Tại sao lại bị say xe

Say tàu xe [hay say sóng, buồn nôn và nôn do say tàu xe] là một phản ứng bình thường trước những kích thích xảy ra khi đi tàu xe, mà bản thân không thích nghi được. Say tàu xe bao gồm tất cả các loại vận chuyển như: say tàu biển, say ô tô, say tàu hỏa, say máy bay.[1]

Say tàu xeChuyên khoay học cấp cứu, thần kinh học, Khoa tai mũi họngICD-10T75.3ICD-9-CM994.6OMIM158280DiseasesDB11908MeSHD009041

Nguyên nhân của chứng say tàu xe là do bộ phận nhạy cảm giữ thăng bằng trong tai bị kích thích khác thường, hoặc do não bộ nhận tín hiệu từ mắt nhưng không đồng nhất với tín hiệu từ tai [thí dụ đi tàu mà không có cửa sổ: tai cho biết đang di chuyển, trong khi mắt thì cho cảm giác là không di chuyển].[2]

Đây là một dạng chóng mặt mà những triệu chứng tự động đóng vai trò chủ đạo,[3] các triệu chứng gồm: buồn nôn, nôn ói, tái mặt, đổ mồ hôi, nhiều nước bọt, ngáp, khó chịu, thở sâu và mạnh.

  Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Đề nghị liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết lại Wikipedia:Phủ nhận y khoa và Wikipedia:Phủ nhận về nội dung.

Các thuốc chống nôn dùng dự phòng có tác dụng tốt hơn là để chữa khi đã buồn nôn và nôn. Thuốc chính là các chất kháng muscarinic hyoscine[4] và một số kháng histamin tác dụng lên thần kinh trung ương.

Để dự phòng ngắn hạn việc say tàu xe, thuốc được chọn là hyoscine hydrobromide[5] dùng đường uống, dùng thuốc 30 phút trước khi di chuyển, sau đó 6 giờ lại dùng thuốc lần 2 nếu cần. Hoặc tiêm dưới da hyosin dưới dạng thuốc giải phóng chậm sẽ kéo dài được thời gian tác dụng, nhưng phải tiêm vài giờ trước khi di chuyển.

Các thuốc kháng histamin có hiệu quả kém hyoscin đôi chút trong việc chống say tàu xe, nhưng dung nạp tốt hơn, thông thường dùng theo đường uống. Các kháng histamin thường dùng gồm có: cinnarizin, cyclizin, dimenhydrinat, meclozin, promethazin. Các thuốc này có tác dụng giống nhau, nhưng thời gian bắt đầu tác dụng và tác dụng bao lâu thì khác nhau.

Các thuốc này gồm các chất đối kháng dopamine như domperidon,[6] metoclopramid[7] và chlorpromazine,[8] và các chất đối kháng thụ thể 5-HT3 như ondansetron.

  1. ^ Benson, AJ [2002]. “35” [PDF]. Motion Sickness. In: Medical Aspects of Harsh Environments. 2. Washington, DC. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ |= [trợ giúp]
  2. ^ Motion sickness Merck medical manual.
  3. ^ “Motion Sickness Prevention and Treatment”. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2008.
  4. ^ “Best of Five MCQs for the Gastroenterology SCE”. Google Books. Truy cập 12 tháng 2 năm 2015. Trang 23.
  5. ^ “Hyoscine for travel sickness”.
  6. ^ “Domperidone for sickness”.
  7. ^ “Metoclopramide 10mg tablets”. Truy cập 12 tháng 2 năm 2015.
  8. ^ “Chlorpromazine: MedlinePlus Drug Information”. Truy cập 12 tháng 2 năm 2015.

