Tại sao có thể khẳng định đoạn trích mang đậm cảm hứng nhân văn

Dàn ý: Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều Nguyễn Du

Nhân đạo là tình cảm yêu thương giữa con người với con người.

  • Biểu hiện: Thái độ tố cáo, vạch trần tội ác của những thế lực chà đạp lên quyền sống của con người; biểu dương, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người; thông cảm, thấu hiểu những tâm tư, tình cảm cũng như những nguyện vọng của con người, giúp họ đấu tranh để những ước nguyện đó thành hiện thực.

Giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều:

  • Ngợi ca vẻ đẹp của con người:
  • Vẻ đẹp ngoại hình, tài năng, đức hạnh.
  • Đề cao phẩm chất, nhân cách của các nhân vật lí tưởng.
  • Lên án, tố cáo tất cả những thế lực chà đạp lên quyền sống con người: Sở Khanh, Tú Bà, Mã Giám Sinh, Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến
  • Ngòi bút thi nhân luôn lặn sâu vào tâm trạng nhân vật, phát hiện ra những nỗi đau đớn và miêu tả một cách cảm động.
  • Từ các nhân vật Thuý Kiều, Từ Hải, Nguyễn Du còn có thể nói lên khát vọng của con người thời đại mình: khát vọng tình yêu và khát vọng công lý,

Nhận xét, đánh giá:

  • Giá trị nhân đạo là một trong những phương diện làm nên thành công của Truyện Kiều.
  • Đó còn là bằng chứng về một tấm lòng, một nhân cách cao cả của thời đại, của dân tộc.

Đọc thêm các bài phân tích văn mẫu lớp 10

Bài làm văn mẫu

Không phải đến Nguyễn Du, tỉnh thần nhân đạo mới được phổ vào văn chương nghệ thuật nhưng có thể khẳng định từ khi phôi thai nên văn học tiếng Việt, tỉnh thần nhân bản được kết tỉnh đậm nét nhất ở tác giả này.

Và Truyện Kiều là một trong những sáng tác tiêu biểu mang nặng giá trị nhân đạo hơn cả.

Nhân đạo là tình cảm yêu thương giữa con người với con người. Lòng nhân đạo được biểu hiện trên nhiều khía cạnh mà trước hết nó là thái độ tố cáo, vạch trần tội ác của những thế lực chà đạp lên quyền sống của con người; biểu dương, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người; thông cảm, thấu hiểu những tâm tư, tình cảm cũng như những nguyện vọng của con người, giúp ho đấu tranh để những ước nguyện đó thành hiện thực. Cả ba biểu hiện này đều có trong giá trị nhân đạo Truyện Kiều.

Trong Đoạn trường tân thanh, Nguyễn Du có hẳn một tuyến nhân vật lí tưởng mà ông yêu thích. Viết về những con người này, cảm hứng của thi nhân bao giờ cũng là cảm hứng ngợi ca. Nguyễn Du ngợi ca vẻ đẹp ngoại hình của Thuý Kiều, Thuý Vân, của Kim Trọng, Từ Hải bằng những lời thơ đẹp vô cùng. Họ đẹp từ nhan sắc:

Làn thu thuỷ, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Và tài năng thì khó ai sánh kịp:

Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.

Đó là cách Nguyễn Du ngợi ca phụ nữ. Đối với những trang nam tử như Kim Trọng, Từ Hải, nhà thơ cũng luôn lựa những lời đẹp nhất để miêu tả ngoại hình, tài năng của họ:

Tả Kim Trọng:

Nền phú hậu, bậc tài danh,

Văn chương nết đất thông minh tính trời.

Phong tư tài mạo tót vời,

Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa.

Tả Từ Hải:

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.

Đường đường một đống anh hào,

Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.

Không chỉ khẳng định vẻ đẹp hình thức của con người, Nguyễn Du còn rất đề cao phẩm chất, nhân cách của các nhân vật lí tưởng. Nhân vật trung tâm trong Truyện Kiều [Thuý Kiều] có một lòng hiếu nghĩa sâu nặng với cha mẹ và thuỷ chung son sắt với người yêu. Để đáp đền công ơn cha mẹ, khi gia đình gặp biến, cha bị bắt, Kiều đã quyết định bán mình chuộc cha với một suy nghĩ dứt khoát:

Làm con trước phải đền ơn sinh thành

Để rồi, khi phải dứt bỏ mối tình với chàng Kim, nàng vô cùng đau xót:

Bây giờ trâm gãy gương tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!

Tấm lòng trinh bạch đó qua mười lăm năm lưu lạc tuy bị vùi dập đau đớn nhưng vẫn luôn được nàng gìn giữ.

Tham khảo các bài phân tích Truyện Kiều

Không dừng lại ở việc ngợi ca những vẻ đẹp thuộc về con người Nguyễn Du còn luôn đứng về phía những con người nhỏ bé. Trên lập trường nhân bản, nhà thơ lên án, tố cáo tất cả những thế lực chà đạp lên quyền sống con người. Từ kẻ vô danh tiểu tốt như thằng bán tơ đến lũ vô loài như Sở Khanh, Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh đến những kẻ ăn trên ngồi chốc, thuộc hàng phương diện quốc gia như Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến tất cả đều bị Nguyễn Du vạch trần bộ mặt xấu xa, tàn ác, đê tiện, bỉ ổi. Chúng tổn tại trong câu chuyện của thi nhân như những thế lực hắc ám phản động, lúc nào cũng gieo rắc những hành động thiếu nhân tính xuống số phận những con người nhỏ bé, bất hạnh. Vì chúng mà gia đình Thúy Kiều đang yên ấm phải thất tán. Vì chúng mà người con gái xinh đẹp, tài hoa như Thuý Kiều bị vùi dập một cách không thương tiếc. Mười lăm năm lưu lạc chính là mười lăm năm Kiều phải nếm trải, chịu đựng mọi nỗi oan khuất kinh khủng nhất. Phát hiện vĩ đại nhất và cũng đau đớn nhất của Nguyễn Du về thân phận con người trong xã hội phong kiến. Con người bị coi như một món hàng, có lúc bị mang ra mặc cả, cân đo:

Cò kè bớt một thêm hai,

Giờ lâu ngã giá, vàng ngoài bốn trăm

Con người hai lần bị bán chác vào chốn nhơ bẩn nhất trần gian:

Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần

Con người bị đòn roi vùi dập:

Uốn lưng thịt đổ, dập đầu máu sơ

Con người bị đòn ghen oan khuất, con người bị lợi dụng, biến thành kẻ phản bội.

Chà đạp lên con người là cơ man nào những thế lực phi nhân tính Chúng châu tuần, hợp sức để bóp nghẹt sự sống con người. Có lẽ trong lịch sử nỗi đau thương, chưa người phụ nữ nào phải chịu nỗi đau dằng dặc, chồng chất, đáng sợ như Thuý Kiều của Nguyễn Du.

Tố cáo các thế lực huỷ hoại con người cũng có nghĩa Nguyễn Du đã thấu hiểu nỗi đau khổ mà con người, nhất là phụ nữ phải chịu đựng. Hơn một lần trong các sáng tác mình, nhà thơ khóc:

Đau đớn thay phận đàn bà!

Và khi viết về Thuý Kiều người đàn bà mang số phận oan nghiệt nhất trong xã hội phong kiến, ngòi bút thi nhân luôn lặn sâu vào tâm trạng nhân vật, phát hiện ra những nỗi đau đớn và miêu tả một cách cảm động Có thể coi Trao duyên là một trong những đoạn trích hay nhất, thể hiện sâu sắc lòng thương cảm của nhà thơ. Trao kỉ vật cho Thuý Vân mà Kiều như còn nuối tiếc khôn nguôi và dường như muốn níu kéo:

Duyên này thì giữ vật này của chung.

Hai chữ của chung mà tác giả lựa chọn đủ để thể hiện nét tâm trạng đó. Dường như giữa Thúy Kiều và Nguyễn Du có một sự đồng cảm kì lạ. Đó là lí do mọi nỗi đoạn trường của Kiều đều được Nguyễn thấu hiểu và diễn tả bằng một xúc cảm yêu thương đến lạ.

Để Từ Hải bước vào đời Kiều, Nguyễn Du không nhằm mục đích xây dựng cho nàng một tình yêu mới. Quan trọng hơn, ông muốn người anh hùng này sẽ giải thoát nàng khỏi kiếp đoạn trường, sẽ trả lại cho nàng lẽ công bằng mà nàng đã bị lũ người tráo trở, bạc ác, tỉnh ma tước mất. Và hơn hết, từ các nhân vật Thuý Kiều, Từ Hải, Nguyễn Du còn có thể nói lên khát vọng của con người thời đại mình: Khát vọng tình yêu và khát vọng công lí. Chưa khi nào trong văn học trung đại có người con gái dám xé rào đêm, xờm xăm băng lối vườn khuya một mình như Kiều. Chưa khi nào trong văn học trung đại có người anh hùng dám dang tay cứu mĩ nhân và giúp nàng đòi lại công bằng như Từ Hải. Ở thời đại Nguyễn Du, khát vọng của ông là khát vọng không tưởng. Nhưng rõ ràng, tư tưởng của nhà thơ cho thấy cái nhìn tiến bộ vượt tầm thời đại và thấm đượm tinh thần nhân bản. Nói Nguyễn Du có con mắt trông thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời là bởi vậy.

Cùng với những giá trị nghệ thuật, giá trị nhân đạo là một trong những phương diện làm nên thành công của Truyện Kiều. Nhưng hơn hết, giá trị nhân đạo đó là bằng chứng về một tấm lòng, một nhân cách cao cả của thời đại, của dân tộc.

Xem thêm các bài viết của tác giả Nguyễn Du

Danh mục: Văn mẫu lớp 10
Nguồn: //vanmau.com

Bài viết liên quan:

  1. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều
  2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du trong Truyện Kiều và ý nghĩa
  3. Tài năng xây dựng nhân vật của Nguyễn Du trong trích Trao duyên Truyện Kiều
  4. Tóm tắt Truyện Kiều Nguyễn Du

Video liên quan

Chủ Đề