So sánh 2 tính cách đối lập của sông đà năm 2024

FILE 20230726 175611 BCKT.05. Nguyễn Thị Hải Anh - 5093106215 - Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Xuất Nhập Khẩu Viglacera

Preview text

PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG CON SÔNG ĐÀ

[NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ- Nguyễn Tuân] MỞ BÀI

  • Nói đến Nguyễn Tuân, người ta thường nghĩ ngay đến “chủ nghĩa xê dịch”. Ông tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi không chỉ để thoả mãn cái thú tìm đến miền đất lạ cho thoả niềm khát khao “Xê dịch” mà chủ yếu để tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên và ở tâm hồn của người lao động.
  • Những trang viết hay nhất của ông thường là những trang tả đèo cao, vực sâu, thác nước dữ dội hoặc những cảnh thiên nhiên đẹp một cách tuyệt đỉnh, tuyệt vời.
  • “Người lái đò sông Đà” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của nhà văn. Tác phẩm là những trang văn miêu tả rất tinh tế vẻ đẹp hình tượng con sông Đà vừa hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng rất trữ tình và thơ mộng. II. Thân bài:
  • Khái quát:  "Người lái đò sông Đà" rút từ tập tùy bút "Sông Đà" của Nguyễn Tuân.  Tác phẩm là kết quả của nhiều dịp ông đến với Tây Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958.  Đến với những tác phẩm của Nguyễn Tuân là ta đang đến với một tâm hồn vô cùng phong phú, với những phát hiện hết sức tinh tế, độc đáo về quê hương. Nguyễn Tuân là một nhà văn yêu nước, giàu lòng tự hào dân tộc. Tình yêu nước ấy cũng chính là tình yêu thiên nhiên tha thiết. Khám phá về sông Đà dòng chảy dữ dội của núi rừng Tây Bắc là một thành công đặc sắc của ông. Chỉ có N mới không nhọc công dò đến ngọn nguồn lạch sông, truy tìm đến tận nơi gốc tích khai

sinh ra sông Đà, để biết chỗ phát nguyên của nó thuộc huyện Cảnh Đông và thoạt kì thủy, dòng sông mang những cái tên Trung Hoa khá thơ mộng: Li Tiên, Bả Biên Giang. Cũng chưa có nhà văn nào trước N có thể kể tên vanh vách 50/73 con thác lớn nhỏ nằm lô nhô suốt một dải sông từ Lai Châu về đến chợ Bờ. Cũng không có ai như Nguyễn, để có thể hạ bút viết đúng 3 câu về màu sắc nước sông Đà đã phải có mấy lần bay ngang qua miền sông ấy. => Dòng sông Đà trong cảm nhận của nhà văn có hai nét tính cách đối lập: hung bạo và trữ tình. 2. Phân tích: a. Sông Đà hung bạo: - Sông Đà hung bạo với dòng chảy ngỗ ngược mà NT đã mượn 2 câu thơ của NQB gợi mở từ đề từ: "Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu", một dòng chảy riêng, không khuôn mình vào lẽ thường. vì lắm thác nhiều ghềnh: "Đường lên Mường Lễ bao xa – Trăm bảy cái thác, trăm ba cái ghềnh" [Ca dao] và cái hung bạo ấy còn được thể hiện qua: - Cảnh "đá bờ sông dựng vách thành": + những bức thành vách đá cao chẹt chặt lấy lòng sông hẹp, nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh “vách thành” đã phần nào thể hiện sự vững trãi, thâm nghiêm và những sức mạnh bí ẩn đầy đe dọa của SĐ với vách đá như thành cao, vực thẳm, hào sâu. + Cái hẹp của lòng sông tác giả tả theo đủ cách: o "Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời" o Con hổ con nai có thể vọt qua sông, và chỉ cần nhẹ tay thôi cũng có thể ném hòn đá từ bờ bên này qua bên kia vách;

NT tái hiện hình ảnh con sông Đà với sóng, gió dữ dội, cuồng nộ- những con sóng dữ cứ cuồn cuộn chồm lên nhau, rồi đổ ập xuống, ghê rợn trên mặt ghềnh

