So sánh luật du lịch 2005 và 2022

Luật du lịch đầu tiên được ban hành vào năm 2005 là văn bản đầu tiên trong lĩnh vực du lịch. Từ đó đến nay, hoạt động du lịch Việt Nam đã có nhiều thay đổi về cả loại hình du lịch, xu hướng du lịch, lựa chọn tour du lịch. Do vậy, việc sửa đổi Luật Du lịch là việc làm cần thiết trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển. Luật Du lịch sẽ là khung pháp lý cho hoạt động du lịch, đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho du khách và tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ du lịch. Qua rất nhiều sửa đổi, bổ sung, Luật Du lịch 2017 được Quốc hội thông qua ngày 19/06/2017 được đánh giá là bước tạo đà cho sự đột phá của ngành du lịch nước ta theo đúng tinh thần của Bộ Chính trị đã đưa ra, đó là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Bài viết sau đây sẽ đề cập tới một số điểm mới trong Luật Du lịch 2017 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 giúp tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành du lịch nắm bắt được những quy định mới để có hướng thay đổi phù hợp.

Về điều kiện kinh doanh lữ hành

Đây là thay đổi lớn nhất mà các doanh nghiệp du lịch cần quan tâm, cụ thể về các điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế. Nếu như Luật Du lịch 2005 quy định khá đơn giản về điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa cần thực hiện thủ tục đăng ký xin hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Sở Văn hoá thể thao và du lịch nơi đăng ký trụ sở chính mà không cần cấp giấy phép hay ký quỹ .Trong khi đó, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc  tế phải có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và phải đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh trong đó là việc đặt cọc ký quỹ.

Như vậy có sự không công bằng giữa các doanh nghiệp lữ hành nội địa và quốc tế, tạo ra lỗ hổng trong quản lý các doanh nghiệp lữ hành nội địa. Luật du lịch 2017 đã khắc phục hạn chế trên bằng việc bổ sung doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa cũng cần xin cấp giấy phép kinh doanh và thực hiện ký quỹ.

Ngoài ra, Luật cũng đã bổ sung điều kiện có nghiệp vụ chuyên môn đối với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, do tính chất khác nhau của kinh doanh lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa nên có sự khác nhau về chuyên môn, nghiệp vụ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành. Cụ thể người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.  Và Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

Luật mới cũng quy định cụ thể việc Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Về điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch

Luật bổ sung thêm điều kiện đảm bảo quy chuẩn đối với loại cơ sở lưu trú du lịch do Chính phủ quy định chi tiết. Quy chuẩn này sẽ quy định những điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch nhằm bảo vệ quyền lợi của khách du lịch, đảm bảo chất lượng dịch vụ lưu trú phải bằng hoặc cao hơn mức độ tối thiểu nào đó.
Việc xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện. Theo đó, các tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch được tự nguyện đăng ký xếp hạng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không còn bắt buộc phải đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch trong thời hạn ba tháng kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh như trước đây.

Bên cạnh các dịch vụ du lịch chính như lữ hành, lưu trú du lịch, vận chuyển khách du lịch thì còn nhiều dịch vụ khác gắn liền với hoạt động du lịch như ăn uống, mua sắm, thể thao, giải trí, chăm sóc sức khỏe…trong quá trình đi du lịch. Việc phát triển các dịch vụ này không chỉ đáp ứng yêu cầu của khách du lịch mà còn góp phần phát triển những ngành nghề kinh tế khác. Luật đã bổ sung quy định các tổ chức, cá nhân được tạo điều kiện thuận lợi, được hỗ trợ khi phát triển các dịch vụ du lịch liên quan, đặc biệt là các dịch vụ khai thác các giá trị truyền thống như nghệ thuật biểu diễn, làng nghề, y học cổ truyền, các môn thể thao dân tộc… phục vụ khách du lịch. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch này khi được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch sẽ được gắn biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch và sử dụng danh hiệu này để quảng cáo, thu hút khách du lịch.

Về hướng dẫn viên du lịch

Nếu Luật Du lịch 2005 quy định hướng dẫn viên được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên và có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành thì Luật sửa đổi theo hướng quy định hướng dẫn viên  có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên được quy định thống nhất và đơn giản hơn, không phân biệt hướng dẫn viên nội địa và hướng dẫn viên quốc tế, chỉ căn cứ vào ngôn ngữ sử dụng khi hướng dẫn khách du lịch. Yêu cầu về trình độ cũng được điều chỉnh theo hướng giảm xuống [từ cử nhân xuống trung cấp].

