So sánh viber và whatsapp

Last updated Th10 4, 2017 0

Nếu đang sở hữu một chiếc smartphone thì chắc chắn bạn không lạ gì với những ứng dụng này. Và đặc biệt ở Việt Nam, dù có thể điểm danh ra kha khá những OTT [Over The Top, nôm na là những dịch vụ trên Internet mà không phải do các nhà cung cấp dịch vụ Internet trực tiếp đưa tới] đang có mặt, nhưng những cái tên nổi bật và thực sự có vị thế, đó chính là Zalo, Viber và  Whatsapp.

Top 3 ứng dụng nhắn tin miễn phí tốt nhất Việt Nam hiện nay

Việc nhắn tin [SMS] theo cách truyền thống giờ đây gần như “tuyệt chủng” trong giới trẻ. Với sự ra đời của hàng loạt những ứng dụng nhắn tin miễn phí trên smartphone, hầu như không còn mấy ai quan tâm hay “mất tiền” vào những tin nhắn theo cách cổ điển.


Nếu như những Line, Tango, Kakao Talk, Beetalk đang dần biến mất thì “tam đại gia” trong làng OTT tại Việt Nam vẫn đang duy trì sự ổn định, đồng thời tìm ra các phương hướng, kế hoạch để phát triển hơn nữa khi mà thị trường ứng dụng nhắn tin đang dần bão hòa.

1. Zalo

Không phải sản phẩm ra đời sớm nhất trong đại gia đình OTT, nhưng Zalo đang chứng tỏ được mình là đối thủ đáng gờm nhất trong số những ứng dụng nhắn tin miễn phí đang góp mặt ở Việt Nam. Nổi bật không chỉ vì thương hiệu Việt, mà chính những điểm “đánh trúng” tâm lý người dùng đã giúp ứng dụng này đánh bật các ông lớn Viber, Whatsapp, Line hay Tango… để trở thành ứng dụng có thị phần lớn nhất tại Việt Nam [chiếm 2/3 thị trường].

Ưu điểm nổi bật của Zalo:

  • Đăng ký cực kỳ đơn giản.
  • Không cần khai báo bất kỳ thông tin nào cũng không cần check mail để xác nhận, thậm chí cho dù có bị mất tài khoản, mật khẩu, người dùng cũng chỉ cần duy nhất số điện thoại để lấy lại.
  • Ngoài việc có đầy đủ tính năng của các ứng dụng khác, Zalo nổi bật hơn hẳn với việc cho phép người dùng sở hữu, sử dụng trang nhật ký cá nhân với những chia sẻ ngay lập tức như một trang mạng xã hội.
  • Khả năng chia sẻ thông tin [file, hình ảnh với chất lượng HD] lên tới 20MB và có thể thực hiện với nhiều file cùng một lúc giúp Zalo là lựa chọn số một của dân công chức, sinh viên hay giới văn phòng.
  • Zalopage đang trở thành xu hướng kinh doanh online khá thịnh hành, cũng thu hút nhiều hơn người dùng tới với ứng dụng này.
  • Khả năng ghi âm lời thoại tới 5 phút cùng chất lượng cuộc thoại, khi nhắn tin vô cùng ổn định dù chỉ được kết nối 3G.
  • Ngoài ra, với việc có thể sử dụng được trên hầu hết các nền tảng smartphone [iOS, Android, Windows phone] hay hệ điều hành của máy tính [Windows, Mac OS X, Linus] cũng góp phần không nhỏ biến Zalo thành lựa chọn số một trong số những OTT cùng loại.

Nhược điểm của Zalo:

  • Chưa có phiên bản dành cho Java.
  • Chưa thể kết nối trực tiếp với các trang mạng xã hội Facebook, Twitter

2. Viber

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp, duy nhất với Zalo. Phổ biến tại Việt Nam vào khoảng năm 2012. Đó có lẽ là thời điểm “hoàng kim” của ứng dụng này, bởi không ai không biết, không ai không sử dụng Viber, không chỉ như hình thức liên lạc, mà còn là sự khẳng định cá nhân, bởi 2012 là năm bùng nổ về thiết bị di động thông minh và các ứng dụng di động trên smartphone.
Tuy nhiên, chính sức ì và sự chủ quan của ứng dụng này là nguyên nhân chính kéo Viber đi xuống và dần “thất sủng” với người dùng. Hiện giờ Viber đã chính thức bị Rakuten – Cty dịch vụ Internet và thương mại điện tử của Nhật Bản mua lại.

