Tại sao mùa đông lại bị hôi chân

Bệnh cước chân không gây nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh khó chịu và gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh hoặc trong thời điểm giao mùa đông xuân. Vậy nguyên nhân nào khiến bạn bị cước chân vào mùa đông và phải làm sao để khắc phục bệnh hiệu quả?

1. Nguyên nhân nào khiến bạn bị cước chân vào mùa đông?

1.1. Bị cước chân vào mùa đông có thể gây ra những triệu chứng gì?

Cước chân là tình trạng viêm các mạch máu nhỏ ở dưới da khiến cho da người bệnh có bị sưng lên, có cảm giác ngứa và bị đổi màu đỏ, trắng hoặc xanh tím. Nếu không được điều trị sớm, bệnh cước chân cũng có thể gây ra tình trạng phồng rộp da, viêm da, thậm chí là nhiễm trùng. Do đó, khi có những biểu hiện bệnh dưới đây, bạn không nên chủ quan mà nên đi khám càng sớm càng tốt:

Đầu ngón chân của người bị cước có hiện tượng sưng đỏ

+ Đầu ngón chân của bệnh nhân bị sưng đỏ.

+ Người bệnh có cảm giác bị nóng rát, đau như bị châm chính, thường xuyên bị ngứa da.

+ Da có biểu hiện chuyển màu, chuyển sang màu đỏ, xanh tím.

+ Đối với những trường hợp nặng, da của người bệnh có thể bị sưng phồng, mưng mủ hoặc viêm loét, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu không được xử lý kịp thời.

Bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này, tuy nhiên, dưới đây là một số trường hợp có nguy cơ cao:

+ Người mặc quần áo quá chật và thường xuyên để da tiếp xúc với thời tiết lạnh.

+ Người có hiện tượng thừa cân béo phì.

+ Phụ nữ thường có nguy cơ bị cước chân cao hơn nam giới.

+ Những người sinh sống và làm việc trong môi trường ẩm ướt, lạnh.

+ Những người có vấn đề về tuần hoàn máu thường nhạy cảm hơn với sự thay đổi của thời tiết.

+ Trường hợp mắc bệnh Raynaud: Khi mắc căn bệnh này, bệnh nhân dễ bị co thắt các mạch máu ngoại vi nếu phải đối mặt với điều kiện thời tiết lạnh hoặc cũng có thể là do gặp phải tình huống căng thẳng khiến cho lưu lượng máu đến các mô và tế bào bị cản trở.

+Bệnh nhân mắc bệnh Lupus: Đây là một tình trạng rối loạn tự miễn phổ biến gây ra tình trạng cước chân.

1.2. Những nguyên nhân khiến bạn bị cước chân vào mùa đông

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng cước chân. Tuy nhiên, thời tiết lạnh ẩm và tuần hoàn máu kém được cho là có liên quan rất mật thiết đến những triệu chứng bệnh.

Thời tiết thay đổi đột ngột làm tăng nguy cơ bị cước chân

Hệ thống tuần hoàn gồm các mao mạch, tĩnh mạch và một số động mạch có nhiệm vụ mang máu đến các tế bào của cơ thể. Ở điều kiện thời tiết nóng bức, những mạch máu này sẽ mở rộng hơn để làm mát cơ thể. Ngược lại, trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm thì các mạch máu sẽ co lại để giúp duy trì nhiệt độ cơ thể. Sự co thắt của hệ thống tuần hoàn chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị cước chân.

Những triệu chứng cước chân sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn tiếp xúc với điều kiện thời tiết bất thường, thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng. Tuy nhiên, với những nơi có điều kiện thời tiết lạnh nhưng hanh khô thì lại ít có nguy cơ gây ra bệnh cước chân.

2. Phải làm sao nếu bị cước chân vào mùa đông?

2.1. Biện pháp khắc phục khi bị cước chân vào mùa đông

Thông thường tình trạng bị cước chân vào mùa đông sẽ giảm dần khi thời tiết ấm lên. Tuy nhiên, bạn cũng có thể áp dụng những phương pháp dưới đây nếu muốn tình trạng này kết thúc nhanh chóng hơn:

- Giữ ấm toàn bộ cơ thể: Khi bị cước tay hoặc cước chân, nhiều người có xu hướng để chân cạnh lò sưởi hoặc dùng túi chườm nóng đặt trực tiếp lên vùng da bị cước. Tuy nhiên, đây là cách hoàn toàn sai lầm, thậm chí nó còn có thể khiến cho bệnh thêm nghiêm trọng. Lời khuyên cho bạn là hãy làm nóng toàn bộ cơ thể. Tuyệt đối không để vùng da bị cước tiếp xúc với nước quá nóng hoặc quá lạnh.

