So sánh abs và cbs

Phanh CBS hay thắng CBS là gì? Phanh CBS và Phanh ABS là kết quả từ sự nỗ lực của các nhà sản xuất xe, nhằm mang lại sự an toàn cho những người đi xe máy. Vì thế, các nhà sản xuất xe luôn nỗ lực nghiên cứu để đưa ra các dòng phanh thế hệ mới, vừa giúp phanh xe chính xác lại vừa an toàn cho người sử dụng. 

Thắng CBS và AB

Vậy thắng CBS là gì? Làm thế nào để phân biệt được xe có thắng ABS và CBS? Để giải đáp được những thắc mắc này, bạn hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về thắng CBS là gì?

Phanh CBS có tên tiếng anh là Combi Brake System hoạt động trên nguyên lý tác động lực phanh trực tiếp lên đồng thời cả hai bánh trước và sau của xe máy. Như vậy, bánh xe sẽ dừng theo cách thông thường, và chỉ khác là lực phanh không chỉ tác động vào một bánh, mà đồng thời tác động vào cả hai bánh xe. 

Do đó, lực dừng phanh sẽ tốt hơn cũng như an toàn hơn cho người sử dụng, tránh tình trạng một bánh dừng còn bánh còn lại vẫn còn chuyển động.

Thắng ABS và CBS là gì?

ABS và CBS là 2 hệ thống phanh xe đang được ứng dụng trên nhiều phương tiện giao thông hiện nay. Chính vì vậy, nhiều người muốn tìm hiểu thông tin về hai loại phanh này để lựa chọn xe phù hợp cho mình hơn.

Thực tế cho thấy vì lực phanh có cùng sự tác động đồng thời trên tất cả các bánh xe, nên lực phanh của cả hai hệ thống phanh đều tương đương nhau.

” Video giải đáp phanh CBS là gì? So sánh chi tiết giữa hai phanh ABS và CBS”

Tuy nhiên với việc trang bị công nghệ hiện đại hơn với hệ thống cảm ứng từng bánh xe và CPU điều khiển trung tâm, hệ thống phanh ABS cho phép áp dụng hệ thống phân phối lực phanh trên các bánh tốt hơn phanh CBS.

Cụ thể, các bánh xe có tải trọng nặng hơn sẽ được phân phối lực phanh nhiều hơn những bánh xe có ít tải trọng hơn. Chính điều này đã khiến hệ thống phanh ABS được sử dụng trong hầu hết các dòng xe ô tô, cũng như trong các dòng mô tô hiện đại.

Trong khi đó, hệ thống phanh CBS giúp phân bổ lực phanh lên đồng thời cả hai bánh. Nhờ vậy mà đảm bảo tính an toàn hơn hẳn so với cách phanh xe truyền thống. 

Thắng ABS trên xe máy

Tuy nhiên về nguyên lý phanh của CBS vẫn giống như hệ thống phanh đĩa hoặc tang trống, do đó khi bạn phanh gấp hoặc trong điều kiện đường trơn trượt thì vẫn có thể xảy ra tình trạng bó cứng phanh.

Thế nhưng phanh ABS lại khác, ngoài việc phân bổ lực phanh lên các bánh xe thì nguyên lý phanh của ABS là liên tục bám và nhả má phanh. Do đó, giúp người lái xe tránh khỏi tình trạng bó cứng phanh và an toàn hơn hẳn so với hệ thống phanh CBS. Chính vì thế, hệ thống phanh ABS được đánh giá cao hơn hẳn so với hệ thống phanh CBS. 

>>>Xem thêm: Chi tiết cấu tạo pô xe máy và những điều cần biết

Cách nhận biết xe có ABS và CBS là gì?

Điểm phân biệt đầu tiên giữa ABS với CBS là gì? Hệ thống phanh trên ô tô hiện nay đa phần là phanh ABS. Việc lắp đặt phanh ABS trên xe ô tô đã trở thành điều kiện tiên quyết đối với nhiều người khi chọn mua xe. 

Phanh CBS thường chỉ được lắp đặt trên các dòng xe máy. Vậy CBS là gì trong xe máy? CBS là hệ thống chống bó cứng phanh thường được trang bị trên những dòng xe máy cao cấp như: SH, Liberty hay Madley,… 

Và phanh CBS là hệ thống phanh kết hợp lại được trang bị trên những dòng xe có mức giá tầm trung như: Lead, Vision,… Ngoài ra, phanh CBS sẽ dễ sử dụng hơn phanh ABS.

Tại sao phanh ABS lại có chi phí đắt hơn phanh CBS?