  • Chứng say tàu xe trên báo Sức khỏe đời sống-Bộ Y tế Lưu trữ 2008-12-08 tại Wayback Machine
  • Mẹo chống say tàu xe Lưu trữ 2012-11-30 tại Wayback Machine

  Bài viết chủ đề y học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Say_tàu_xe&oldid=68333373”

Say xe là “nỗi khổ” không của riêng ai, trong đó có cả cánh tài xế. Nhiều người thắc mắc tại sao mình lại say xe còn những người khác thì không. Vậy say xe bắt nguồn từ nguyên nhân gì? Cách chữa say xe nào hiệu quả nhất? Tại sao những người bị say xe, nhưng khi trực tiếp cầm vô lăng là hết say? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Say xe do đâu?

Những nguyên nhân khiến bạn dễ bị say xe.

Say tàu xe hay nôn do say tàu xe là phản ứng hoàn toàn bình thường trước các tác động khi đi tàu, xe do một số cơ địa không thích nghi được. Say xe, tàu bao gồm say xe ô tô, say khi đi tàu, máy bay, …

Nguyên nhân chính gây say xe

Điều đầu tiên phải kể đến chính là bộ phận giữ thăng bằng trong tai bị kích thích khác thường. Điều này được lý giải ngắn gọn như sau: Khi chuyển động bên ngoài được não cảm nhận qua tai, mắt và các mô. Nếu bạn di chuyển như đi bộ chẳng hạn thì tín hiệu sẽ được truyền về não để xử lý. Say xe xảy ra khi hệ thần kinh nhận được các tín hiệu mâu thuẫn [bạn nhìn thấy xe di chuyển nhưng tai lại không cảm nhận được].

Ngoài ra, nhiều trường hợp cũng có thể do não nhận tín hiệu từ mắt nhưng bị lệch so với khi nhận tín hiệu từ tai. Thường điều này xảy ra khi bạn đi xe ô tô, tàu, biển,... Bạn sẽ thường bị lo lắng, bồn chồn, mồ hôi toát lạnh và chóng mặt. Chẳng bao lâu sau sẽ nhanh chóng cảm thấy buồn nôn và muốn ói mửa.

Ai thường bị say xe?

Phụ nữ thường dễ bị say xe hơn nam giới.

Hầu như ai cũng sẽ bị say xe đặc biệt là phụ nữ mang bầu và trẻ em hoặc người có thần kinh không tốt [như bị thiếu máu não, huyết áp thấp,...]. Đôi khi những ai luôn có cảm giác lo lắng hay bồn chồn trong chuyến đi cũng dễ bị say hơn những người khác. Bên cạnh đó, xe ô tô không có cửa sổ, không khí “bí bách” hoặc đi lại đường gồ ghề cũng khiến hành khách bị say xe.

Dấu hiệu của người bị say xe là gì?

Đầu tiên, người bị say sẽ lo lắng, liên tục toát mồ hôi và cảm thấy chóng mặt. Da chuyển màu nhợt nhạt và nước bọt liên tục gia tăng kèm theo sự mệt mỏi và đau đầu, khó chịu. Ngay sau đó, cảm giác buồn nôn và nôn ói sẽ xảy ra.

Phương pháp khắc phục say xe đơn giản mà bạn nên biết.

Say xe chấm dứt khi nguyên nhân gây ra nó là các chuyển động trên xe kết thúc hay nói cách khác là bạn kết thúc hành trình đi lại của mình. Tuy nhiên, triệu chứng say xe có thể kéo dài nhiều ngày sau đó khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu và mệt mỏi, thậm chí sợ đi xe ô tô. Vậy sau đây là một số phương pháp ngăn ngừa say xe vô cùng hiệu quả mà bạn không nên bỏ lỡ:

Biện pháp chống say xe nào hiệu quả?

Nhìn ra bên ngoài xe.

Nhìn về phía chân trời để quên đi cảm giác khó chịu say xe.

