sống,chuồng trại?

2.điều kiện sống khác đặc trưng cho loài?

3.số kg tăng trong 1 tháng của bò

4.giá trị kinh tế đối với quốc gia?

5.cảm nhận về hiện tại và tương lai cho sự pt kt nc nhà?

THANK YOU

P/S:CÁC BẠN GIÚP MÌNH NHANH NHÉ MÌNH ĐANG CẦN RẤT GẤP////;]

Các câu hỏi tương tự

Qua nghiên cứu tài liệu và thụ thập thông tin thực tế tại địa phương về tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương em báo cáo :

[ cần các ý như sau:

1/ Tên loài động vật cụ thể: Ví dụ như cua, tôm, cá, lợn, bò, dê, …

2/ Địa điểm chăn nuôi

+ Chăn nuôi tại gia đình hay trang trại ? Địa điểm tai đâu ?

+ Điều kiện sống của loài động vật đó như thế nào?

[Bao gồm khí hậu, môi trường sống, chuồng trại]

3/ Nguồn thức ăn.

4/ Điều kiện sống khác đặc trưng cho loài.

5/ Cách chăn nuôi :

+ Làm chuồng như thế nào ?

+ Số lượng loài, cá thể, có thể nuôi chung các loài gia súc, gia cầm nếu đó là trang trại lớn.

+ Cách chăm sóc: + Lượng thức ăn, loại thức ăn

+ Cách chế biến

+ Thời gian ăn

+ Vệ sinh chuồng trại.

+ Số kg tăng trong một tháng.

6/ Giá trị kinh tế :

- Gia đình thu nhập của từng loài.

+ Tổng thu nhập xuất chuồng.

+ Giá trị VNĐ/ năm

- Địa phương: + Tăng nguồn thu nhập của địa phương nhờ chăn nuôi động vật [ đánh giá cụ thể ]

+ Ngành kinh tế trọng điểm của địa phương mình như thế nào ?]

Trâu có tập tính thích nước, thích đầm mình trong những hố bùn do chính chúng dùng sừng tạo
nên. Sở dĩ như vậy vì ở trâu, tuyến mồ hôi rất kém phát triển, số lượng ít, chỉ từ 100 đến 200 tuyến mồ
hôi/cm2 [bằng 1/10 so với bò], làm cho việc thải nhiệt gặp khó khăn.
Từ thực tế đó, trong chăn nuôi trâu, để bảo vệ sức khỏe, hạn chế cảm nóng, vào mùa hè cần
cho trâu đằm tắm. Đối với những trâu kéo xe, sau những chặng đường nhất định, cần cho trâu nghỉ ngơi và phun nước mát.
Cũng cần lưu ý là lông trâu rất thưa, thưa hơn nhiều so với bò. Chính vì vậy trâu rất sợ gió rét.
Nông dân ta đã đúc kết “trâu rét gió, bò rét mưa”. Điều đó nhắc nhở: cần che chắn chuồng nuôi, tránh gió lùa, mặc bao tải ấm cho trâu vào mùa đông; còn đối với bò thì cần tránh dính nước mưa.
Trâu chậm chạp và hiền lành hơn bò, có bước đi vững vàng và thận trọng, đôi móng rộng và
những khớp chân dẻo dai, nên dễ nuôi và thích hợp cho việc sử dụng làm sức kéo cũng như việc chămsóc, nuôi dưỡng nói chung.

2. Đặc điểm tiêu hoá thức ăn

Khác với ngựa, lợn, chó và người, trâu thuộc loài nhai lại. Dạ dày trâu chia làm bốn ngăn: dạ cỏ,
dạ tổ ong, dạ lá sách [ba ngăn này gọi chung là dạ dày trước] và dạ múi khế [gọi là dạ dày thực, có các tuyến tiêu hoá như các loài động vật dạ dày đơn].

Về mặt giải phẫu thì ba buồng trước của dạ dày trâu, về cơ bản cũng giống như ba buồng trước
của dạ dày bò, còn cấu trúc của dạ múi khế thì khác nhau rõ rệt về thành phần tế bào tuyến.
Nghé sơ sinh có dạ cò rất nhỏ, thậm chí còn nhỏ hơn dạ tổ ong. Cùng với quá trình tiêu hoá thức
ăn thô, dạ cỏ phát triển mạnh và khi trâu trưởng thành dung tích dạ cỏ rất lớn, khoảng 50 – 70 lít và
chiếm tới 80% dung tích của toàn bộ dạ dày. Ở trâu trưởng thành, trong các ngăn, dạ cỏ là ngăn lớn
nhất, sau đó là dạ lá sách và dạ múi khế [hai túi này có dung tích tương đương nhau] và cuối cùng dạ tổ ong là bé nhất.

Cũng như bò, dê, cừu… trâu thuộc loài nhai lại, có thể sử dụng được nhiều loại thức ăn thô xanh
và quá trình tiêu hóa tại dạ cỏ là quá trình lên men vi sinh vật. Người ta có thể ví dạ cỏ như một thùng lên men lớn với sự có mặt một số lượng rất lớn và phong phú về chủng loại các vi khuẩn, nấm và động vật nguyên sinh.
Các loai thức ăn đươc trâu thu nhận, nhai và nhào trôn với nước bọt, được nuốt xuống dạ cỏ.
Sau đó các miếng thức ăn được ợ lên, được nhai lại và được nuốt trở lại dạ cỏ. Quá trình nhai lại diễn ra với tần suất cao hơn lúc trâu được nghỉ ngơi, nhất là vào ban đêm. Nhờ quá trình này, thức ăn được nghiền nhỏ, thấm nước bọt và việc phân giải các thành phần dinh dưỡng của hệ vi sinh vật dạ cỏ được thuận lợi.

3. Đặc điểm sinh sản

Trâu có nhiều đặc điểm rất khác bò về mặt sinh sản. Ngay cả khi được nuôi dưỡng và chăm sóc
tốt, trâu chậm thành thục tính dục hơn bò, tuổi thành thục tính dục trung bình ở trâu là 30,52 tháng. Độ
dài thời gian mang thai của trâu dài hơn của bò [ở bò trung bình 280 ngày], biến động từ 331 đến 334
ngày [phần lớn từ 300 đến 330 ngày].
Trâu sinh sản theo mùa rất rõ rệt. Trâu Việt Nam thường đẻ tập trung vào mùa thu, từ tháng 8
đến tháng 11.
Nói chung, trâu cái động dục thầm lặng, khó phát hiện. Các biểu hiện động dục như kêu rống, bỏ
ăn, nhảy lên con khác… như ở bò rất ít khi thấy xuất hiện và chỉ có ở khoảng dưới 20% số trâu cái động dục. Nguyên nhân của hiện tượng biểu hiện động dục yếu là do đặc tính sinh lý thiếu mẫn cảm của trâu quyết định. Cũng có người cho rằng, đó là do lượng estrogen tiết ra ít, không đủ ức chế các hoạt động khác của trâu.
Những đặc tính sinh sản của trâu như vậy giải thích tại sao khó phát hiện động dục, khó phối
giống cho trâu và tỷ lệ sinh sản của trâu luôn luôn thấp.

Team Channuoi.vn

Fanpage: //www.facebook.com/channuoi.com.vn/

Group: Hội chăn nuôi gà: //www.facebook.com/groups/3058100967574487/

Group: Hội chăn nuôi vịt: //www.facebook.com/groups/196259678324708/

Đăng ký kênh YOUTUBE HỘI CHĂN NUÔI

Bò vàng Việt Nam là giống bò địa phương thuộc nhóm giống bò vàng phương Nam, do vóc dáng nhỏ bé nên người ta hay gọi nó là loài bò cóc, bò cỏ. Bò phân bố tương đối tập trung [57 – 60 % tổng đàn] từ Thanh Hoá dọc theo Quốc lộ 1A đến miền Đông Nam Bộ. Giống bò này nuôi chủ yếu làm sức kéo từ lâu đời chưa được cải tạo, nên không có thiên hướng sản xuất rõ rệt, không có tên riêng mà gọi theo địa danh: Bò Thanh Hoá, bò Nghệ An, bò Bình Định, bò Phú Yên.

Bò dễ nuôi, thích nghi rộng, chống chịu bệnh tốt, thành thục sinh dục sớm và mắn đẻ. Bò vàng Việt Nam nhỏ con, khả năng thích nghi cao, chịu đựng kham khổ tốt, ít bệnh tật. Ngoại hình chúng xấu, thấp ngắn, mình lép, mông lép, ngực lép, trán lõm… Tầm vóc nhỏ bé, nên không thể dùng làm nền để lai tạo với các giống bò chuyên thịt hoặc sữa.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Trâu bò là loài động vật nhai lại

Nhai lại là thuộc tính đồng thời là tập tính vốn có của trâu bò. Trâu bò không thể sống và tồn tại nếu không có quá trình nhai lại bởi nhai lại không chỉ có chức năng nghiền nát thức ăn mà còn có tác dụng tăng tiết nước bọt, ổn định môi trường dạ cỏ. Thời gian nhai lại khoảng 5 – 8 giờ/ngày đêm, tùy thuộc vào tính chất vật lý của thức ăn.