- Không nên gãi mà chỉ nên xoa nhẹ lên vùng da bị cước. Nếu bạn gãi quá nhiều có thể khiến da bị bong tróc, tổn thương và có thể dẫn tới nhiễm trùng.

Không nên gãi vùng da bị cước để tránh khiến da bị tổn thương

- Đối với những vùng da đã bị sưng phồng, mưng mủ thì chỉ nên giữ sạch da để tránh nhiễm trùng và đồng thời nên uống nhiều nước hơn.

- Nếu vùng da bị cước đang có biểu hiện dần phục hồi, bạn có thể dùng kem dưỡng ẩm cho da. Lưu ý chỉ nên sử dụng loại kem không mùi.

- Không nên hút thuốc nếu đang bị cước vì thói quen hút thuốc có thể khiến co mạch máu và đồng thời làm cho vùng da bị cước lâu hồi phục hơn.

- Nên tắm với nước ấm giúp cơ thể lưu thông máu tốt hơn.

2.2. Một số phương pháp tránh bị cước chân vào mùa đông

Để phòng tránh bị cước chân vào mùa đông, bạn cần lưu ý những điều sau:

- Việc quan trọng nhất chính để tránh bị cước là giữ ấm cho cơ thể đúng cách. Khi phải ra ngoài trong điều kiện thời tiết lạnh ẩm, bạn nên giữ ấm cơ thể, tránh để da phải tiếp xúc trực tiếp với thời tiết lạnh ẩm. Nên mặc nhiều lớp quần áo hơn là việc mắc một lớp quần áo dày.

Nên đi tất để phòng tránh bị cước vào mùa đông

- Không nên tiếp xúc với các loại hóa chất có tính tẩy rửa mạnh.

- Nên lựa chọn loại giày phù hợp với kích cỡ chân và có khả năng giữ ấm tốt.

- Sau khi tắm nên chú ý lau khô chân.

- Nên đi tất để giữ ấm chân, lưu ý ưu tiên lựa chọn loại tất bằng len hoặc cotton.

- Nên tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để cải thiện lưu thông máu.

- Uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây mỗi ngày.

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân dẫn tới tình trạng bị cước chân vào mùa đông và một số cách khắc phục, phòng ngừa hiệu quả. Nếu bạn có dấu hiệu bất thường, hãy gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn và đặt lịch khám sớm cho bạn.

Mùi hôi chân là vấn đề nan giải đối với nhiều người vì sự bất tiện gây ra cho cuộc sống và giao tiếp hàng ngày. Với một số người bị hôi chân có thể giải quyết nhanh chóng tuy nhiên vẫn có những người mắc phải vấn đề này một cách dai dẳng mà không tìm ra cách giải quyết. Vậy cách để trị hôi chân hiệu quả nhất là gì?

Giày hoặc tất không vệ sinh là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây hôi chân, do đó người bị hôi chân cần phải chú ý vấn đề này để cải thiện tình trạng:

  • Đối với tất: cần chọn các loại tất làm từ vật liệu thấm hút mồ hôi, giảm mùi khó chịu, nên thay tất nhiều lần trong ngày để giảm mùi, sau khi thay phải giặt sạch và phơi dưới ánh nắng mặt trời để diệt khuẩn
  • Đối với giày: nên chọn các loại giày dép thoáng khí, giảm tỷ lệ đổ mồ hôi và tích tụ độ ẩm, đặc biệt tránh các loại giày làm từ nhựa, vì chất liệu này không thoáng khí và làm tăng tiết mồ hôi ở chân
  • Sử dụng miếng lót giày: việc đổi để giày hay miếng lót có thể loại bỏ mùi hôi chân. Tốt nhất nên để đế giày và lót giày ở trạng thái khô ráo để hạn chế môi trường phát triển của vi khuẩn gây mùi.