Những ai thường bị say xe khi đi ô tô mà không kịp chuẩn bị gì thì tốt nhất nên nhìn ra ngoài cửa sổ xe, đặc biệt là nhìn xa về phía chân trời theo hướng phương tiện di chuyển. Điều này giúp bạn giữ được cảm giác thăng bằng trong hệ thần kinh để não cảm nhận được sự chuyển động thống nhất khi tín hiệu truyền về.

Cố gắng đi sâu vào giấc ngủ.

Cố gắng chìm vào giấc ngủ.

Trường hợp bạn đi xe vào đêm khuya và không nhìn ra ngoài cửa sổ được, hoặc ngồi ở vị trí xa cửa sổ thì hãy chợp mắt và thậm chí ngủ thiếp đi càng tốt. Đây là cách giải quyết sự mâu thuẫn khi tai và mắt nhận những tín hiệu không đồng đều làm bạn bị say xe.

Nhai thêm kẹo cao su hoặc ngậm kẹo ngọt.

Có lẽ nhiều người sẽ lựa chọn phương pháp này vì chỉ cần nhai kẹo cao su hoặc ăn vặt như bim bim, ngậm kẹo thì sự nhai sẽ khiến tai và mắt bị xung đột tín hiệu với nhau khiến não bộ không tiếp nhận sự “mâu thuẫn” của những tín hiệu này.

Hít thở không khí trong lành.

Trong xe ô tô thường có mùi điều hòa, mùi hương xả vải gây cảm giác “bí bách” cho hành khách vì không gian trong xe quá chật hẹp. Tốt nhất bạn nên đeo khẩu trang để tránh các mùi lạ khiến bạn đã say xe lại còn buồn nôn, khó chịu hơn. Có thể bạn nhờ tài xế mở cửa xe [nếu được] để cảm nhận không khí trong lành từ bên ngoài giúp giảm thiểu cảm giác khó chịu.

Chuẩn bị gừng khi đi xe.

Mang theo gừng để pha nước uống hoặc mua dạng kẹo ngậm.

Nếu bạn phải đi một chuyến đi xa thì mang theo gừng bên người cực kỳ hiệu quả. Gừng có thể để tươi hoặc xay nhuyễn pha nước uống, thậm chí mua viên dạng kẹo như kể trên để cảm thấy dễ chịu và thư thái hơn khi di chuyển trên xe ô tô.

Bấm huyệt nhẹ nhàng.

Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, bấm huyệt khi đi xe sẽ giảm đi nhiều các triệu chứng gây say xe tương tự châm cứu. Tuy chưa thực sự được chứng minh nhưng cách này được sử dụng khá phổ biến và cũng rất có ích.

Ngay sau khi nôn, tuyệt đối đừng ăn ngay.

Những ai bị say xe nặng thì chỉ cần ngửi thấy mùi xe sẽ bắt đầu bị nôn ói. Khi đó, bạn phải để nôn hết và ngừng ăn uống sau đó một lúc để cơ thể hồi phục lại. Nếu bạn ăn thêm thì chỉ khiến não bộ “chỉ huy” việc dạ dày tiếp tục nôn tới khi hết sạch mọi thứ trong nó mà thôi.

Ngủ đủ giấc trước khi di chuyển bằng xe.

Đối với bạn nào có sức khỏe trung bình hoặc yếu thì ngủ đủ giấc giúp bạn yên tâm hơn, não bộ cảm thấy sảng khoái và dễ chịu hơn. Điều này sẽ giúp bạn giảm cảm giác say xe đáng kể khi đi xe ô tô.

Không đọc sách báo hay bất cứ tài liệu khác.

Thay vì đọc sách, bạn có thể nghe nhạc để thư giãn hơn khi đi xe.

Khi đã say xe, nếu bạn đọc sách hay thậm chí là bản đồ cũng có thể khiến bạn rơi vào trạng thái nôn nao khó chịu ngay sau đó. Hãy giữ cơ thể thoải mái, hướng mắt về phía ngoài cửa sổ xe.

Không ngồi cạnh người cũng bị say xe.

