Sổ bảo hiểm thất nghiệp là gì

Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Vai trò và các nguyên tắc của bảo hiểm thất nghiệp? Điều kiện, hồ sơ, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp? Nghỉ việc vì Covid-19 có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?

Việc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ có các chế độ như: chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ thất nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất.  Qua những chế độ như vậy chúng ta thấy kể cả khi đang làm việc hay khi nghỉ việc thì người lao động cũng có những quyền lợi liên quan đến sổ bảo hiểm. Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đến đó chính là chế độ thất nghiệp.

Đây là một trong những quyền lợi khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu đáp ứng một số điều kiện nhất định theo quy định tại Luật việc làm sẽ được hưởng các quyền lợi liên quan đến tiền bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ đào tạo, tìm kiếm việc làm trong thời gian thất nghiệp. Chính vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp bài viết sau đây sẽ phân tích chi tiết về chế độ bảo hiểm này.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
  • 2 2.  Vai trò và các nguyên tắc của bảo hiểm thất nghiệp:
  • 3 3.  Điều kiện, hồ sơ, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
  • 4 4. Nghỉ việc vì Covid-19 có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật việc làm năm 2013 bảo hiểm thất nghiệp được hiểu như sau:

“Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.”

Bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là biện pháp hay giải pháp để nhằm mục đích giúp người lao động khắc phục tình trạng thất nghiệp, trợ giúp kịp thời cho những người thất nghiệp không có công ăn việc làm trong thời gian nghỉ việc mà chưa tìm được việc làm và tạo cơ hội cho họ học nghề, tìm kiếm công việc mới.

Theo quy định pháp lý, thì chế độ bảo hiểm thất nghiệp chính là là tất cả các quy phạm pháp luật quy định việc đóng góp và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp, chi trả một khoản trợ cấp thất nghiệp để bù đắp thu nhập cho người lao động nghỉ việc, bị mất việc làm và thực hiện các biện pháp, giải pháp hỗ trợ tìm kiếm việc làm người thất nghiệp trở lại làm việc.

2.  Vai trò và các nguyên tắc của bảo hiểm thất nghiệp:

a] Vai trò 

– Thứ nhất: Đối với người lao động, thì bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thât nghiệp chính là khoản tiền trợ cấp cần thiết để giúp đỡ những người thất nghiệp có cuộc sống ổn định khi bị mất việc làm. Ngoài 1 khoản tiền được hưởng thì cơ quan chi trả bảo hiểm thất nghiệp cũng tạo cơ hội về công việc để họ có thể tiếp tục tìm kiếm các công việc khác để có thu nhập. Chính cơ quan chi trả bảo hiểm thất nghiệp đã tạo ra chỗ dựa về vật chất và tinh thần cho những người lao động khi lâm vào tình trạng mất việc làm ổn định được cuộc sống.

– Thứ hai: Đối với người sử dụng lao động thì gánh nặng kinh tế, tài chính của họ cũng sẽ được chia sẻ khi những người lao động tại doanh nghiệp đã bị mất việc làm, thất nghiệp họ không cần phải mất  một khoản chi để giải quyết chế độ cho những người lao động nghỉ việc. Đặc biệt, trong những thời kỳ khó khăn, buộc phải thu hẹp sản xuất, nhiều người lao động thất nghiệp.

Xem thêm: Luật sư tư vấn bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến miễn phí

– Thứ ba: Đối với nhà nước, ngân sách nhà nước thì sẽ giảm bớt chi phí khi nạn thất nghiệp gia tăng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, tạo sự chủ động về tài chính cho nhà nước.

b] Nguyên tắc

Bên cạnh việc tuân thủ những nguyên tắc chung của pháp luật an sinh xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cũng có những nguyên tắc đặc thù riêng. Trước hết, bảo hiểm thất nghiệp kết hợp chế độ trợ cấp tạm thời với chế độ giải quyết việc làm cho người thất nghiệp. Điều này thể hiện tính xã hội vô cùng sâu sắc phù hợp với đường lối phát triển kinh tế đi liền với hài hòa chính sách về việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, bảo hiểm thất nghiệp phải vừa bù đắp thu nhập, vừa tạo động lực tích cực cho người thất nghiệp chủ động tìm cơ hội trở lại làm việc. Và nguyên tắc cuối cùng cũng là nguyên tắc khá đặc trưng của bảo hiểm thất nghiệp đó là quỹ bảo hiểm thất nghiệp phải được hình thành theo nguyên tắc ba bên cùng có trách nhiệm.

3.  Điều kiện, hồ sơ, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp:

a.  Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm năm 2013 thì người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì cần có đủ các tiêu chuẩn như sau:

–  Người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, tuy nhiên phải trừ các trường hợp như đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật hoặc đủ điều kiện để hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

– Người lao động có quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp tại doanh nghiệp trường hợp thứ nhất là lớn hơn hoặc đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm năm 2013. Trường hợp thứ hai là người lao động tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp tại doanh nghiệp lớn hơn hoặc đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm năm 2013.

–  Trong thời gian chính xác là 03 tháng, từ thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có quyết định nghỉ việc, thì người lao động phải nộp hồ sơ để giải quyết và hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.

Xem thêm: Phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh

– Người lao động chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tuy nhiên trừ các trường hợp như: phải tham gia nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; Chết.

b. Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

–  Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu quy định.

–  Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; hoặc Quyết định thôi việc; hoặc Quyết định sa thải; hoặc Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; hoặc Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. [ bản chính hoặc bản sao có chứng thực]

– Sổ bảo hiểm xã hội.

– Chứng minh nhân dân [ bản sao]

– Quyết định tạm hoãn hợp đồng, Quyết định thỏa thuận nghỉ việc không hưởng lương. [ nếu có ]

c. Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Xem thêm: Điều kiện, cách tính mức hưởng, hồ sơ thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp theo từng tháng được bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc nhưng mức hưởng  tối đa không vượt quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không vượt quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Quy định về thời gian để giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được tính theo số thời gian tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp khi tham gia bảo hiểm bắt buộc, nếu đóng từ đủ 12 tháng trở lên đến đủ 36 tháng thì sẽ được giải quyết và được chi trả 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau thời gian đó thì cứ đóng đủ thêm được 12 tháng nữa thì sẽ  được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. ví dụ: 4 năm đóng thất nghiệp được 4 tháng; 4 năm đóng thất nghiệp được 5 tháng….

Thời gian để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được tính kể từ ngày thứ 16 khi đã nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp hợp lệ theo quy định pháp luật.

TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ.

4. Nghỉ việc vì Covid-19 có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?

Tóm tắt câu hỏi: 

Công ty tôi kinh doanh hoạt động về ngành nghề du lịch. Do tình hình dịch bênh Covid 19 nên doanh nghiệp rơi vào tình trạng không có việc làm cho nhân viên. Nên tôi nghỉ việc vào ngày 29/4/2020 việc nghỉ việc do sự thỏa thuận của doanh nghiệp và tôi. Tuy nhiên, trước khi có quyết định nghỉ việc thì tháng 3 và tháng 4 năm 2020 công ty và tôi có ký văn bản thỏa thuận nghỉ việc không hưởng lương nên không đóng bảo hiểm xã hội cho tháng 3 và tháng 4. Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp của tôi là 1 năm 6 tháng. Vậy tôi có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không? hồ sơ giấy tờ tôi cần chuẩn bị là gì? Và mức hưởng là bao nhiêu? Tôi xin cảm ơn.

Luật sư tư vấn: 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm năm 2013 thì người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì cần có các điều kiện sau:

Xem thêm: Nguyên tắc áp dụng pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật?

–  Người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đúng quy định pháp luật lao động

– Người lao động tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp trường hợp thứ nhất là lớn hơn hoặc đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm năm 2013. Trường hợp thứ hai là người lao động tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp lớn hơn hoặc đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm năm 2013.

–  Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm để hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp gồm có:

–  Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu quy định.

–  Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; hoặc Quyết định thôi việc; hoặc Quyết định sa thải; hoặc Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; hoặc Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. [ bản chính hoặc bản sao có chứng thực]

– Sổ bảo hiểm xã hội.

– Quyết định thỏa thuận nghỉ việc không hưởng lương tháng 3,4.

Xem thêm: Các nơi tiếp nhận hồ sơ và lãnh bảo hiểm thất nghiệp tại TPHCM

– Chứng minh nhân dân [ bản sao]

Như vậy, trường hợp của bạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp trên 12 tháng và nghỉ việc đúng luật nên bạn được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp nên trong thời hạn 3 tháng thì bạn cần làm 1 bộ hồ sơ  như trên để gửi trung tâm tư vấn việc làm để giải quyết bảo hiểm thất nghiệp.

Chủ Đề