Tại sao gà ăn nhiều mà vẫn gầy

Gà đá mà ốm thì không đủ lực, không tới pin tới bo. Hơn hết khi đá gà trực tiếp sẽ không đáp ứng được hạng cân phù hợp. Nói chung thì gà đủ tuổi ra trường phải đạt được hạng cân nhất định thì mới gọi là tốt. Nhưng phải làm sao khi gà ăn uống bình thường nhưng vẫn ốm? Nguyên nhân ăn nhiều mà vẫn gầy do đâu? Gà ăn uống bình thường nhưng gầy có phải là bệnh?… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa khi gà ăn nhiều mà không lớn dưới đây.

Nguyên nhân gà ăn uống bình thường nhưng gầy

Theo các kê sư nuôi gà lâu năm cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà ăn nhiều mà không lớn, trong đó có thể kể đến như:

Vấn đề về tiêu hóa

Ăn không tiêu là một trong những nguyên nhân khiến gà ăn nhiều mà không lớn. Vì hầu hết thức ăn được nạp vào cơ thể nhưng không được chuyển hóa thành chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Không những ảnh hưởng đến sự phát triển, căn nặng của chiến kê mà còn gây nguy hiểm nghiêm trọng.

Gà đủ tuổi mà vẫn ốm có thể do vấn đề tiêu hóa

Tình trạng ăn không tiêu kéo dài dễ khiến gà bỏ ăn, ủ rũ và cuối cùng là chết. Để nhận biết chiến kê của bạn có phải thuộc “dạng” này hay không, bạn chỉ cần bóp bầu diều để kiếm tra, nếu thấy cứng cứng, to phình,.. thì 100% là vậy.

Có giun sán trong bụng gà

Thả lang và ăn uống bậy bạ là một trong những nguyên nhân có giun, sán trong hệ tiêu hóa của gà. Hầu hết gà đều có thói quen mổ xuống đất, khi chuồng nuôi không sạch sẽ, kê sư không dọn dẹp thường xuyên, phân gà rơi vãi tùm lum, gà mổ và vô tình ăn trúng sẽ sản sinh ra giun sán trong bụng.

Khi giun sán ký sinh trọng bụng chúng sẽ hút hết mọi chất dinh dưỡng mà gà đá tiêu thụ, vì vậy mà dù ăn uống bình thường nhưng phần lớn gà vẫn ốm. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và tuổi thọ của chúng.

Do chế độ thức ăn

Không thể bỏ qua nguyên nhân ăn nhiều mà vẫn gầy ở gà do chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Nhiều kê sư chỉ chăm chăm cho gà ăn lúa, cám hay rau xanh mà không bổ sung thêm mồi như thịt bò, trứng, giun, dế, lươn, trạch,… sẽ khiến chúng không phát triển toàn diện, đặc biệt là không sung, không tới pin.

Thức ăn không đủ dinh dưỡng là nguyên nhân khiến gà ốm dù ăn uống bình thường

>>> Xem thêm: Gà bị yếu chân: Nguyên nhân, cách chữa và các bài tập phù hợp

Gà ăn uống bình thường nhưng vẫn ốm – Hướng dẫn cách chữa

Cần phải xác định gà chiến của bạn nằm trong nguyên nhân nào, là do ăn không tiêu hay có giun sán, thức ăn không đảm bảo dinh dưỡng,… có như vậy mới có thể điều trị dứt điểm.

Cho sử dụng men tiêu hóa

Nếu gà bị khó tiêu, nên cho chúng uống ngay men tiêu hóa của Ý, sẽ kích thích tiêu hóa cực nhanh. Hoặc cho uống thuốc xổ của người để đi ngoài ra hết. Trong giai đoạn này cần cho gà ăn thức ăn dễ tiêu như cơm nấu chín với lượng vừa đủ thôi. Sau khi chúng hồi phục thì cho ăn uống lại như thường.

Tẩy giun sán thường xuyên

Kê sư nên tập thói quen cho gà tẩy giun sán định kỳ khoảng 2 – 3 lần/ năm, điều này không chỉ tốt cho chiến kê mà còn hạn chế mắc bệnh ở chúng. Có thể ra tiệm thú y để mua thuốc. Đừng quên dọn dẹp, tiêu trùng khử độc chuồng nuôi định kỳ.

Ngoài tẩy giun sán định kỳ cần vệ sinh chuồng nuôi thường xuyên

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý

Cần thay đổi chế độ ăn uống để gà mau tăng cân và ra trường, so với việc ép cân thì việc tăng cân dễ dàng hơn. Khi thay đổi thức ăn, phần lớn gà có dấu hiệu bỏ ăn hoặc ăn rất ít, kê sư nên chú ý, với trường hợp này nên thay đổi từ từ cho chúng thích ứng với thức ăn mới.

Bên cạnh với việc bổ sung chất dinh dưỡng đừng quên cho gà luyện tập để tăng cường sức khỏe cũng như sự linh hoạt.