Luật mới cũng sử dụng khái niệm “hướng dẫn viên tại điểm” thay thế cho khái niệm “thuyết minh viên”, bổ sung quy định về điều kiện, thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm. Luật sửa đổi cũng mở rộng điều kiện hành nghề hướng dẫn viên, theo đó, ngoài việc hành nghề trên cơ sở hợp đồng giao kết với doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên có thể hành nghề theo hợp đồng giao kết với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn hoặc tham gia tổ chức xã hội-nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch. Bên cạnh đó, một số quy định mới như nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành mua bảo hiểm cho tất cả các khách thay vì mua bảo hiểm cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài. bổ sung thêm nội dung quy định về Văn phòng xúc tiến du lịch và Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch nhằm tạo ra một cơ hội mới cho ngành du lịch giúp nâng cao chất lượng du lịch.

Trong bối cảnh ngành du lịch khu vực và thế giới phát triển mạnh thì yêu cầu thay đổi của du lịch Việt Nam là cần thiết bởi dù điều kiện ngành du lịch nước ta sở hữu nhiều tiềm năng du lịch nhưng vẫn chưa thực sự tận dụng được lợi thế này. Luật Du lịch 2017 sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi, phù hợp với quy mô, tốc độ phát triển của hoạt động du lịch trong xu thế hội nhập đồng thời giúp công tác quản lý nhà nước về du lịch được hiệu quả đảm bảo quyền lợi của khách du lịch và góp phần phát triển kinh tế trong nước, tạo bước phát triển mới cho ngành du lịch.

     Luật du lịch năm 2005 là văn bản luật đầu tiên trong lĩnh vực du lịch. Từ khi Luật du lịch 2005 [sau đay gọi là Luật 2005] ra đời, hoạt động du lịch Việt Nam đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động du lịch, tạo điều kiện để thúc đẩy ngành du lịch phát triển trong những năm vừa qua.Tháng 1 năm 2017, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 08 về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn,trong đó chỉ rõ “phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự pháttriển của các ngành, lĩnh vực khác”. Trước yêu cầu của tình hình mới, Luật du lịch sửa đổi 2017 đã được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2017. Luật du lịch sửa đổi 2017 [sau đây gọi là Luật 2017] đã được rút gọn xuống còn 9 chương và 78 điều,về cơ bản đã chuyền tải những nội dung có tính định hướng và tinh thần của Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động du lịch trong những thời gian tới.

     1. Về các thuật ngữ:

     Luật2017 đã bổ sung và chỉnh sửamột số thuật ngữ nhằm đảm bảo với phù hợp với tình hình thực tế mới và tính liên thông với các vấn đề có liên quan trong một số lĩnh vực thuộc đối tượng điều chỉnh của các ngành luật khác [Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư…]như sản phẩm du lịch, hướng dẫn viên du lịch, khách du lịch, chương trình du lịch, cơ sở lưu trú du lịch,quyền, nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến du lịch và quản lý Nhà nước về du lịch…

     2. Về điều kiện kinh doanh lữ hành:

     Luật 2017, đã khắc phục được những hạn chế của Luật 2005 khi đã đưa ra các quy định có tính đồng bộ và đảm bảo được sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành [nội địa và quốc tế] và hướng tới nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo quyền lợi của khách du lịch. Luật 2017, quy địnhbổ sung đối tượng phải cấp phép kinh doanh lữ hành [trước đây, kinh doanhlữ hành nội địa không phải xin giấy phép kinh doanh lữ hành]; điều kiện đối với người phụ trách kinh doanh lữ hành cũng được nâng lên [người phụ trách phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nếu không dược đào tạo đúng chuyên ngành]; doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cả nội địa và quốc tế đều phải thực hiện việc ký quỹ trước khi được phép tiến hành kinh doanh. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế không còn bắt buộc doanh nghiệp phải ký hợp đồng với 03 hướng dẫn viên quốc tế [quy định trước các doanh nghiệp thường thực hiện mang tính đối phó, không thực chất].

     Luật 2017 quy định các thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành và các thủ tục liên quan theo hướng giản lược về giấy tờ, trình tự và rút ngắn thời gian tạo sự thuận tiện cho các doanh nghiệp. Quy định phân cấp cụ thể việc cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành giữa cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương.

     Để đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp và sự bình đẳng của khách du lịch, Luật sửa đổi đã quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành mua bảo hiểm cho tất cả các khách thay vì mua bảo hiểm cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài.

     Các quy định khác cũng hướng tới việc đồng bộ cũng như đảm bảo các điều kiện phù hợp với quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp.Luật 2017 cũng điều chỉnh phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo đúng mức độ mà Việt Nam đã cam kết khi tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO].
     Điều này tạo ra sân chơi bình đẳng,  thúc đẩy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ.

     3. Hướng dẫn viên du lịch:

    Luật 2017phân loại hướng dẫn gồm 3 loại là hướng dẫn viên nội địa, hướng dẫn viên quốc tế và hướng dẫn viên tại điểm [Luật 2005 quy định là thuyết minh viên du lịch].Điều 73 Luật 2005 quy định, hướng dẫn viên được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên và có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành. Nhằm đảm bảo quyền lợi của hướng dẫn viên [mở rộng cơ hội hành nghề], Luật 2017 quy định hướng dẫn viên ngoài việc có thể ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành còn có thể hành nghề khi có hợp đồng lao động với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc hội viên của tổ chức xã hội nghề nghiệp về hướng dẫn viên du lịch; có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch [đối với hưỡng viên nội địa và quốc tế].

