Tại sao cây cao su được trồng nhiều ở Tây Nguyên

Answers [ ]

  1. *Cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên là do Tây Nguyên có:

    + Đất badan màu mỡ trên diện tích rộng.

    + Khí hậu cao nguyên có một mùa mưa, một mùa khô thuận lợi cho gieo trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản.

    + Thị trường về cà phê ở trong nước, đặc biệt là ở nhiều nước và khu vực được mở rộng.

    *Cây cao su được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ do có nhiều điều kiện thuận lợi:

    + Điều kiện sinh thái:

    – Thổ nhưỡng: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải [đồng bằng cao và đồi lượn sóng].

    – Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh.

    – Điều kiện thủy lợi đã được cải thiện, nổi bật là hồ Dầu Tiếng, hồ thủy lợi lớn nhất nước.

    + Điều kiện kinh tế – xã hội:

    – Nguồn lao động đông, có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su.

    – Có nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây cao su ở Biên Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh/

    – Hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định [trong nước, nước ngoài].

    – Có chính sách khuyến khích của Nhà Nước.

  2. – Tây Nguyên có diện tích đất badan lớn và khí hậu có mùa mưa và mùa khô kéo dài thuận lợi cho việc trồng trọt, thu hoạch và bảo quản.
    – Có nhiều nông trường rộng lớn.
    – Các loại cây khác ít được quan tâm phát triển.
    – Cà phê là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao.

    Cây Cao su trồng nhiều ở dnb vì

    Có nguồn laođộng đông, có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su

    – Có nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây cao su ở Biên Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh

    – Hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định [trong nước, nước ngoài]

    – Có chính sách khuyến khích của Nhà nước

Vì sao cây cao su được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ?

Nguồn gốc xuất xứ cây cao su

Cây cao su ban đầu chỉ có ở Nam Mỹ – rừng nhiệt đới Amazon, được các cư dân bản địa như người Olmec ở Mesoamerica sử dụng khoảng 3.600 năm trước trong trò chơi bóng ở Mesoamerican, hay các dụng cụ đựng nước, chống nước.

Đến năm 1839 việc phát hiện ra quá trình lưu hoá mủ cao su dẫn đến sự bùng nổ nhu cầu cao su thiên nhiên ở khắp thế giới.

Năm 1873, với nổ lực mang cây cao su khỏi Nam Mỹ, 12 cây con đã được nảy mầm tại Vườn Bách thảo Hoàng gia, Kew. Chúng được gửi đến Ấn Độ để trồng trọt, nhưng đã chết.

Một nỗ lực thứ hai sau đó đã được thực hiện, khoảng 70.000 hạt giống đã được Henry Wickham buôn lậu đến Kew vào năm 1875, phục vụ cho Đế quốc Anh.

Khoảng 4% trong số này nảy mầm và vào năm 1876 , trong trường hợp của Wardian, khoảng 2.000 cây giống đã được gửi đến Ceylon [Sri Lanka ngày nay] và 22 cây được gửi đến Vườn Bách thảo ở Singapore.

Sau đó cây cao su đã được nhân giống rộng rãi ở các thuộc địa của Anh, Pháp, Đông Nam Á.

Ngày nay, hầu hết các đồn điền cây cao su là ở Nam và Đông Nam Á, các nước sản xuất cao su hàng đầu năm là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam.

Đặc điểm chung

+ Vùng sinh sống bản địa của cao su là lưu vực sông Amazon [Nam Mỹ]. Trải dài từ vĩ độ 15 độ Nam đến 60 độ Bắc, giữa kinh độ 46 độ Tây và 77 độ Đông. Nằm trên các quốc gia Brazil, Bolivia, Peru, Colombia, Ecuador, Venezuela, Surinam và French Guyana.

+ H. brasiliensis là một loài cây thay lá hàng năm, thân thẳng có thể cao đến 43m, tuy nhiên trong sản xuất cây chỉ cao dưới 25m.

+ Vỏ cây mềm láng, có vết đốm nấm, một số bóng màu nâu, đây là bộ phận khai thác mủ cao su.

+ Lá cao su dạng ba lá chét, sắp xếp hình xoắn và tuỳ giống cao su.

+ Hoa có mùi hăng, màu vàng kem và không có cánh hoa.

+ Quả là một quả nang chứa ba hạt lớn, khi chính hoá gỗ và rụng nổ tách văng các hạt đi xa

Video liên quan

Chủ Đề