Hệ thống phanh CBS chỉ thêm bộ phận phân bổ lực phanh từ phanh tay trái đồng thời cho cả bánh trước và bánh sau. Do vậy mà chi phí lắp phanh CBS là sẽ rẻ hơn khá nhiều so với hệ thống phanh ABS.

Phanh ABS đắt hơn phanh CBS

Hệ thống phanh ABS cần cảm biến trên từng bánh xe, để xác định lực ma sát của bánh cùng bộ xử lý trung tâm CPU và đèn báo hiệu… Do đó, những chiếc xe sử dụng phanh ABS sẽ có mức giá đắt hơn hẳn so với những dòng xe máy sử dụng phanh CBS.

Hiện tại hệ thống phanh CBS đã được áp dụng hầu hết trên các dòng xe tay ga hiện đại của các hãng nổi tiếng như: Honda, Yamaha, SYM…

Còn hệ thống phanh ABS lại được áp dụng trên một số xe tay ga cao cấp của hãng Piaggio như: Vespa 946, SH125i 2017 hay Sh150i 2017… hoặc các dòng mô tô phân khối lớn của các hãng như:  Honda, Yamaha, BMW và Ducati, Kawasaki…

Hy vọng với những thông tin trên đây về thắng CBS là gì, cách phân biệt xe có CBS và ABS sẽ giúp bạn chọn được loại xe phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình nhất nhé!

Đọc thêm: Turbocharger là gì? Những thông tin chung nhất về hệ thống tăng áp Turbo

Tôi thấy trên thị trường xe máy có các loại xe sử dụng phanh CBS, và một số xe lại dùng phanh ABS. Tôi muốn hỏi hai công nghệ này khác nhau thế nào, hệ thống nào an toàn hơn.

Tôi thấy trên các xe tay ga cao cấp như Honda SH, Vespa Sprint, Piaggio Liberty... được trang bị hệ thống ABS, trong khi đó những mẫu xe bình dân hơn như Honda Airblade, Honda Vision... chỉ trang bị hệ thống CBS. Tôi muốn hỏi hai công nghệ này khác nhau thế nào, hệ thống nào an toàn hơn. Xin cảm ơn.

Hoàng Phương Nhi, 22 tuổi, Đồng Nai

Thanh Hiếu, chuyên gia xe máy

Chào bạn, ABS và CBS là tên viết tắt của 2 loại hệ thống hỗ trợ phanh. Trong đó ABS [Anti-locked Brake System] là hệ thống chống bó cứng phanh và CBS [Combi Brake System] là hệ thống phanh kết hợp.

Hệ thống phanh kết hợp CBS giúp người điều khiển chỉ sử dụng duy nhất một tay phanh cho cả phanh trước và sau, giúp giảm quãng đường phanh và cũng tăng độ an toàn khi bóp phanh. Tính năng này cực kỳ hữu ích với những người lái xe thiếu kinh nghiệm.

Hệ thống CBS có cấu tạo gọn nhẹ chỉ có một bộ điều chỉnh áp lực phanh để phân bổ lực đến 2 phanh ở bánh trước và bánh sau. Phanh CBS có giá thành rẻ hơn và được lắp cho đa số các dòng xe tay ga bình dân như Honda Vision, Lead...

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS được thiết kế giúp xe không bị trượt bánh khi phanh gấp, tránh được những tai nạn đáng tiếc. Hệ thống này hoạt động theo nguyên tắc nhấp nhả phanh liên tục. ABS giúp bánh xe không trượt trên đường và làm xe mất lái khi người điều khiển bóp chặt phanh.

ABS bao gồm 4 bộ phận chính: bộ điều khiển trung tâm [ECU], thiết bị cảm biến, bơm và van điều chỉnh áp lực phanh. Hệ thống này có 2 loại là ABS 1 kênh và ABS 2 kênh. ABS 1 kênh nghĩa là cảm biến chỉ được lắp lên một bánh xe duy nhất, thông thường là bánh trước vì đĩa trước có lực phanh lớn và thường được sử dụng khi phanh gấp. ABS 2 kênh là xe được trang bị khả năng chống bó cứng phanh ở cả 2 bánh xe.

Cả công nghệ phanh CBS và ABS đều có nhược điểm riêng của mình. Tôi đánh giá ABS an toàn hơn, bởi nó hỗ trợ người lái trong những tình huống bất ngờ, đặc biệt với những tay lái yếu như chị em phụ nữ, vốn hay giật mình bóp chết tay phanh. CBS bù lại, dễ sử dụng hơn và nếu có kỹ năng bóp nhả phanh hợp lý, những tay lái có kinh nghiệm có thể dễ dàng phanh xe an toàn như ABS.