  • động từ “xô” điệp lại trong cả ba vế câu gây ấn tượng về những chuyển động liên tiếp, mạnh mẽ, thể hiện sức mạnh khủng khiếp của thiên nhiên, ghềnh thác
  • từ láy ‘gùn ghè” và hình ảnh so sánh nhân hóa “như lúc nào cũng đòi nợ xuýt...” đã thể hiện sinh động sự hunh hãn, lì lợm và cuồng bạo của dòng sông ngày đêm hăm dọa, uy hiếp con người.
  • Đem lại ấn tượng mạnh mẽ hơn nữa cho sự hung bạo của SĐ là những hút nước ở quãng Tà Mường Vát:
  • [dc] "nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc", "chỗ giếng nước sâu ặc ặc lên những cái hút nước lôi tuột bè gỗ xuống hoặc hút những chiếc thuyền xuống rồi đánh chúng tan xác" ... => Lối so sánh sống động, đặc sắc khiến hút nước SĐ hiện ra trong hình ảnh cái giếng bê tông ... xoáy tít đáy, trong âm thanh ghê rợn của “cửa cống cái bị sặc”, như rót dầu sôi vào...=> khiến con sông Đà không khác gì loài thủy quái với những tiếng kêu ghê rợn như muốn khủng bố tinh thần và uy hiếp con người.
  • từ láy tượng hình “lừ lừ”, tượng thanh “ặc ặc”, hình ảnh so sánh nhân hóa “thở”, “kêu” như “cửa cống cái...” tất cả đều góp phần làm hiện ra hình ảnh và âm thanh của hút nước như một con quái vật đang giận dữ đến ghê người.
  • NT tưởng tượng:

~ phải đi thuyền men gần hút nước đáng sợ như đi qua một quãng đường “mượn cạp ra ngoài bờ vực” đã giúp người độc hình dung cảm giác hãi hùng; ~ nhà văn còn phát huy trí tưởng tượng phong phú khi hình dung ra những bè gỗ to lớn, nghênh ngang bị “lôi tuột” xuống đáy hút nước, “trồng ngay cây chuối ngược”... => những hình ảnh chỉ có trong tưởng tượng nhưng lại đưa đến một ấn tượng sâu đậm về sức mạnh khủng khiếp của hút nước sông Đà. ~ “có anh bạn quay phim táo tợn...” => nhằm gợi lên chân thực cảm giác sợ hãi của con người khi nhìn thấy hút nước, tưởng tượng bị hút nước ấy nó lôi tuột xuống, cả một “khối pha lê” nước “sắp vỡ tan” bất cứ lúc nào cũng có thể đổ ụp vào người.

  • Nhưng có lẽ khủng khiếp nhất ở cả diện mạo và tâm địa của SĐ là thác đá sông Đà- SĐ dưới ngòi bút của NT hiện hình là “mụ gì ghẻ”, “kẻ thù số 1”
  • Âm thanh thác nước sông Đà: o Nguyễn Tuân như một nhạc trưởng đang điều khiển một dàn giao hưởng chơi thật hùng tráng bài ca của gió thác xô sóng đá. o Ban đầu tác giả để SĐ cất lên khúc nhạc như đang "oán trách", "van xin", "khiêu khích", "giọng gằn mà chế nhạo". o Thế rồi bất ngờ âm thanh được phóng to hết cỡ, các nhạc khí bừng bừng thét lên khúc nhạc của một thiên nhiên đang ở đỉnh điểm của một cơn phấn khích mạnh mẽ và man dại: "nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng" => nghệ thuật nhân hóa đã khiến SĐ thực sự trở thanh một sinh thể sống động đang giận dữ gầm gào, đe dọa con người ngay cả khi nó chưa xuất hiện;

. “sóng bọt đã trắng xóa... đá” – câu văn miêu tả đồng thời cả đá và nước thác; tình từ “trắng xóa” gây ấn tượng về sóng, gió, bọt nước trào sôi mãnh liệt, sóng tung lên làn hơi nước làm mặt sông mờ trắng . “chân giời đá” – hình ảnh đã làm hiện ra sự hùng vĩ tới choáng ngợp của thác đá SĐ ngay trong những ấn tượng đầu tiên khi vừa gặp mặt. . NT còn phát hiện: đá SĐ cùng với nước, với sóng và gió kết hợp với nhau cùng lúc tấn công uy hiếp con người “đá ở đây.... mỗi lần có chiếc thuyền... một số hòn bèn nhổm...” => NT sử dụng thuật ngữ quân sự, gợi dậy những bí ẩn, hiểm ác của đá SĐ hàng ngàn năm nay, nó dữ dằn, đột ngột “nhổm dậy vồ lấy...” . những thuật ngữ quân sự, thể thao, võ thuật được NT tận dụng triệt để “thạch trận, cuộc giáp lá cà....; hệ thống dày đặc những động từ: hò la, ùa vào,... khiến thác đá SĐ thực sự trở thành một chiến trường với những trận hỗn chiến ác liệt giữa con người và thiên nhiên => Bằng thủ pháp nhân hóa, người đọc nhận ra từng sắc diện người trong những hình thù đá vô tri. Nguyễn Tuân đã dùng sức mạnh điêu khắc của ngôn từ để thổi hồn vào từng thớ đá => Những hòn đá vô tri vô giác nhưng qua cái nhìn của Nguyễn Tuân chúng mang vẻ du côn của thiên nhiên hoang dại và hung dữ ~ SĐ càng dữ dội, ác liệt hơn trong cuộc chiến với người lái đò qua 3 trùng vi . Trùng vi thứ nhất Sông Đà bày ra: năm cửa trận, có bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở, thực chất chúng đóng vai trò dụ chiếc thuyền vào tuyến giữa. Ở trùng vi thứ nhất này sóng nước đóng vai trò chính để tiêu diệt chiếc

thuyền. Vừa vào trận địa, chúng tấn công chiếc thuyền tới tấp: "Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la bão nạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò". Người lái đò: . Vượt qua trùng vây thứ nhất, ông lái đò phải đương đầu với trùng vây thứ hai: Sông Đà: "Tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá đánh khuýp quật vu hồi chiếc thuyền". Tại trận chiến đánh giáp lá cà này, chúng quyết sinh quyết tử với ông lái đò. Khi chiếc thuyền đã vượt qua, bọn sóng nước cửa tử "vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng". Đúng là bọn đá sóng nước hiểm độc! Người lái đò: . Đến trùng vi thứ ba: Sông Đà: Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Tại đây những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở đầu chân thác phải đánh tan cái thuyền. Làm ta liên tưởng đến một trận đấu bóng quyết liệt.

  • như một con thú hoang với dòng thác dữ dội “hồng hộc tế mạnh”
  • ngọn sóng bờ trái xô ra lôi vào tập đoàn cửa tử
    • nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, cũng thay đổi chiến thuật
    • nắm chặt bờm sóng đúng luồng, ghì cương lái => điều khiển một con ngựa bất kham
    • phóng nhanh vào cửa sinh, lái miết đường chéo => điêu luyện
    • con sóng- đứa ông tránh, rảo bơi chèo; đứa ông đè sấn, chặt đôi... => thông minh, linh hoạt
    • chiến thắng đá tướng 3 - ít cửa hơn, phải- trái đều là luồng chết, luồng sống nằm giữa bọn đá hậu vệ [boong ke chìm, pháo đài nổi- có nhiều đá ngầm]
  • luồng sống- cửa sinh mở ra rất hẹp: cảnh mở cánh khép => lắt léo, hiểm ác
  • với “tay lái ra hoa” rất khéo léo, điêu luyện điều khiển con thuyền:
  • đi mà như lướt trên mặt nước “vút... vút...”;
  • so sánh: thuyền như một nũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước => đi như bay
  • như tự động lái được lượn được => không thấy lúng túng, bối rối nào => thuyền lách qua khe cửa hẹp => như một nghệ sĩ chèo đò

\=> [MR] [1] Tuy nhiên, ngay khi miêu tả một SĐ hung bạo, hiểm ác, làm hiện lên tất cả diện mạo và tâm địa của thứ kẻ thù số 1 của con người, bằng tài năng, tâm huyết, tình yêu Tổ Quốc, nhà văn của những cảm giác mãnh liệt, những phong cảnh phi thường tuyệt mĩ, những gió bão, thác ghềnh dữ dội, những núi cao, vực sâu vẫn luôn truyền cho người đọc niềm say mê khát khao muốn được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên. [2] Khi miêu tả SĐ hung bạo ở khúc thượng nguồn, NT không giấu được niềm say mê, phấn khích với những hình ảnh, âm thanh, hay những hoạt động của dòng sông. Nhà văn say sưa trước khúc tráng ca mãnh liệt của “hàng cây số, nước xô đá...”, là âm thanh man dại tới cuồng loạn của nước thác trong sự so sánh với lửa, với rừng, với đàn trâu da..., đó là sự hùng vĩ mênh mông của thác đá sông Đà sóng bọt trắng xóa, là sự ghê rợn của một trận nước vang trời thanh la não bạt... => tất cả đã tạo thành một tập hợp hoành tráng của những sức mạnh thiên nhiên hung dữ, một cảnh trí có sức hấp dẫn kì lạ bởi cả nỗi sợ hãi và niềm say mê. [3] thậm chí đến khi miêu tả SĐ ở khúc hạ lưu êm ả, câu văn của NT vẫn bâng khuâng trong cảm giác “dòng sông quãng này như nhớ như thương...”- từ láy “xa xôi” gợi nỗi nuối tiếc nhớ nhung của chính nhà văn với khúc thượng nguồn với sức mạnh hoang dại, với những cuồn cuồn thét gào, với vẻ đẹp dữ dội hào hùng... => thông qua sự quan sát tinh tế, cách diễn đạt taiif hoa, những tri thwucs uyên bác, NT đã làm hiện lên hình ảnh SĐ hung bạo, hiểm ác, không chỉ như một loài thủy quái, kẻ thù số 1 của con người mà còn trở thành một công trình mĩ thuật

  • những thanh bằng liên tiếp ở đầu câu văn cũng làm tăng thêm sự yên ả, êm đềm, bình lặng cho dòng sông ở khúc hạ nguồn
  • khi so sánh dòng sông như “một áng tóc trữ tình”- [dòng sông như áng tóc dài của thiếu nữ buông lơi; dáng hình của người thiếu nữ...]
  • nhà văn đã đem đến cho SĐ nét mềm mại đằm thắm, vẻ duyên dáng đầy nữ tính, nhưng lại không làm mất đi vẻ đẹp hùng vĩ lớn lao của dòng sông [độ dài, bởi sự tuôn chảy miên man...].
  • trong những câu văn miêu tả tài hoa, NT sử dụng nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm: áng tóc trữ tình, mây trời, hoa ban, hoa gạo, mù khói Mèo đốt nương xuân có thể thấy SĐ, trong hành trình về đến hạ lưu, đã nhận thêm vào dòng chảy của mình nét thơ mộng, huyền ảo của “mây trời”, sự tươi tắn rực rỡ của hoa ban, hoa gạo tháng hai, và cái đặc biệt ấm áp, thật gần gùi, yên bình của làn “khói Mèo đốt nương xuân”. => cách miêu tả, viết câu của NT đã cho thấy vẻ đẹp của SĐ làm say mê trái tim nghệ sĩ bởi SĐ là vẻ đẹp của “đất nước Tổ Quốc bao la”, nó gắn bó, gần gũi, thân thiết với con người. => Nhà văn của những vẻ đẹp “vang bóng một thời” nay đã có sự thay đổi cơ bản trong quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp không cô đơn, lạc lõng, xa xôi, cái đẹp hiện ra ấm áp giữa cuộc đời bình dị, cái đẹp hiện diện ngay trong cuộc sống đời thường của những người lao động bình thường.
  • Vẻ đẹp của Sông Đà còn hiện ra qua sắc nước biến ảo theo mùa, trong đó đẹp nhất là mùa xuân và mùa thu:
  • Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. ~ “xanh ngọc bích” – trong sáng, thanh nhẹ ~ so sánh với sắc “xanh canh hến” của sông Gâm, sông Lô . cách so sánh quen thuộc của NT – một nhà văn thích khoe tài, khoe uyên bác, miêu tả cái gì cũng phải đến kiệt cùng của đối tượng . cũng là cách để thể hiện niềm yêu mến của NT với SĐ
  • Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về". ~ “lừ lừ chín đỏ” – từ ngữ tượng hình gợi tả dòng chảy chậm rãi, điềm đạm của con sông đầy nặng phù sa thượng nguồn ~ so sánh “da mặt người... thu về” – không chỉ làm hiện lên sắc nước đặc trưng của SĐ mùa thu mà còn thể hiện sức mạnh tiềm tàng ẩn chứa những đe dọa của dòng sông vẫn “năm năm báo oán...” => ngay cả khi miêu tả nét thơ mộng, trữ tình của dòng sông, hình ảnh của một SĐ hung bạo vẫn như ám ảnh đâu đây trong sự quan sát và cảm nhận của một nhà văn luôn say mê với những cảm giác mạnh.
  • Con Sông Đà gợi cảm trong mối quan hệ với con người, SĐ như một “cố nhân” với vẻ đẹp của nắng tháng ba Đường thi "Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu", làm cho người đi rừng dài ngày khi gặp lại dòng sông thì "vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng". MR [1] Để thể hiện sự gợi cảm của một dòng sông gần thương xa nhớ, nhà văn đã tạo ra một tình huống đặc biệt cho nỗi nhớ niềm yêu, cho những bồn chồn, khát khao, vồ vập...: đi rừng dài ngày, bắt đầu thèm chỗ thoáng, thèm một không gian phóng khoáng mênh mông, lúc đó càng thèm gặp lại sông Đà – sông Đà trong mối quan hệ với con người lúc ấy chính là một “cố nhân”

