Tại sao bác sĩ mặc áo xanh

Áo Blue thường có màu trắng – màu của sự sạch sẽ. Theo một bài báo trên Today’s Surgical Nurse năm 1998, đến đầu thế kỷ 20, một bác sĩ có ảnh hưởng lớn chuyển áo blue sang màu xanh vì ông cho rằng trông dễ nhìn hơn. Mặc dù rất khó khẳng định việc áo blue xanh trở nên phổ biến vì lý do này hay không, màu xanh đặc biệt thích hợp trong việc giúp bác sĩ nhìn tốt hơn trong phòng phẫu thuật vì nó đối lập với màu đỏ.

Màu xanh có thể giúp bác sĩ nhìn tốt hơn vì hai lý do. Thứ nhất, nhìn vào màu xanh đậm hoặc xanh nhạt khiến bác sĩ nhìn rõ các vật có màu đỏ hơn, bao gồm các bộ phân dính đầy máu bên trong cơ thể của bệnh nhân khi phẫu thuật. Bộ não nhận biết các màu có liên quan đến nhau. Nếu bác sĩ phẫu thuật nhìn vào vật gì đó đỏ hoặc hồng, ông trở nên bão hòa với nó. Tín hiệu màu đỏ trên não mất dần, điều này khiến việc quan sát sắc thái của cơ thể người trở nên khó khăn hơn. Thường xuyên nhìn vào vật gì đó màu xanh có thể khiến mắt nhạy cảm hơn với các sắc độ khác nhau của màu đỏ, theo John Werner, nhà tâm lý học chuyên nghiên cứu về thị lực tại đại học California, Davis.

Áo blue màu xanh giúp bác sĩ nhìn tốt hơn. [Ảnh: uniformslink]

Thứ hai, việc quá tập trung vào màu đỏ có thể dẫn tới các ảo giác màu xanh trên nền trắng. Các bóng ma màu xanh có thể xuất hiện nếu bác sĩ chuyển hướng nhìn từ các mô màu đỏ trong cơ thể sang cái gì đó màu trắng, ví dụ như rèm tre phẫu thuật hay bộ quần áo của bác sĩ gây mê. Một ảo ảnh màu xanh của màu đỏ bên trong cơ thể bệnh nhân có thể xuất hiện trên một nền trắng. [Bạn có thể tự thử ảo ảnh “sau tác động” này]. Ảo ảnh có thể bám theo bất cứ chỗ nào bác sĩ phẫu thuật nhìn vào, tương tự như các điểm trôi nổi chúng ta thấy sau ánh đèn flash của máy ảnh.

Hiện tượng này xuất hiện vì ánh sáng trắng chứa tất cả các màu của cầu vồng, bao gồm màu đỏ và màu xanh. Nhưng khi mắt đang mệt mỏi với màu đỏ, sự cạnh tranh giữa màu đỏ và màu xanh khiến não đưa ra tín hiệu “màu xanh”.

Theo Paola Bressan, người nghiên cứu ảo ảnh thị giác tại đại học Padova [Italia], tuy nhiên, nếu bác sĩ nhìn vào áo blue màu xanh thay vì màu trắng, các bóng ma khó chịu sẽ hòa vào màu xanh và không gây sao lãng.

Vì vậy, mặc dù bác sĩ đi xuống phố với các bộ cánh đủ màu, màu xanh vẫn luôn là lựa chọn tối ưu đối với họ.

Trà Mi [Theo LiveScience]

Tại sao bác sĩ mặc áo blouse trắng khi khám bệnh?

Đối với hầu hết nhân viên trong bệnh viện, đồng phục và quần áo phải được khử trùng cẩn thận. Tuy nhiên, chất khử trùng có tác dụng tẩy trắng, vì vậy nếu mặc đồng phục y tế có màu khác, khi giặt sẽ bị phai màu. Vì vậy, màu trắng được chọn làm đồng phục cho các bác sĩ.

Ngoài ra, đồng phục màu trắng sẽ giúp bệnh nhân và người nhà của họ cảm thấy nhẹ nhàng hơn về thị giác, hệ thần kinh không dễ bị kích thích, từ đó tạo cảm giác yên tâm và bớt lo lắng hơn.

Màu trắng cũng tượng trưng cho sự tinh khiết, giúp mang lại cho người bệnh sự tin tưởng vào một môi trường sạch sẽ ở bệnh viện.

Bên cạnh đó, tại một số bệnh viện, y tá ở khoa Sản nhi thường mặc đồng phục màu hồng vì đây là màu tương đối dịu nhẹ, tượng trưng cho sự ấm áp và gắn bó. Trong khi đó, hầu hết trẻ em đều sợ tiêm, nếu đó là bác sĩ mặc áo blouse trắng, trẻ sẽ khó hợp tác hơn. Vì vậy, đồng phục màu hồng sẽ giúp trẻ bớt sợ hãi khi nhập viện.

Tại sao bác sĩ và y tá mặc đồng phục màu xanh khi phẫu thuật?

Thực tế, ban đầu các y bác sĩ vẫn mặc đồng phục trắng khi vào phòng mổ. Sau đó, một bác sĩ đã phát hiện ra nhược điểm của bộ đồng phục màu trắng này. Đó là lúc trong khi mổ, vị bác sĩ này đột nhiên không thể nhìn rõ mọi vật khi chuyển ánh mắt từ vùng có màu đỏ do máu của bệnh nhân sang vùng có màu trắng trên đồng phục của đồng đội.