Việc dùng đá bọt hoặc dụng cụ chà chân nhằm loại bỏ tế bào chết trên da chân cũng là cách trị hôi chân khá hiệu quả. Việc tẩy tế bào chết này cũng đồng thời phá bỏ nguồn cấp thức ăn cho các vi khuẩn gây mùi hôi chân. Nên thực hiện việc tẩy tế bào chết 2-3 lần mỗi ngày đối với người mắc phải tình trạng hôi chân dai dẳng.

Tẩy tế bào chết ở chân là một trong các cách trị hôi chân

Việc ngâm chân với nước muối ấm sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc trị hôi chân triệt để. Các tế bào da chân lúc này sẽ nở ra, dễ bong tróc hơn, trợ giúp đắc lực cho việc tẩy tế bào chết được thuận lợi. Việc chuẩn bị ngâm chân cũng tương đối đơn giản khi chỉ cần một ít muối biển hòa cùng với nước ấm trong một cái thau ngâm chân từ 10-20 phút/lần. Sau đó lau khô chân trước khi sinh hoạt và làm việc. Nên thực hiện việc này đều đặn mỗi ngày hoặc ít nhất 3-4 lần/ tuần có thể giảm thiểu đáng kể mùi hôi mà bạn mắc phải.

Nên thêm 2 phần nước ấm vào một phần giấm rồi ngâm chân trong khoảng từ 15-20 phút. Do giấm có đặc tính kháng khuẩn nên có thể nhanh chóng giúp loại bỏ mùi hôi chân sau thời gian ngắn. Tuy nhiên, điều này không nên thực hiện với người có vết thương ở chân để tránh vết thương bị kích thích. Các phương pháp dùng tại chỗ khác có thể giúp giảm việc hôi chân gồm có các loại bột boric, tanin hay các thuốc chống mồ hôi chân nhưng cần sự theo dõi của bác sĩ da liễu.

Hôi chân tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng có thể làm cản trở cuộc sống sinh hoạt, kiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp. Nếu tình trạng hôi chân không được cải thiện sau khi sử dụng các biện pháp trên thì người bệnh nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn và đặt tư vấn từ xa qua video với bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi.

XEM THÊM:

Da là một tổ chức đặc biệt và cũng là nơi sinh sống của nhiều loại sinh vật khác nhau như vi khuẩn vi nấm, virus và các loại mạt da. Những lớp sinh vật thường trú này góp phần vào hàng rào sinh vật bảo vệ da. Tuy nhiên trong một vài trường hợp chúng phát triển rất mạnh gây nên các vấn đề về da. Và mùi hôi đến từ bàn chân cũng xuất phát từ đó. Vậy nguyên nhân gây nên sự phát triển quá mức của hệ sinh vật gây mùi hôi là gì? Cách để giảm thiểu tình trạng này như thế nào? Hãy cùng Bác sĩ tìm hiểu nhé!

1. Nguyên nhân đến từ đâu?

1.1 Tăng tiết mồ hôi

Mồ hôi đóng vai trò lớn trong việc đảm bảo độ pH bề mặt của da, kháng khuẩn, tác động dưỡng ẩm và cân bằng nội môi.

Chúng ta vẫn thường hay lầm tưởng mồ hôi thực chất có mùi nhưng sự thật không phải vậy. Bản chất của mồ hôi là không mùi, nhưng môi trường ẩm của mồ hôi gây phát triển hệ vi khuẩn trên da và gây mùi. Trong đó mặt trước của bàn chân là vị trí tiết mồ hôi nhiều nhất.

Nguyên nhân của mùi hôi bàn chân đến từ đâu ?

Tăng tiết mồ hôi có thể đến từ yếu tố bên trong cơ thể hay đến từ bên ngoài cơ thể. Tăng tiết mồ hôi có thể xuất phát từ các nguyên nhân từ bên trong cơ thể như:

  • Sốt.
  • Chứng đổ mồ hôi trộn.
  • Hồi hộp.
  • Bệnh lý về chuyển hóa.
  • Một số loại thuốc.

Nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi đến từ bên ngoài là do mang giầy vớ chật hoặc dùng sản phẩm giầy dép bít kín hơi. Các loại giầy bịt kín khi dùng mà không kèm với vớ [tất] thì sẽ tạo điều kiện cho mồ hôi, chất bẩn, chất dầu tích tụ từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây mùi phát triển.