Ưu điểm của Viber:

  • Có thể gọi Video
  • Có thể tạo nhóm chat lên tới 40 người.
  • Tốn ít bộ nhớ.
  • Hỗ trợ tới 60 ngôn ngữ khác nhau.
  • Bộ lọc âm hoạt động cực tốt, giúp người dùng có thể nghe, gọi với chất lượng cuộc thoại tốt nhất.
  • Có thể gọi Viber tới các số điện thoại khác dù họ không sử dụng dịch vụ này.

Nhược điểm của Viber:

  • Chất lượng kết nối không thực sự tốt và ổn định.
  • Tính năng chưa đầy đủ, vẫn sơ sài và không thực sự hấp dẫn
  • Không hỗ trợ trò chơi, tìm kiếm bạn bè hay mạng xã hội.
  • Để sử dụng tính năng Viber Out, người dùng buộc phải trả phí.
  • Có những sticker mà người dùng phải trả tiền để mua về dùng.

3. Whatsapp

Với 450 triệu người dùng hàng tháng. Đây là ứng dụng nhắn tin miễn phí được đánh giá là có số lượng người dùng đông nhất thế giới. Tuy đã bị “gã khổng lồ” Facebook thâu tóm, nhưng Whatsapp vẫn hoạt động khá độc lập trên 5 nền tảng di động chủ yếu hiện nay là iOS, Android, Windows phone, BlackBerry và Symbian.

Ưu điểm của Whatsapp:

  • Tin nhắn thoại không giới hạn thời lượng là ưu điểm mạnh nhất của OTT này.
  • Giao diện đơn giản, dễ sử dụng.
  • Whatsapp sẽ tự động xác minh số điện thoại đăng ký nên người dùng không cần chờ, nhập mã xác nhận.
  • Tốc độ nhanh và sử dụng được trên cả những thiết bị cũ.
  • Có thể tạo shortcut liên lạc như “quay số nhanh” để liên lạc tiện hơn.

Nhược điểm của Ưu điểm của Whatsapp:

  • Không thể thực hiện các cuộc gọi video là điểm trừ lớn khiến Whatsapp mất đi người dùng.
  • Thiết kế quá thô sơ, đơn giản, không tạo được điểm nhấn với người dùng.
  • Không có kho luư trữ emotion hay các icon khi chat.
  • Không thể kết bạn, tìm kiếm thêm bạn bè qua “location”.
  • Để sử dụng trên nền tảng iOS, người dùng bắt buộc phải trả tiền.
  • Chỉ miễn phí 1 năm đầu tiên sử dụng.

Trên đây là top 3 ứng dụng nhắn tin miễn phí hiện đang phổ biến nhất tại Việt Nam. Thực tế thì còn khá nhiều ứng dụng khác nữa cũng vẫn đang được lựa chọn sử dụng, tuy nhiên, đó chỉ là con số rất nhỏ. Và nếu các bạn vẫn đang băn khoăn chưa biết lựa chọn ứng dụng nào để sử dụng, dù là với mục đích cá nhân hay không, thì gợi ý trên đây chắc chắn sẽ có ích.

ThegioiBantin.com | Vina Aspire News

Bài trước

Năm 2016, Vietsovpetro phấn đấu khai thác 5 triệu tấn dầu

Nếu bạn đang đặt nghi vấn đối với sự an toàn của Facebook Messenger, thì đây chính là những lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.

Từ chuyện Facebook Quang Hải bị hacker tấn công, nhìn lại 3 cách bảo vệ tài khoản Facebook của bạn để tránh tình trạng tương tựLàm gì để tránh bị mất nick và đọc trộm tin nhắn như Quang Hải?Người “hack nick” Quang Hải sẽ bị xử phạt bao nhiêu?

Trong những ngày vừa qua, "cư dân mạng" vẫn chưa hết xôn xao về việc một cầu thủ nổi tiếng bị "hack" Facebook và để lộ đoạn chat nhạy cảm. Vậy, câu hỏi đặt ra là ứng dụng nhắn tin nào được cho là bảo mật hàng đầu hiện nay? Dưới đây sẽ là một vài tên gọi mà có lẽ bạn nên cân nhắc.

WhatsApp

WhatsApp là một trong những ứng dụng chat được mã hoá phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Do đó, đây sẽ là một lựa chọn tốt nếu bạn muốn chuyển sang sử dụng một nền tảng chat an toàn hơn nhưng vẫn có nhiều bạn bè đang cùng sử dụng.

Đây cũng được xem là một công cụ chat toàn diện với rất nhiều các tính năng và được mã hoá đầu cuối. Facebook cũng đã từng "copy" khá nhiều tính năng từ ứng dụng này và đưa lên trên Facebook Messenger. Đây cũng là một trong những điểm yếu khi Facebook hiện đã sở hữu WhatsApp, và họ có thể thu thập các thông tin từ bạn, ví dụ như vị trí, cho các mục đích quảng cáo. Tuy nhiên, Facebook sẽ không thể đọc được tin nhắn của bạn đâu.

Ưu điểm:

- Là một ứng dụng chat rất phổ biến và thường được sử dụng trong mục đích công việc

- Mã hoá không chỉ với các đoạn chat mà còn cả với các cuộc gọi

- Miễn phí [gồm cả các cuộc gọi nội địa và quốc tế]

- Chat nhóm

- Có hỗ trợ bản web

- Chia sẻ được vị trí

Nhược điểm:

- Thuộc sở hữu của Facebook.

Giá: Miễn phí

Telegram

Có thể WhatsApp còn một chút xa lạ với nhiều người, nhưng Telegram hẳn đã rất quen thuộc rồi, đặc biệt là trong các mục đích công việc. Tuy vậy, tính năng mã hoá đầu cuối của Telegram lại không được bật mặc định cho mọi đoạn chat. Mặc dù các luồng chat vẫn được mã hoá [nhưng không phải mã hoá đầu cuối] nên nếu bạn chỉ chat thông thường thì sẽ vẫn chưa đảm bảo được an toàn nhất có thể. 

Nếu muốn tăng thêm độ bảo mật, bạn hãy bắt đầu đoạn chat và cần chọn "Secret Chat" để chắc chắn bật tính năng mã hoá đầu cuối nhé.

Ưu điểm:

- Ẩn tin nhắn

- Miễn phí

- Chat nhóm

- Gửi file

- Hỗ trợ tốt cho developer và có thể tạo các chatbot cho mục đích riêng

Nhược điểm:

- Không mặc định bật mã hoá đầu cuối

Giá: Miễn phí

Viber

Viber là một ứng dụng chat được mã hoá và đa nền tảng. Tất nhiên, Viber cũng hỗ trợ mã hoá đầu cuối trên tất cả các nền tảng hỗ trợ như Mac, PC, iOS và Android. Ứng dụng cũng sử dụng hệ thống mã màu để cho người dùng nhận thấy được mức độ mã hoá của đoạn chat đó.

Đoạn chat màu xám sẽ cho biết đoạn chat đã được mã hoá. Nếu đoạn chat có màu xanh lá cây, chứng tỏ nó đã được mã hoá với một liên hệ đáng tin cậy. Và đoạn chat màu đỏ có nghĩa là nó đang có vấn đề với khoá xác thực.Bạn cũng có thể lựa chọn để ấn bất kỳ cuộc trò chuyện cụ thể nào khỏi màn hình của mình và truy cập chúng về sau.