~ Gặp SĐ, gặp lại “cố nhân” thì nhà văn- người đi rừng dài ngày- rất vui “Chao ôi! Trông con sông, vui như thấy nắng ..ãng”. . “nắng giòn tan” - ẩn dụ đẹp gợi ra cái nắng thật trong, thật sáng, mỏng, nhẹ, nó hoàn toàn tương phản với cái u ám, trĩu nặng của bầu trời những ngày mưa dầm => gợi niềm vui lâng lâng sảng khoái của nhà văn khi gặp lại dòng sông. . “nối lại chiêm bao đứt quãng” – một việc gần như không thể có trong đời người, nên nối lại được giấc mơ là hi hữu, hiếm quý => diễn tả được cảm giác sung sướng, hạnh phúc của nhà văn => NT là nhà văn của chủ nghĩa xê dịch, ông nhiều lần tới SĐ, bất cứ lúc nào, nếu muốn, ông cũng có thể đến với “cố nhân” của mình; vậy mà qua so sánh, có thể thấy cảm giác khi gặp lại dòng sông lần nào cũng tươi mới, kì diệu như được nối lại một giấc mơ đẹp, như vừa được tận hưởng niềm vui chưa từng có trong đời, lần cuối cùng, lần duy nhất => tình yêu mến của NT với SĐ ~ gặp lại dòng sông “nó đằm đằm âm ấm” – tình cảm thân thương, yêu quý, gắn bó

  • SĐ thực sự đã trở thành người bạn cũ, người tri âm với bao kỉ niệm gắn bó trong quá khứ, bao thương nhớ trong hiện tại, bao hẹn hò thủy chung trong tương lai. => Với sự gợi cảm của mình, SĐ đã thực sự trở thành “cố nhân”, tình nhân, dẫu có lúc trái tính, trái nết mà vẫn có sức hấp dẫn mê hoặc lòng người.
  • Sông Đà còn có những quãng, những không gian, những cảnh sắc đầy thơ mộng: "Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi". Có những cảnh hoang vu, hoang sơ đến kì lạ: "Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử.

Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa". Cảnh sông Đà còn là "những nương ngô nhú lên những lá ngô non đầu mùa, những cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm". + những câu văn nhiều thanh bằng gợi nên một cõi êm đềm, hoang sơ, vắng lặng như chưa từng có dấu vết của con người + tính từ “lặng tờ” được lặp lại + câu văn mang nghĩa khẳng định “Hình như từ đời Trần...” khiến cho sự êm đềm, tĩnh lặng của dòng sông dày thêm – không chỉ vì cái yên ả trong không gian mà còn vì cái thăm thẳm xa xăm của thời gian. + so sánh độc đáo: bờ sông hoang dại... tuổi xưa So sánh [như bờ tiền sử, nỗi niềm cổ tích tuổi xưa] không hề làm rõ, làm hiện hình cụ thể hình ảnh của bờ sông, cũng không làm cụ thể hóa những khái niệm trừu tượng [tiền sử, nỗi niềm cổ tích], nó như càng đẩy dòng sông trôi xa vào miền mộng ảo, phiêu diêu, vào cõi hồng hoang xa xôi, trong thế giới cổ tích huyền hoặc của tuổi thơ => người đọc lại càng cảm nhận rõ hơn sự lặng tờ, hoang dại của một dòng sông trong trẻo, êm đềm + sự yên ả, êm đềm đến mức mơ hồ của SĐ khúc hạ lưu tiếp tục được nhà văn tô đậm hơn với những hình ảnh thơ mộng, những hình ảnh thuộc về thế giới trong lành, nguyên sơ, thuần khiết: “mấy lá ngô non đầu mùa...”, “cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp”; hình ảnh “con hươu thơ ngộ...”, cất tiếng hỏi nhà văn bằng ‘tiếng nói của...”; tiếng “cá dầm xanh...” khẽ khàng, dịu nhẹ; => nhiều chi tiết thuộc về ảo giác, là sự tưởng tượng phong phú của nhà văn => những chi tiết, hình ảnh này càng chứng minh rõ: đến với SĐ là NT bước lạc

chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên". => trong đoạn văn miêu tả dòng sông trữ tình, cái tôi trữ tình của nhà văn trực tiếp xuất hiện qua lời kể hào hứng: tôi đã nhìn say sưa...; trong những lời cảm thán nồng nàn: Chao ôi... => vậy là, bên cạnh một NT sắc sảo, tài hoa, uyên bác còn có một NT đam mê, dạt dào cảm xúc, khi xao xuyến nỗi nhớ nhung như một tình nhân, như một cố nhân; khi bồng bột như trẻ nhỏ trước mênh mông phóng khoáng của bờ sông Đà, bãi SĐ; khi thì lại say đắm muốn tan hòa vào thế giới êm đềm, bát ngát của dòng sông; nhất là lại luôn lai láng niềm mong ước của một thi nhân muốn đề thơ vào sông nước 3. Nhận xét chung:

  • SĐ là biểu tượng của vẻ đẹp của thiên nhiên TB, “vàng mười” của tổ quốc; Nguyễn Tuân say mê miêu tả dòng sông, vẻ đẹp của đất nước, quê hương với tất cả sự tinh tế của cảm xúc, và bằng một tình yêu thiên nhiên, đất nước thiết. Lòng ngưỡng mộ, trân trọng, nâng niu tự hào về một dòng sông, một ngọn thác, một dòng chảy đã tạo nên những trang văn đẹp hiếm có, Nguyễn Tuân xứng đáng là một cây bút tài hoa bậc nhất của nền văn học Việt Nam- đặc biệt ở thể tùy bút.
  • Hình tượng con sông Đà trong tùy bút đã thể hiện được những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân:
  • NT vốn là người nghệ sĩ của những cái phi thường, xuất chúng, đối tượng của ông phải tạo được ấn tượng mạnh đập vào giác quan của người nghệ sĩ. SĐ là một đối tượng như thế. Ngay ở lời đề từ, NT đã trích hai câu thơ của Nguyễn Quang Bích: Chúng thủy giai đông tẩu Đà giang độc bắc lưu

2 câu thơ này đã khẳng định nét độc đáo của SĐ, bản thân nó chứa đựng những nét phi thường không giống với dòng sông nào. SĐ dữ dội, bạo liệt: vách thành đá, sóng gió dữ dội, hút nước xoáy tít đáy, trùng vi thạch trận... Có thế nó mới thu hút được 1 nghệ sĩ như NT. Có thể nói, NT đến với SĐ chính là sự độc đáo đi tìm cái độc đáo.

Chủ Đề