1.2 Bệnh lý do vi nấm

Vi nấm cũng là một trong những nguyên nhân gây bàn chân có mùi. Bên cạnh tăng tiết mồ hôi, nhiễm nấm tại bàn chân còn có các triệu chứng khác như:

  • Đỏ da, đóng nhiều vảy trắng.
  • Xuất tiết dịch ở kẽ ngón chân.
  • Có thể ngứa hoặc không kèm ngứa.

1.3 Bị nhiễm trùng da bàn chân

Nhiễm trùng da nông do vi khuẩn gây bệnh lý bong sừng dạng lỗ làm bàn chân bốc mùi khó chịu. Các vi khuẩn gây nên bệnh lý này có đặc điểm chung là ưa thích môi trường ẩm ướt và độ pH da trung tính.

Vi khuẩn gây phá hủy tế bào sừng bằng cách phóng thích ra các enzyme phân giải protein, sau đó xâm nhập vào lớp sừng da và gây bệnh lý. Mùi hôi gây ra bởi các gốc lưu huỳnh được sinh sản bởi vi khuẩn hoặc do sản phẩm chuyển hóa từ mồ hôi.

1.4 Vết thương bàn chân từ bệnh mạn tính

Một số bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh lý mạch máu, hoại tử mô cũng gây nên mùi hôi thối khó chịu tại các vết thương bàn chân. Khi mắc những bệnh lý này vết thương vùng bàn chân sẽ lâu lành và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tăng sinh gây mùi.

2. Điều trị hôi chân như thế nào?

2.1 Điều chỉnh lối sống

  • Mang giày dép, vớ đúng kích cỡ vừa vặn với bàn chân.
  • Hạn chế dùng giày dép, hoặc vớ kín hơi.
  • Đảm bảo vệ sinh giày dép vớ sạch sẽ. Rửa chân bằng xà phòng hoặc dung dịch kháng khuẩn.
  • Cần thấm khô chân sau khi tắm rửa, không để bàn chân ướt khi ngủ nghỉ.
  • Cắt móng sạch sẽ vì là nơi trú ngụ của vi khuẩn nhiều nhất, kỳ cọ chân tẩy đi lớp tế bào chết ở bàn chân bằng xơ mướp đá mài…

2.2 Dùng thuốc hoặc phương pháp điều trị khác

Bên cạnh điều chỉnh lối sống, bạn có thể khử mùi hôi chân bằng các phương pháp như:

  • Dùng phèn chua hoặc các chất khử mùi tự nhiên như lá trà xanh pha nước ngâm chân mỗi tối. Sau đó giảm tần suất sử dụng xuống còn vài lần mỗi tuần. Bạn cần lưu ý tình trạng dị ứng, kích ứng da khi dùng các chất này.
  • Điện di da là phương pháp dùng dòng điện để đẩy ion cơ chất có hoạt tính vào da.
  • Phương pháp dùng botulium toxin và phẫu thuật cắt hạch giao cảm cũng nên được cân nhắc khi dùng những biện pháp trên không hiệu quả và bạn không thuốc nhóm bệnh nhân có chống chỉ định.
  • Đối với tình trạng nhiễm khuẩn gây bong sừng da dạng lỗ, có thể bác sĩ sẽ cho bạn dùng kháng sinh bôi tại chổ hoặc dung dịch kháng khuẩn để ngâm chân. Nếu tình trạng nhiễm là nấm [bệnh viêm kẽ do nấm] thì có thể dùng thuốc kháng nấm tại chỗ hoặc uống thuốc có tác dụng toàn thân để điều trị.
  • Đối với những vết thương tại bàn chân có kèm bệnh lý nền như đái tháo đường, bệnh lý mạch máu… cần thiết phải có sự hướng dẫn chăm sóc và điều trị bệnh lý từ các bác sĩ chuyên khoa sâu.

Mùi hôi đến từ bàn chân là một vấn đề nan giải gây khó chịu trong sinh hoạt cho người mắc phải. Người bị hôi chân muốn điều trị triệt để cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân, thay đổi lối sống sinh hoạt để đạt hiệu quả điều trị. Một khi tình trạng mùi hôi vẫn còn kéo dài, dù đã qua điều chỉnh lối sống sinh hoạt lành mạnh, thì bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có phương pháp điều trị và chăm sóc một cách hợp lý.

Có thể bạn quan tâm :

Video liên quan

Chủ Đề