Phanh ABS giúp bánh xe không bị trượt khi phanh gấp nhưng về cơ bản sẽ không giảm được quãng đường phanh. Hệ thống này có giá cao hơn so với phanh CBS. Giá của một bộ ABS 2 kênh khoảng 15 triệu đồng nếu lắp rời. Trên thị trường hiện nay, mẫu xe rẻ nhất của Yamaha là FreeGo có phanh ABS giá khoảng 40 triệu đồng, trong khi đối với Honda là SH Mode có giá 55 triệu đồng.

Phanh CBS lại gây khó khăn với những lái xe đã có kinh nghiệm vì không thể chủ động lựa chọn được lực phanh giữa bánh trước và bánh sau. Người điều khiển không thể tắt được hệ thống CBS, trong khi đó đối với ABS người điều khiển có thể chủ động tắt hoặc mở chế độ này ở một số dòng xe.

Thị trường ô tô, xe máy ngày càng phát triển đi kèm với sự đa dạng của hệ thống trang bị, phụ tùng. Một trong số đó là 2 loại phanh ABS và CBS được sử dụng phổ biến trên các loại phương tiện hiện đại. Nhiều người tiêu dùng phân vân không biết phanh ABS và CBS, loại nào sẽ tốt hơn. Dựa vào cấu tạo, nguyên lý hoạt động và thực tế trải nghiệm cho thấy, mỗi loại phanh sẽ có những lợi thế, hạn chế khác nhau.

1. Phanh ABS và CBS là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Hệ thống phanh không ngừng được các nhà sản xuất cải tiến nhằm nâng cao tính năng an toàn cho phương tiện. Người điều khiển có thể sử dụng phanh hiệu quả nếu nắm được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của chúng. 

1.1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của phanh ABS 

ABS [Anti-lock Braking System] là hệ thống phanh giúp cải thiện tình trạng bánh xe bị bó cứng, hạn chế tối đa nguy cơ va chạm, phương tiện mất kiểm soát khi vận hành. 

Cấu tạo của hệ thống ABS gồm 4 bộ phận chính:

  • Bộ điều khiển trung tâm ECU: Tiếp nhận và phân tích thông tin truyền đến từ các cảm biến. Khi nhận thấy nguy cơ, ECU lập tức điều chỉnh áp lực phanh đến từng bánh xe. Ngoài ra, bộ điều khiển này còn có khả năng ghi nhớ các thông số trước đó để tự động kích hoạt trong trường hợp tương tự xảy ra.
  • Thiết bị cảm biến đo tốc độ: Kiểm tra lực phanh, tốc độ quay và khả năng cân bằng của bánh xe có nằm ngoài giới hạn hay không. Thiết bị này được trang bị ở bánh trước/bánh sau hoặc cả 2 bánh tùy từng xe. 
  • Bơm thuỷ lực: Gồm piston và xi lanh, có nhiệm vụ bơm/xả để điều chỉnh áp lực lên các bánh xe thông qua hệ thống van thuỷ lực. 
  • Van điều chỉnh áp lực phanh: Kiểm soát má phanh ở mỗi bánh xe. 3 vị trí của van thủy lực ABS gồm:
    • Vị trí 1 – Van mở: Áp lực phanh tương đương với lực tác động của người lái lên bàn đạp phanh.
    • Vị trí 2 – Van khóa: Có nhiệm vụ tăng áp lực từ bàn đạp phanh lên bánh xe.
    • Vị trí 3 – Van nhả: Có tác dụng giảm áp lực từ bàn đạp phanh lên bánh xe.

Hệ thống phanh ABS có nguyên lý hoạt động dựa vào quá trình các cảm biến đo tốc độ, truyền thông tin đến ECU để phân tích. Khi phanh khẩn cấp, hệ thống điều khiển sẽ điều chỉnh áp lực theo cơ chế bóp - nhả với tần suất 15 lần/giây, giúp giảm tốc độ, không gây kẹt cứng trong bánh xe. 

Ngoài ra, hệ thống ABS còn tiến hành phân tích dữ liệu từ cảm biến và thao tác của người điều khiển nhằm tối ưu áp lực phanh, kiểm soát quỹ đạo của xe.

1.2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của phanh CBS

CBS [Combi Brake System] là hệ thống phanh kết hợp, phân bổ lực phanh  đồng thời xuống 2 cụm phanh ở bánh trước và sau.