Gà ăn uống bình thường nhưng vẫn ốm, hẳn là kê sư đã có câu trả lời và cách giải quyết rồi, đúng không nào? Chúc mọi người thành công!

Gà chọi ăn nhiều nhưng vẫn gầy khiến các chủ kê lo lắng. Về lâu về dài có thể ảnh hưởng tới thể chất của gà. Khiến cho gà không được sung mãn trong những trận chiến. Không hấp thu được hết các dưỡng chất trong thức ăn khiến chủ nhân mất công mà thêm phần lo lắng. Vậy nguyên nhân nào khiến gà chọi ăn khoẻ nhưng không tăng cân? Hãy lắng nghe những chia sẻ nhé!

Có rất nhiều nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng tới chế độ ăn của gà cũng như sự hấp thụ của chúng. Nguyên nhân có thể đến từ yếu tố bên ngoài hoặc bản thân nội tại của gà. Để xác định được nguyên nhân đòi hỏi chủ nhân phải theo dõi thường xuyên để đánh giá.

Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới tình trạng gà chọi gầy còm mặc dù ăn nhiều đó có thể là gà chọi ăn không tiêu. Thức ăn được nạp vào cơ thể gà nhưng không được xử lý và chuyển hoá thành chất dinh dưỡng. Dẫn tới gà chọi bị gầy còm khi nuôi. Mặc dù ăn rất nhiều nhưng không hấp thụ được hết gây lãng phí thức ăn và ảnh hưởng tới gà.

Nhận biết gà chọi ăn không tiêu có nhiều cách. Ví dụ như sờ vào diều của gà thấy diều to trong thời gian dài. Bóp nhẹ thấy vón cục hoặc nhiều biểu hiện khác. Đọc thêm về gà chọi ăn không tiêu để biết thêm chi tiết nhé.

Ngoài ra những bệnh đường ruột của gà như tiêu chảy hoặc đi phân lỏng cũng là một lý do mà chủ nhân cần để ý.

Cũng giống như con người thì trong cơ thể gà cũng có nhiều loại giun sán ký sinh. Với số lượng lớn chúng có thể hút hết các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng gà. Về lâu dài có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá và tuổi thọ của gà. Vì thế đó cũng có thể là lý do gà chọi ăn nhiều nhưng vẫn gầy.

Xác định được gà chọi bị nhiêm giun không khó. Nếu chú ý quan sát phân của chúng nếu có các con sán trắng thì cần ngay lập tức tẩy giun cho gà bằng các loại thuốc chuyên dụng nhé.

Việc áp dụng chế độ ăn chưa đúng cũng có thể dẫn tới tình trạng gà gầy. Ví dụ như cho ăn quá nhiều 1 loại thức ăn không đủ dưỡng chất hoặc thức ăn có vấn đề. Giống như con người ăn rất nhiều khoai sắn trước đây nhưng đều không béo được. Không bổ xung các loại thức ăn có dưỡng chất cho gà sẽ rất khó để gà có thể béo tốt.

Vì thế chủ nhân nên thay đổi nhiều loại thức ăn và theo dõi thay đổi từ gà. Áp dụng trong khoảng 1 thời gian như 1-2 tuần và đánh giá kết quả. Có thể bổ xung thêm các loại vitamin, chất sơ, chất tanh tới từ thịt, rau, trứng…

Gà chọi có những bệnh âm ỉ lâu ngày không bộc phát và biểu hiện ra bên ngoài. Dẫn tới việc chủ nhân không hề hay biết. Bề ngoài gà vẫn bình thường nhưng có thể ăn nhiều mà không tăng cân. Chỉ tới khi có biểu hiện thì chủ nhân mới nhận ra. Khi đó việc chữa trị cũng khó khăn hơn rất nhiều.

Chú ý theo dõi nhiều hơn tới gà nếu là gà quý, gà yêu thích. Từng thay đổi nhỏ nhất về lông, sắc mặt, hoạt bát, phân gà…để nắm bắt rõ hơn tình trạng của gà. Từ đó đưa ra được hướng xử lý.

Khi đã tìm ra được nguyên nhân thì việc khắc phục tình trạng này không quá khó. Hãy áp dụng những cách dưới đây để giúp gà chọi tăng cân hơn, hạn chế bị suy dinh dưỡng.

Không quá tập trung vào từng loại thức ăn mà có thể thay đổi thường xuyên. Nhằm tìm ra được chế độ thức ăn phù hợp nhất. Chú ý theo dõi thay đổi của từng loại thức ăn cho gà để đánh giá. Không phải cứ cho ăn nhiều thịt, cá đồ tanh là đủ. Mà cần bổ xung các loại vitamin, chất sơ, chất dinh dưỡng. Tất cả tuỳ thuộc tình trạng gà, mùa trong năm và mục đích của chủ nhân.