Nhiều người chỉ cần nhìn thấy có người bị say xe liền cảm giác say xe ngay tức khắc. Khi đi xe, việc tránh ngồi gần những người như là tốt nhất.

Không để cảm giác chi phối bạn.

Nhiều người luôn giữ cảm giác khó chịu về xe cộ khiến bạn khó thoát khỏi sự say xe. Hãy cố gắng thư giãn, hít thở không khí trong lành và quên đi điều đó bằng việc ngắm nhìn cảnh quang bên ngoài xe.

Không uống đồ uống có ga.

Đồ uống có ga và các đồ ăn khác như lạc, đồ nếp như xôi,... đều nặng mùi làm bạn ghê cổ và nhanh chóng bị buồn nôn, nôn mửa.

Trực tiếp cầm lái, say xe đẩy lùi, lý do tại sao?

Đây là vấn đề mà có rất nhiều người, thậm chí các chuyên gia cũng chưa thể lý giải được. Một số nhận định sau được tổng hợp từ những người lái xe về vấn đề bị say xe, nhưng khi trực tiếp cầm vô lăng là hết say:

Lái xe có thể quên đi cảm giác say xe có thực không?

  • Một số người cảm thấy rằng khi đi xe tô tô, việc lái xe chủ động, não bộ cần quan tâm đến việc rẽ trái, phải, dùng phanh, ga,... Điều này khiến hệ thần kinh trung ương luôn cần giữ thăng bằng, không có tâm trí để ý tới việc khác nên người lái mặc dù say xe nhưng lại không cảm thấy gì khi tự điều khiển xe
  • Do cảm giác sợ đi xe ô tô: Nhiều người ghét việc đi ô tô, họ luôn có “ác cảm” và khó chịu khi di chuyển bằng xe. Tuy nhiên, khi họ là người phải chủ động lái xe thì cảm giác này dần trở nên quen thuộc với họ, làm cảm giác say xe không còn là ác cảm nữa.
  • Thói quen: Khi bạn là người lái xe, bạn sẽ trở nên quen dần với mùi xe và từ đó trở đi, bạn chỉ quan tâm tới việc điều khiển xe mà chính não bộ của bạn cũng “quên mất” say xe là gì.

Trên đây là những thông tin giải thích nguyên nhân khiến bạn say xe cũng như biện pháp giảm say xe hiệu quả. Để quên đi cảm giác say xe và trực tiếp cầm vô lăng chinh phục mọi con đường, hãy liên hệ với Học lái xe Hà Thành. Với địa chỉ trên khắp Hà Nội, bạn sẽ được học với những giáo viên kinh nghiệm nhất, tỷ lệ đỗ cao nhất cùng học phí hợp lý nhất. Mọi thông tin xin liên hệ:

Hotline: 0986.904.334/ 0966.522.262

Website: //www.hocbanglaib2.com.vn/

Email:

Địa chỉ: Tầng 6, P.605, Số 9c, Ngõ 181 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Bài Viết Liên Quan.

Bằng lái xe ô tô B1 có được lái xe số sàn?

Bằng lái xe B2 lái được các loại xe gì?

Khóa Học lái xe ô tô tại Thanh Xuân uy tín.

Lý do Cầu Giấy là lựa chọn hàng đầu học lái xe ô tô.

Hà Thành sự lựa chọn hoàn hảo học lái xe ô tô uy tín tại Cầu Giấy.

Học lái xe ô tô tại Hoài Đức với sân tập tiêu chuẩn.

3 địa chỉ học lái xe tốt nhất khu vực Bắc Từ Liêm.

Học lái xe ô tô tại Thanh Trì với đội ngũ thầy nhiệt tình.

Học lái xe ô tô tại Từ liêm cùng dàn xe tập đời mới.

Các địa chỉ sân tập lái xe tốt nhất toàn Hà Nội.

Video liên quan

Chủ Đề