Trâu bò là loài động vật có dạ dày 4 túi

Khác với gia súc dạ dày đơn, dạ dày trâu bò có 4 ngăn [dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế], mỗi túi có chức năng riêng. Dạ cỏ, dạ tổ ong được xem như phòng lên men yếm khí, tại đây có các quá trình phân giải và lên men các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn. Ðồng thời các sản phẩm của quá trình lên men được hấp thu qua vách dạ cỏ, các tiểu phần thức ăn có kích thước lớn được ợ lên và nhai lại. Dạ lá sách được xem như hệ thống lọc. Dạ múi khế là dạ dày thực của trâu bò và quá trình tiêu hóa thức ăn tại đây theo phương thức tiêu hóa hóa học bằng men. Nhờ có bộ máy tiêu hóa như vậy nên trâu bò có khả năng sử dụng và chuyển hóa các thức ăn thô xanh [cỏ, lá cây…], các phế phụ phẩm của nông nghiệp [rơm rạ, thân cây ngô…], công nghiệp chế biến [bã bia, bã dứa, bã sắn…] có giá trị hàng hóa thấp, thậm chí không có giá trị thành các sản phẩm có giá trị cao cho con người [thịt, sữa..]. Trâu bò còn có khả năng đồng hóa và sử dụng các chất ni tơ phi protein [urea, amoniac…] và biến chúng thành nguồn protein của cơ thể, thực hiện được điều này là nhờ có sự cộng sinh của khu hệ vi sinh vật dạ cỏ.

Trâu bò là động vật đơn thai

Trâu bò là động vật đơn thai. Tỷ lệ đa thai ở trâu bò chỉ chiếm [3-5%]. Do đặc điểm này, kết hợp với thời gian mang thai dài, nên việc mở rộng quy mô, phát triển đàn trong chăn nuôi trâu bò chậm hơn rất nhiều so với các đối tượng chăn nuôi khác.

Trâu bò là loại động vật gặm cỏ

Trâu bò không chỉ là gia súc ăn cỏ mà còn tự gặm cỏ trên đồng cỏ. Nhờ đặc điểm này nên trâu bò đã giúp con người khai thác tối ưu các nguồn lợi thiên nhiên sẵn có [đồng cỏ, bải chăn thả..] và lao động dư thừa, ngoài độ tuổi. Nhờ vậy, ngành chăn nuôi trâu bò rất thiết thực và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Trâu bò là loại động vật có tiềm năng để sản xuất sữa lớn và nguồn cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp

Trâu bò có đặc điểm tầm vóc lớn, hệ thống thần kinh phát triển nên chúng trở thành động vật dễ huấn luyện thành nguồn sức kéo cho sản xuất nông nghiệp và vận chuyển nguyên vật liệu. Ngày nay do việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp khá phát triển ở nhiều khu vực ở nước ta nên nhu cầu về sức kéo không cao như trước. Tuy vậy, ở nhiều vùng của nước ta do điều kiện về tự nhiên và kinh tế khó khăn nên con trâu vẫn là ” đầu cơ nghiệp của nhà nông”. Ý kiến của Peter R. Lawrence, một chuyên gia về gia súc cày kéo ở trường đại học HOHEMHEIM [Ðức] cho rằng đừng bao giờ coi việc sử dụng sức kéo vật nuôi là biểu hiện của một nền nông nghiệp lạc hậu.

 

Nguồn sữa phục vụ con người trên toàn thế giới hầu hết được sản xuất từ trâu bò, một phần rất nhỏ đến từ sữa dê. Trâu bò là loại gia súc có tiềm năng lớn để sản xuất sữa.

Thống kê ở Hà Lan [2002] thì sản lượng sữa bình quân của nhóm bò Lang Trắng Ðen là 8311kg/chu kỳ và nhóm bò Lang Trắng Ðỏ là 7325 kg/chu kỳ. Cá biệt có 5564 con cho 100 000 kg sữa trong cả đời và có 244 con cho 10 000 kg mỡ và protein trong cả đời.

Sữa trâu bò được xếp vào loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao bởi thành phần các chất dinh dưỡng và tỷ lệ tiêu hóa rất cao.

Một số đặc điểm khác của trâu bò

Trâu bò thích nghi rộng và chống chịu tốt với những điều kiện sống khó khăn, với bệnh tật. Chúng rất dễ thích nghi khi chuyển từ vùng này đến vùng khác so với các loại gia súc khác. Con bò được phân bố khắp nơi trên thế giới “ở đâu có người, ở đó có bò”, trong khi đó trâu chỉ tập trung phát triển ở một số khu vực.

Trâu bò có tầm vóc lớn, khối lượng diễn biến từ 200 – 1200 kg ở các giống khác nhau, nên được xếp vào nhóm “Ðại gia súc”, nên sản lượng thịt/đầu gia súc lớn hơn nhiều so với các loại gia súc khác.

Video liên quan

Chủ Đề