Nguyên nhân là do trong quá trình phẫu thuật, hầu hết thời gian các bác sĩ phải đối mặt với nội tạng cơ thể người, nên trong tầm nhìn của họ chỉ có màu đỏ nổi bật.

Khi mắt hoạt động trong tình trạng này liên tục, nó sẽ mất khả năng phân biệt màu sắc. Điều này có thể dẫn đến “quá bão hòa”, khiến các bác sĩ không nhận thấy sự khác biệt nhỏ về màu đỏ giữa các bộ phận khác nhau của cơ thể bệnh nhân. Hiện tượng này dễ gây ra những sai sót y khoa không đáng có.

Màu xanh lá cây hoặc xanh lam là màu tương phản của màu đỏ. Vì vậy, trong quá trình phẫu thuật, nếu các bác sĩ đôi khi nhìn thấy thứ gì đó như màu xanh, nó sẽ giúp cân bằng việc nhìn nhận màu sắc, để não không nhạy cảm với màu đỏ. Điều này sẽ giúp các bác sĩ phẫu thuật tập trung vào việc phân biệt sự khác nhau bên trong cơ thể người trong phòng mổ, đồng thời giảm khả năng xảy ra sai sót.

Để thuận tiện hơn, đồng phục của bác sĩ trong phòng mổ có màu xanh là để họ có thể nhìn thấy một cách tự nhiên trước mặt, thay vì bắt họ phải tìm một vị trí nhất định để nhìn đâu đó trong phòng mổ.

Ngoài ra, trong phòng mổ, quần áo của các bác sĩ, y tá dễ dính những máu. Mặc quần áo màu xanh sẽ giúp vết máu đỏ này chuyển sang màu nâu hoặc đen, giúp điều chỉnh thị lực tốt hơn là mặc đồ trắng.

Bạn biết đấy, có những thứ trên đời này đã thành một quy luật bất thành văn. Chẳng hạn như các bác sĩ luôn mặc áo trắng, nhưng khi phẫu thuật thì mặc màu xanh lá cây? Hay như những bao thuốc lá, tại sao hầu hết các loại đầu lọc lại có màu vàng?

Tất cả đều có lý do của nó.

1. Bác sĩ luôn mặc blouse trắng và đồ phẫu thuật xanh

Câu chuyện về những chiếc áo blouse trắng của các bác sĩ thực chất đã xuất hiện từ thế kỷ 20. Tuy nhiên ngày nay lý do trở nên dễ hiểu hơn nhiều.

Đơn giản là vì màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết, sạch sẽ. Nó nhắc nhở các bác sĩ sẽ luôn phải cẩn thận không để máu, vết bẩn vấy lên quần áo. Một bác sĩ chỉn chu như vậy chắc chắn sẽ khiến bệnh nhân tin tưởng hơn.

Màu trắng cũng đem lại cảm giác tươi sáng, khiến bệnh nhân an tâm và có động lực điều trị hơn.

Theo khảo sát, 56% bệnh nhân cho rằng bác sĩ mặc blouse trắng khiến họ thấy tin tưởng hơn

Thế nhưng vì sao mỗi khi phẫu thuật, các bác sĩ phải mặc màu xanh lá cây? Tại sao phải là màu xanh lá cây mà không phải màu sắc khác?

Đơn giản là vì việc phẫu thuật yêu cầu các bác sĩ phải nhìn vào màu đỏ của máu, thịt, nội tạng liên tục. Khi nhìn quá lâu vào một màu sắc rồi đột ngột chuyển sang nhìn màu khác, mắt sẽ gặp "hiệu ứng thị giác sau ảnh" và nhìn thành màu bổ sung của màu sắc trước đó.

Hãy thử nhìn vào hình tròn đỏ khoảng 15 giây rồi nhìn sang chấm đen bên cạnh, bạn sẽ hiểu "hiệu ứng thị giác sau ảnh"

Xanh là màu bổ sung của đỏ, và do đó nó được dùng để tránh những ảo giác. Đây còn là màu sắc mang tính chất tự nhiên và có tác dụng làm dịu mắt, thư giãn hệ thần kinh, rất hiệu quả với việc phẫu thuật đầy áp lực.

2. Biển báo, nón chắn đường màu vàng, cam

Mắt chúng ta có xu hướng để ý tới những màu ít xuất hiện trong tự nhiên. Do đó, một tấm biển màu xanh lá cây hay xanh da trời chẳng mấy khi thu hút sự chú ý.

Ngược lại, vàng và cam là những màu nổi bật, bắt mắt nên được sử dụng làm biển báo nguy hiểm, nón chắn đường, phao cứu hộ,..

Là những màu tươi sáng, năng động nên vàng và cam cũng gợi cảm giác thèm ăn. Những món khoái khẩu như đồ chiên nướng, bánh trái của bạn đều có màu này chứ?

3. Màu vàng xỉn của đầu lọc thuốc lá

Có bao giờ bạn cảm thấy thứ ánh sáng vàng lờ mờ khiến bức ảnh của bạn xấu kinh khủng chưa? Đó là vì tone màu vàng trầm thường đem lại cảm giác khó chịu như vậy.

Và một màu như thế đã được lựa chọn là sắc màu xấu nhất thế giới: Pantone 448C, vì dường như nó đem lại cảm giác "bẩn thỉu, chết chóc".

Chính vì thế, các chuyên gia đã chọn màu sắc này làm màu chủ đạo cho đầu lọc thuốc lá, nhằm khiến người hút giảm cảm giác thèm thuốc so với bình thường.

Nguồn:Livescience, Quora

Video liên quan

Chủ Đề