Định kỳ xổ giun cho gà khoảng từ 1 năm tới 2-4 lần. Nhằm loại bỏ hoàn toàn giun sán ký sinh trong cơ thể gà. Đảm bảo các chất dinh dưỡng được hấp thu một cách hoàn toàn cho gà phát triển.

Môi trường sống của gà cần đảm bảo thông thoáng nhưng cần nhiệt độ ổn định. Không được quá lạnh, quá nóng hoặc quá ẩm ướt. Như vậy gà mới có thể đạt được tình trạng tốt nhất. Thường xuyên cho gà tắm nắng, tắm cát để đảm bảo gà phát triển.

Nếu là gà chọi chiến thì cũng cần chế độ tập luyện hợp lý. Những trận vần hơi, vần đòn cần thực hiện khoa học định kỳ theo sức khoẻ gà. Không nên tập thường xuyên mà có sự giãn cách để gà có thể nghỉ ngơi thư giãn. Nhằm đảm bảo thể trạng tốt nhất cho gà phát triển.

Khi các sư kê xem gà chọi có hay không chỉ ở việc thi triển đòn đẹp mắt và các đòn đánh phải có uy lực làm cho đối thủ phải bỏ chạy. Muốn vậy thì chiến kê cần có các phần cơ săn chắc một sức khỏe dẻo dai thay vì trọng lượng lớn.

Đây là điều mà mỗi sư kê cần nhớ, gà chiến không quan trong béo gầy mà cốt cần giữ là phần thịt săn chắc chính vì có bộ thịt săn chắc sẽ giúp chúng nhanh nhẹn hơn.

: 5 Nguyên Nhân Khiến Gà Chọi Ăn Nhiều Mà Không Mập Update 09/2022

Do đó, khẩu phần ăn của gà chọi chủ yếu là rau củ chúng cũng giống như người vậy. Để tránh phần thịt quá phát, tích mỡ thừa không cần thiết.

: Cách nuôi gà con đá chuẩn kĩ thuật cho gà mau lớn ✅ Update 09/2022

hững chiến kê đến tuổi thi đấu được bổ sung nhiều đạm vào thời điểm này chúng cần được bổ sung đạm nhiều hơn nhằm cung cấp đủ năng lượng khi tập luyện. Một bữa ăn tiêu chuẩn trong ngày bao gồm: 0,25kg thóc; 0,1 kg rau và 0,1kg lươn/thịt bò.

Ngoài ra, nhiều người còn cho gà ăn các loai như giun,đế ngũ cốc,lòng đỏ trứng, tép, vịt lộn, chuối xiêm để tăng cường sức chiến đấu của chúng.Trên đây là một số chế độ dinh dưỡng cho gà đá một cách khoa học.Chúc các bạn áp dụng thành công

Một ngày cho gà uống nước hai lần, mùa đông có thể cho giảm lượng nước đi. Lượng nước vào buổi sáng luôn luôn nhiều hơn buổi tối. Do buổi sáng gà cần nhiều nước để tiêu hóa hết chỗ thức ăn của ngày hôm trước. Việc này cũng là biện pháp tránh để tích nước cho gà chọi của bạn.

: Bí thuật Xem vảy gà linh kê chuẩn không cần chỉnh có 1-0-2 Update 09/2022

Đến gần sát ngày thi đấu, các sư kê nên cho gà của mình uống ít nước hơn để cơ bắp được rắn chắc. Bên cạnh đó, có thể giã nhỏ và hòa các viên thuốc tổng hợp vào nước để gà hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

Điều quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho gà đá là nước cho gà uống phải đảm bảo là nguồn nước sạch, được thay mới, rửa ca đựng thường xuyên, tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gà.

Nếu để gà thường xuyên phải uống nước đọng mà không được chăm sóc cẩn thận thì gà của bạn sẽ dễ bị ốm, sức khỏe kém đi trông thấy vì sức đề kháng của chúng phải chống lại bệnh tật.

Nên cho gà uống nước đun sôi là tốt nhất. Nếu không có điều kiện thì có thể cho chúng uống nước máy, nhưng phải bơm ra chậu, để qua đêm rồi mới cho chúng uống, hoặc thả viên vitamin C vào để trung hòa nước nhanh hơn. Vì bên trong nước máy có chứa hàm lượng clor cao, có thể gây độc cho cơ thể gà chiến.

: Đánh Giá Gà Lông Voi Có Đá Hay Hay Không? Update 09/2022

Trên đây là một số lý do cho việc gà chọi ăn khoẻ nhưng vẫn gầy mà ai nuôi gà cũng nên biết. Chúng tôi cũng đã đưa ra 1 số đề xuất cho việc khắc phục việc này. Các sư kê có thể làm theo và áp dụng cho chú gà của mình nhé. Nếu cần sự trợ giúp có thể liên hệ với chúng tôi để được trợ giúp.

Video liên quan

Chủ Đề