Ưu điểm:

- Hỗ trợ đa nền tảng

- Hỗ trợ gọi điện

- Thể hiện tính bảo mật của đoạn chat theo màu sắc

Nhược điểm:

- Không lưu lại được lịch sử chat khi thay đổi thiết bị mới

Giá: Miễn phí

Signal

Signal là một lựa chọn rất uy tín với khả năng mã hoá đầu cuối mà không hề có quảng cáo hay tính phí. Tuy vậy, app cũng có một vài hạn chế nhỏ như giới hạn kích thước file nhỏ và không thể thay đổi số điện thoại của tài khoản. Nhưng về cơ bản thì đây vẫn là một ứng dụng chat rất tuyệt đấy.

Ưu điểm:

- Mã hoá cả đối với các cuộc gọi

- Miễn phí và không hề có quảng cáo [người dùng có thể donate thêm cho Signal]

- Chat nhóm

- Nền tảng mở [open source]

Nhược điểm:

- Giới hạn kích thước file nhỏ so với hầu hết các ứng dụng khác

- Không có gọi nhóm hay gọi video

- Không thể thay đổi số điện thoại gắn liền với tài khoản

Giá: Miễn phí

Threema

Nếu bạn muốn chat một cách thực sự ẩn danh thì đây chính là lựa chọn phù hợp nhất. Sau khi đăng ký, bạn sẽ nhận được một Threema ID duy nhất thay vì phải cung cấp số điện thoại hoặc địa chỉ email để tham gia.

Tuy vậy, không giống như những ứng dụng phía trên, để sử dụng Threema, bạn sẽ phải bỏ ra một số tiền ban đầu là 4.99$. Tuy vậy, khi so với mức độ ẩn danh mà ứng dụng này đem lại, thì mức giá này cũng "đáng" lắm đấy chứ.

Ưu điểm:

- Không cần cung cấp số điện thoại hay địa chỉ email

- Có thể gửi bất kỳ loại file nào

- Hỗ trợ chat nhóm

- Mã hoá cả đối với các cuộc gọi

Nhược điểm:

- Không miễn phí

- Chức năng gọi điện chỉ có sẵn với iOS 9 trở lên

- Hiện chưa có tính năng gọi video call [vẫn đang trong giai đoạn beta]

- Không phải mã nguồn mở

Giá: 4.99$

Dust

Điểm nhấn của Dust chính là khả năng thu hồi và tự động xoá tin nhắn. Người dùng có thể xoá tin nhắn ở cả phía gửi và phía nhận và cả lịch sử chat cũng sẽ tự động xoá sau 24 giờ.

Ưu điểm:

- Có thể thu hồi tin nhắn bất kỳ khi nào

- Lịch sử chat sẽ bị xoá sau 24 giờ

- Miễn phí

Nhược điểm:

- Thiếu hụt nhiều tính năng so với các app chat khác

- Sẽ không phải là một lựa chọn tốt nếu bạn muốn lưu trữ các đoạn tin nhắn

Giá: Miễn phí

Ngoài ra, có thể bạn đã biết, Facebook Messenger cũng cho phép bạn chat riêng tư đấy. Các tin nhắn sẽ được mã hoá theo thiết bị, và chỉ đúng tài khoản, đúng thiết bị thì người nhận mới có thể xem được tin nhắn. Tin nhắn sẽ được tự động xoá sau một khoảng thời gian nhất định [do người dùng thiết đặt].

Hoặc chẳng nói đâu xa, ngay chính iMessage và FaceTime cũng có hỗ trợ mã hoá đầu cuối, nhưng những ứng dụng này sẽ chỉ hạn chế cho các thiết bị của Apple với nhau mà thôi. Sắp tới, iOS 14 cũng sẽ mang tới nhiều tính năng hấp dẫn cho iMessage.

Trên đây là những ứng dụng mã hoá tốt nhất hiện nay mà bạn có thể cân nhắc để sử dụng, tránh những trường hợp đáng tiếc khi bị xâm phạm và tiết lộ những đoạn chat nhạy cảm mang tính cá nhân.

[Theo Tổ Quốc]

Facebook thực sự là mảnh đất màu mỡ với giới hacker. Bằng chứng là nhiều tài khoản Facebook của người dùng đã bị đánh cắp và gần đây nhất chính là vụ cầu thủ Quảng Hải bị hacker tấn công Facebook, để lộ thông tin riêng tư. 

Video liên quan

Chủ Đề