Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu là gì

Ngày nay, với sự gia tăng tốc độ toàn cầu hóa, hoạt động giao thương giữa các quốc gia ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Trong quá trình này, hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vậy nên ngành xuất nhập khẩu ngày càng trở nên phổ biến và thu hút nhiều sự chú ý từ các bạn sinh viên. Vậy xuất nhập khẩu là gì? Ngành xuất nhập khẩu làm gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về ngành xuất nhập khẩu trong bài viết dưới đây.

Ngành xuất nhập khẩu là gì?

Ngành xuất nhập khẩu bao gồm tất cả các hoạt động của quá trình mua bán hàng hóa giữa thương nhân trong nước và thương nhân nước ngoài. Đây chính là nền tảng cơ bản của hoạt động ngoại thương.

Xuất nhập khẩu là nghiệp vụ chính trong quá trình thương mại của quốc gia. Nó có mối tương quan mật thiết với các lĩnh vực khác và là cầu nối giữa các nền kinh tế của các nước trên thế giới.

Ngành xuất nhập khẩu học gì?

Mục tiêu của chương trình cử nhân ngành xuất nhập khẩu là cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng về kinh tế, thương mại quốc tế nói chung và nghiệp vụ xuất nhập khẩu nói riêng.

Cử nhân ngành xuất nhập khẩu sẽ được trang bị khả năng làm việc toàn diện tại các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty tư nhân, cũng như các doanh nghiệp Nhà nước về các lĩnh vực liên quan đến kinh tế, thương mại quốc tế và xuất nhập khẩu.

Sau đây là một số môn học tiêu biểu trong chương trình đào tạo của ngành xuất nhập khẩu:

  • Kinh tế vi mô

  • Kinh tế vĩ mô

  • Quan hệ kinh tế quốc tế

  • Chính sách thương mại quốc tế

  • Thuế và hệ thống thuế

  • Giao dịch thương mại quốc tế

  • Logistics và vận tải quốc tế

  • Quản lý rủi ro và bảo hiểm

  • Luật thương mại quốc tế

  • Sở hữu trí tuệ

Vì sao nên học ngành xuất nhập khẩu?

Xuất nhập khẩu là nghiệp vụ cực kỳ quan trọng và ngày càng trở nên phổ biến trong bối cảnh các hoạt động thương mại quốc tế giữa các quốc gia đang ngày càng trở nên sôi nổi. Theo học ngành xuất nhập khẩu, bạn sẽ nhận được những giá trị sau:

  • Kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ về xuất nhập khẩu: Đến với ngành xuất nhập khẩu, sinh viên sẽ được cung cấp toàn diện các kiến thức liên quan đến thương mại quốc tế và hoạt động xuất nhập khẩu, cùng các kỹ năng cần thiết để tiến hành các nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu sau khi tốt nghiệp.
  • Khả năng học hỏi, thích nghi nhanh với sự biến chuyển của nền kinh tế: Nền kinh tế thế giới phát triển không ngừng, kéo theo những sự thay đổi liên tục trong hoạt động giao thương giữa các quốc gia. Ngành xuất nhập khẩu trang bị cho sinh viên đầy đủ các kiến thức và kỹ năng để ứng phó kịp thời với sự biến động nhanh chóng đó.
  • Cơ hội việc làm rộng mở: Sự tăng trưởng mạnh mẽ của các hoạt động ngoại thương cũng như thương mại quốc tế đang mở ra vô vàn cơ hội nghề nghiệp tiềm năng cho các cử nhân chuyên ngành xuất nhập khẩu.

Bạn có phù hợp với ngành xuất nhập khẩu?

Để biết xem bạn có phù hợp với ngành xuất nhập khẩu hay không, hãy cùng tìm hiểu xem ngành học này bao gồm những yêu cầu cần thiết nào nhé.

Niềm đam mê đối với các hoạt động giao thương quốc tế

Xuất nhập khẩu là bộ phận không thể thiếu của quá trình thương mại quốc tế. Nếu bạn có niềm yêu thích đặc biệt với lĩnh vực kinh tế quốc tế cũng như các hoạt động giao thương với nước ngoài thì xuất nhập khẩu là ngành học dành cho bạn.

Khả năng giao tiếp đa văn hóa

Nói tới xuất nhập khẩu là nói tới môi trường làm việc đa dạng với các thành viên đến từ các quốc gia và nền tảng khác nhau. Vì vậy, để làm việc hiệu quả trong môi trường này thì khả năng giao tiếp giữa các nền văn hóa là một kỹ năng không thể thiếu. Sự tế nhị, tôn trọng, cởi mở với những điều mới lạ cùng khả năng lắng nghe là những yếu tố mà bạn cần có để làm việc trong lĩnh vực này.