Cấu tạo hệ thống phanh CBS gồm 2 bộ phận chính:

  • Hệ thống dây phanh: Gồm dây phanh trước và phanh sau.
  • Bộ điều chỉnh áp lực phanh: Thực hiện phân bổ lực phanh xuống 2 cụm phanh ở bánh trước và sau.

Phanh CBS có nguyên lý hoạt động dựa trên bộ điều chỉnh áp lực giúp giảm quãng đường phanh và tăng độ an toàn trong các trường hợp khẩn cấp.

2. So sánh ưu nhược điểm phanh ABS và CBS, phanh nào an toàn hơn?

Phanh ABS và CBS có cấu tạo và nguyên lý khác nhau. Điều này khiến cho 2 loại phanh này cũng có ưu, nhược điểm riêng, cụ thể như sau: 

Loại phanh

Ưu điểm

Nhược điểm

Phanh ABS

Có khả năng chống bó cứng đĩa phanh, tăng khả năng thăng bằng và độ bám đường cho phương tiện.

Cơ chế hoạt động “nhấp - nhả” nên quãng phanh dài hơn phanh bình thường.

Có cấu tạo phức tạp nên giá thành cao.

Phanh CBS

Có khả năng phân phối lực phanh đều, giúp tối ưu quãng đường phanh.

Kết cấu đơn giản, giá thành thấp.

Vẫn xảy ra tình trạng bó cứng đĩa phanh.

Dựa vào bảng so sánh trên có thể thấy, hệ thống phanh ABS được cải tiến, sử dụng công nghệ hiện đại nên có khả năng hỗ trợ người lái tốt hơn trong những tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên, loại phanh này có giá thành cao nên thường được trang bị trên những dòng xe cao cấp. 

Tùy vào điều kiện và nhu cầu sử dụng, khách hàng có thể lựa chọn xe được trang bị hệ thống phanh thích hợp nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng. 

3. Tìm hiểu hệ thống phanh ABS trên xe VinFast

Đón đầu xu hướng, không ngừng cập nhật công nghệ mới, VinFast luôn lựa chọn giải pháp tối ưu để cho ra đời những mẫu xe đảm bảo an toàn vận hành và tiết kiệm chi phí. Hiện nay, VinFast đã trang bị phanh ABS trên nhiều mẫu xe máy điện và ô tô. 

3.1. Phanh ABS trên ô tô VinFast

Hệ thống phanh ABS được VinFast trang bị trên các dòng xe VinFast Fadil, VinFast Lux A2.0, VinFast Lux SA2.0 và VinFast President. Theo đó, khi gặp tình huống khẩn cấp, hệ thống phanh ABS tự động kích hoạt giúp phương tiện giảm tốc an toàn, tránh tình trạng kẹt cứng bánh xe.

Người điều khiển cần kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh ABS trên xe ô tô định kỳ nhằm tăng hiệu quả vận hành, cải thiện tuổi thọ phanh. Để thuận tiện, khách hàng có thể đưa phương tiện đến Xưởng bảo dưỡng xe VinFast để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

3.2. Phanh ABS trên xe máy điện VinFast

Phanh ABS được trang bị trên 2 dòng xe máy điện cao cấp của VinFast là Theon và Vento, giúp người điều khiển làm chủ tốc độ, yên tâm xử lý những tình huống phát sinh trên đường đi. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi cả Theon và Vento đều sở hữu vận tốc tối đa lần lượt lên tới 90km/h và 80km/h. 

Ngoài Theon và Vento, VinFast còn sở hữu 6 mẫu xe máy điện khác trải rộng các phân khúc từ phổ thông đến cao cấp giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn. 

>> Xem thêm: Xe máy điện VinFast: Thiết kế, vận hành và giá bán

Phanh ABS và CBS là những hệ thống phanh hiện đại, được trang bị phổ biến trên cả xe máy và xe ô tô. Hiện nay, hệ thống chống bó cứng phanh ABS là tiêu chuẩn bắt buộc đối với các dòng ô tô du lịch và xe hoạt động thường xuyên tại địa hình trơn trượt. Được trang bị phanh ABS, xe VinFast cho phép di chuyển an toàn trên mọi cung đường.

Tham khảo thông tin, đăng ký lái thử và đặt mua các dòng xe ô tô được trang bị phanh ABS của VinFast như VinFast President, VinFast Lux SA2.0, VinFast Lux A2.0, VinFast Fadil hoặc các dòng xe máy điện VinFast Theon và VinFast Vento. 

Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi: 

  • Tổng đài: 1900 23 23 89 hoặc 
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected]

>>> Tham khảo thêm: Tổng hợp các dòng xe VinFast: thiết kế, vận hành và giá bán

Video liên quan

Chủ Đề