    Yêu cầu về trình độ đối với hướng dẫn viên được điều chỉnh theo hướng giảm, hướng dẫn viên du lịch nội địa trình độ yêu cầu từ trung cấp trở lên còn hướng dẫn viên du lịch quốc tế trình độ tự cao đẳng trở lên [Luật 2005 hướng dẫn viên quốc tế phải từ trình độ từ đại học trở lên]. Việc sửa đổi đã góp phần khắc phục hạn chế nguồn nhân lực trong hoạt động hướng dẫn, nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam trong bối cảnh hội nhập ASEAN và thực thi Thỏa thuận thừa nhận nghề lẫn nhau giữa các nước ASEAN đã ký kết và phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam.

     Thời hạn của thẻ hướng dẫn viên du lịch [nội địa và quốc tế] theo quy định mới là 5 năm [quy định Luật  2005 là 3 năm] cùng các các điều kiện, thủ tục đơn giản thông thoáng hơn sẽ tạo nhiệu thuận lợi cho các hướng dẫn viên du lịch.

     4. Về điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch:

    Luật 2017 bổ sung quy định điều kiện đảm bảo quy chuẩn đối với loại cơ sở lưu trú du lịch do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch ban hành. Quy chuẩn này sẽ quy định những điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và người lao động đối với từng loại cơ sở lưu trú du lịch nhằm bảo vệ quyền lợi của khách du lịch, đảm bảo chất lượng dịch vụ lưu trú phải bằng hoặc cao hơn mức độ tối thiểu theo quy định của pháp luật. Điều này  nhằm mục đích  phòng ngừa việc lạm dụng, gây hiểu nhầm về loại hình cơ sở lưu trú du lịch dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh, không minh bạch của các cơ sở lưu trú du lịch.

     Luật 2017 quy định nguyên tắc tự nguyện trong việc xếp hạng các cơ sở lưu trú. Theo đó, các tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch được tự nguyện đăng ký xếp hạng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch được xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, công bố chất lượng dịch vụ công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như đưa vào cơ sở dữ liệu xúc tiến du lịch quốc gia. Quy định cụ thể về thẩm quyền công nhận xếp hạng cơ sở lưu trú [Tổng cục du lịch thẩm định các cơ sở tiêu chuẩn 4 sao và 5 sao]. Để thực hiện tốt quy định này cần tăng cường công tác hậu kiểm, nghiêm cấm hành vi tự công bố hạng sao, lợi dụng quy định mở, thông thoáng để trục lợi nhằm đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở lưu trú

     5. Một số vấn đề khác

    Luật 2017 đã bổ sung thêm nội dung quy định về Văn phòng xúc tiến du lịch và Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch nhằm tạo ra một cơ hội mới cho ngành du lịch giúp nâng cao chất lượng du lịch. Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, do Thủ tướng Chính phủ thành lập, phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động. Trong Luật 2017 cũng quy định “trích một phần phí tham quan, phí cấp thị thực và các giấy tờ có liên quan đến xuất nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài” vào nguồn thu của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch; thủ tục cấp bổ sung thực hiện theo pháp luật về ngân sách nhà nước.

     Về kinh doanh dịch vụ du lịch khác, khách du lịch ngoài việc sử dụng các dịch vụ du lịch cơ bản như lữ hành, hướng dẫn du lịch, lưu trú du lịch còn có thể sử dụng nhiều dịch vụ liên quan như mua sắm, ăn uống, giải trí, thể thao,… để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp, bảo vệ quyền lợi cho khách du lịch, góp phần xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch và hình ảnh của tổ chức, cá nhân kinh doanh, Luật 2017 quy định việc cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh du lịch.

     Trong bối cảnh phát triển của du lịch Việt Nam có nhiều thay đổi, nhất là trong giai đoạn gần đây. Du lịch thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương phát triển mạnh cùng với quá trình phát triển kinh tế nhanh, hội nhập sâu rộng của Việt Nam với thế giới và khu vực ASEAN, tạo ra những cơ hội và cả thách thức cho phát triển ngành du lịch. Việc hoàn thiện và thông qua Luật Du lịch năm 2017 sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi, phù hợp với quy mô, tốc độ phát triển của hoạt động du lịch trong xu thế hội nhập đồng thời giúp tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về du lịch, đảm bảo quyền của người dân được hưởng thụ các giá trị du lịch văn hóa,… tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Việt Nam phát triển bền vững và hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

                                                                                                              Lê Phước Hải Thiện

                                                                                                             TT.THLKDN Khoa Du lịch ĐHH

Video liên quan

Chủ Đề