Khả năng kết nối

Trong ngành xuất nhập khẩu, khả năng phát triển một mạng lưới kết nối mạnh mẽ cả trong nước và quốc tế là kỹ năng cực kỳ cần thiết. Một mạng lưới kết nối thành công có thể mở ra cánh cửa cho những cơ hội kinh doanh bất ngờ và tiềm năng ở nước ngoài. Đây chính là chìa khóa để thành công trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Ngành xuất nhập khẩu học trường nào?

Hiện tại, Việt Nam không có trường đại học nào có chuyên ngành đào tạo riêng về xuất nhập khẩu đúng theo tên gọi. Tuy nhiên, có một số chuyên ngành liên quan đào tạo bao hàm cả xuất nhập khẩu, ví dụ như thương mại quốc tế, kinh doanh quốc tế, kinh tế đối ngoại,... Một số trường đại học nổi bật có đào tạo các chuyên ngành trên có thể kể đến Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại, Trường Đại Học Kinh Tế - Tài Chính TP HCM

Nếu bạn mong muốn du học ngành xuất nhập khẩu, tham khảo danh sách một số trường đại học & khóa học uy tín đào tạo trên thế giới:

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc chọn trường và khoá học phù hợp, hãy liên hệ với trung tâm tư vấn du học IDP để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Sinh viên ngành xuất nhập khẩu làm gì khi ra trường?

Cơ hội nghề nghiệp cho các cử nhân ngành xuất nhập khẩu là vô cùng rộng mở, đặc biệt là khi logistics và xuất nhập khẩu có liên quan mật thiết. Sau đây là những công việc tiêu biểu mà sinh viên ngành xuất nhập khẩu có thể đảm nhận sau khi ra trường.

Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu

Vị trí nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu đang có nhu cầu rất cao, chào đón các cử nhân xuất nhập khẩu mới ra trường. Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu thực hiện các công việc tìm kiếm khách hàng, đàm phán và thành lập hợp đồng mua bán hàng hóa.

Nhân viên chứng từ - dịch vụ khách hàng

Sinh viên tốt nghiệp ngành xuất nhập khẩu có thể trở thành nhân viên chứng từ - dịch vụ khách hàng tại các công ty xuất nhập khẩu. Đây là công việc theo dõi chứng từ, liên lạc với khách hàng và thực hiện nghiệp vụ thanh toán.

Nhân viên hiện trường

Tân cử nhân xuất nhập khẩu có thể đảm nhận vị trí nhân viên hiện trường tại các công ty xuất nhập khẩu. Đúng như tên gọi, vị trí này thực hiện các hoạt động tại hiện trường giao dịch hàng hóa như lập bộ chứng từ hàng hóa hay làm thủ tục xuất nhập khẩu cho lô hàng.

Công tác nghiên cứu ở các trường học, trung tâm, viện nghiên cứu

Một lựa chọn khác cho sinh viên ngành xuất nhập khẩu là công tác tại các trường học, trung tâm, viện nghiên cứu về xuất nhập khẩu sau khi ra trường. Công việc này phù hợp cho những ai có niềm đam mê với chuyên ngành, đồng thời yêu thích việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho mọi người.

> Tìm hiểu các khoá học ngành Xuất nhập khẩu trên thế giới

Muốn biết chương trình học nào phù hợp với bạn nhất?

Sử dụng ngay "Công cụ tìm khóa học" của Hotcourses Vietnam nhé!

BẮT ĐẦU

Nhằm mục đích có thể mở rộng lưu thông cũng như đẩy mạnh sự giao lưu phát triển hàng hóa trên khắp các thị trường quốc tế, hiện nay xuất nhập khẩu luôn được xem là lĩnh vực kinh doanh đặc biệt được nhà nước đặc biệt quan tâm. Vậy Kinh doanh xuất nhập khẩu là gì? [cập nhật 2022].

Kinh doanh xuất nhập khẩu là gì? [cập nhật 2022]

Xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hoá.

Xuất nhập khẩu [import-export] là một trong những lĩnh vực kinh doanh hàng đầu đang được nhà nước ta quan tâm và ưu tiên nhằm giúp lưu thông hàng hóa, tạo mối quan hệ làm ăn với các quốc gia khác, mở rộng thị trường để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Hiện nay, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu được pháp luật quy định tại Điều 3 Nghị định 187/2013/NĐ-C như sau:

Điều 3. Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu

1. Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài [dưới đây gọi tắt là thương nhân]:

Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.

2. Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:

Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố.

3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó.

– Về lưu chuyển hàng hóa trong kinh doanh xuất khẩu: Lưu chuyển hàng hóa xuẩt khẩu được thực hiện theo một chu kỳ khép kín gồm hai giai đoạn, thu mua hàng hóa trong nước và xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.

– Về đối tượng của hoạt động xuất khẩu: Học thuyết “Lợi thế so sánh” của Davit Recardo đã chỉ ra rằng hoạt động muabán ngoại thương sẽ có lợi cho tất cả các quốc gia, bởi mỗi nước đều có lợi thế trong việc sản xuất sản phẩm này nhưng lại không có lợi thế sản xuất sản phẩm khác. Vì vậy, các quốc gia thường xuất khẩu những mặt hàng thuộc thế mạnh của nền sản xuất trong nước.

-Về thị trường hoạt động: Hoạt động kinh doanh xuất khẩu có thị trường rộng lớn cả trong nước và ngoài nước, chịu sự ảnh hưởng lớn của sản xuất trong nước và thị trường quốc tế. Người mua, người bán,thuộc các quôc gia khác nhau, có phong tục tập quán tiêu dùng khác nhau, chính sách ngoại thương cũng khác nhau. Đồng tiền để thanh toán tiền hàng xuất: khẩu là ngoại tệ do thỏa thuận của hai bên, thường là ngoại tệ mạnh như: USD, EURO, JPY, GBP… vì vậy kết quả hoạt động xuất khẩu còn bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của tỷ giá ngoại tệ, các công cụ tài chính sử dụng để phòng ngừa rủi ro và phương pháp kế toán ngoại tệ.

-Hàng hóa xuất khẩu đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hợp thị hiếu tiêu dùng ở từng khu vực, từng quôc gia trong từng thời kỳ.

-Điều kiện địa lý, phương tiện vận chuyển, điều kiện và phương thức thanh toán có ảnh hưởng không ít đến quá trình kinh doanh, thời gian giao hàng và thanh toán có khoảng cách khá xa. Tất cả những đặc điểm trên đã tạo ra những nét đặc thù và sự phức tạp trong quản lý cũng như kế toán nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu. Tùy theo năng lực và kinh nghiệm mà các bên có thể lựa chọn một trong hai phương thức kinh doanh là xuất khẩu trực tiếp và xua’t khẩu ủy thác.

– Hoạt động nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật như điều ước quốc tế và ngoại thưong, luật quôc gia của các nước hữu quan, tập quán Thưong mại quốc tế. .

– Các phương thức giao dịch mua bán trên thị trường quôc tế rất đa dạng: Giao dịch thông thường, giao dịch qua trung gian, giao dịch tại hội chợ triển lãm.

– Các phương thức thanh toán rất đa dạng: nhờ thu, hàng đổi hàng; L/C…

– Tiền tệ dùng trong thanh toán thường là ngoại tệ mạnh có sức chuyển đổi cao như: USD, bảng Anh…

– Điều kiện cơ sở giao hàng: có nhiều hình thức nhưng phố biến là nhập khẩu theo điều kiện CIF, FOB…

– Kinh doanh nhập khẩu là kinh doanh trên phạm vi quốc tế nên địa bàn rộng, thủ tục phức tạp, thời gian thực hiện lâu.

– Trong hoạt động nhập khẩu có thể xảy ra những rủi ro thuộc về hàng hóa. Để đề phòng rủi ro, có thể mua bảo hiểm tương ứng.

– Nhập khẩu là cơ hội để các doanh nghiệp có quốc tịch khác nhau họp tác lâu dài. Thương mại quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ kinh tế- chính trị của các nước xuất khẩu góp phần phát triển kinh tế đối ngoại.

Phương thức thanh toán trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu?

Gồm 2 phương thức: Phương thức chuyển tiền, phương thức thanh toán thư tín dụng.

Phạm vi hàng nhập khẩu?

– Hàng mua của nước ngoài dùng để phát triển kinh tế và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước theo hợp đồng mua bán ngoại thương theo hiệp định nghị định thư.

– Hàng đưa vào Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãm sau đó mua lại và thanh toán bằng ngoại tệ.

– Hàng tại các khu chế xuất [phần chia thu nhập của bên đối tác không mang về nước] bán tại thị trường Việt Nam thu ngoại tệ.

Trên đây là bài viết Kinh doanh xuất nhập khẩu là gì? [cập nhật 2022]. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Liên hệ với ACC nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý như dịch vụ kế toán, thành lập doanh nghiệp, tư vấn nhà đất … để được đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiêm của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề