Số âm 24 có bao nhiêu ước?

Video Giải Luyện tập 2 trang 42 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên [Giáo viên VietJack]

Luyện tập 2 trang 42 Toán lớp 6 Tập 1: Tìm các ước nguyên tố của: 23, 24, 26, 27.

Lời giải:

Để tìm các ước nguyên tố của một số thì ta tìm các ước của số đó trước, rồi xét xem trong các ước đó, ước nào là số nguyên tố thì số đó được gọi là ước nguyên tố của số đã cho.

+ Để tìm các ước của số 23 ta lấy 23 lần lượt chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 23. Các phép chia hết là: 23 : 1 = 23; 23 : 23 = 1.

Do đó các ước của số 23 là: 1; 23, trong hai ước này ta thấy số 23 là số nguyên tố [vì nó lớn hơn 1 và chỉ có hai ước là 1 và chính nó]

Vậy ước nguyên tố của số 23 là 23. 

[Cách giải khác: Vì 23 là số nguyên tố nên ước nguyên tố của 23 là 23.]

+ Để tìm các ước của số 24 ta lấy 24 lần lượt chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 24. Các phép chia hết là: 

24 : 1 = 24; 24 : 2 = 12; 24 : 3 = 8; 24 : 4 = 6; 24: 6 = 4; 24 : 8 = 3; 24 : 12 = 2; 24 : 24 = 1

Do đó các ước của số 24 là: 1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24, trong đó chỉ có 2 và 3 là số nguyên tố [vì nó lớn hơn 1 và chỉ có 2 ước là 1 và chính nó]

Vậy các ước nguyên tố của số 24 là: 2 và 3.

+ Để tìm các ước của số 26 ta lấy 26 lần lượt chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 26. Các phép chia hết là: 

26 : 1 = 26; 26 : 2 = 13; 26 : 13 = 2; 26 : 26 = 1

Do đó các ước của số 26 là: 1; 2; 13; 26, trong đó chỉ có số 2 và 13 là số nguyên tố [vì nó lớn hơn 1 và chỉ có 2 ước là 1 và chính nó]

Vậy các ước nguyên tố của 26 là: 2 và 13

+ Để tìm các ước của số 27 ta lấy 27 lần lượt chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 27. Các phép chia hết là: 

27 : 1 = 27; 27 : 3 = 9; 27 : 9 = 3; 27 : 27 = 1

Do đó các ước của số 27 là: 1; 3; 9; 27, trong đó chỉ có số 3 là số nguyên tố [vì nó lớn hơn 1 và chỉ có 2 ước là 1 và chính nó]

Vậy ước nguyên tố của 27 là: 3. 

Lời giải Toán 6 Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số hay, chi tiết khác:

Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Mã giảm giá Shopee mới nhất Mã code

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GIA SƯ DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Toán lớp 6 - bộ sách Cánh diều [Nhà xuất bản Đại học Sư phạm]. Bản quyền lời giải bài tập Toán lớp 6 Tập 1 & Tập 2 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Cho a, b và b . Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì ta nói a chia hết cho b. Ta còn nói a là bội của b và b là ước của a.

Ví dụ: -9 là bội của 3 vì [-9] = 3.[-3]

Chú ý:

• Nếu a = bq [b ≠ 0] thì ta còn nói a chia cho b được q và viết a:b = q.

• Số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0.

• Số 0 không phải là ước của bất kì số nguyên nào.

• Các số 1 và -1 là ước của mọi số nguyên.

• Nếu c vừa là ước của a vừa là ước của b thì c cũng được gọi là ước chung của a và b.

Ví dụ:

Các ước của 8 là: -8; -4; -2; -1; 1; 2; 4; 8.

Các bội của 3 là: 0; 3; 6; 9; -3; -6; -9;…

2. Tính chất

• Nếu a chia hết cho b và b chia hết cho c thì a cũng chia hết cho c.

Ví dụ:

• Nếu a chia hết cho b thì bội của a cũng chia hết cho b

Ví dụ:

• Nếu hai số a, b chia hết cho c thì tổng và hiệu của chúng cũng chia hết cho c.

Ví dụ:

B. Trắc nghiệm & Tự luận

I. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Cho a, b ∈ Z và b ≠ 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì:

A. a là ước của b        B. b là ước của a

C. a là bội của b        D. Cả B, C đều đúng

Lời giải

Với a, b ∈ Z và b ≠ 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì a là bội của b và b là ước của a.

Chọn đáp án D.

Câu 2: Các bội của 6 là:

A. -6; 6; 0; 23; -23        B. 132; -132; 16

C. -1; 1; 6; -6        D. 0; 6; -6; 12; -12; …

Lời giải

Bội của 6 là số 0 và những số nguyên có dạng 6k [k ∈ Z*]

Các bội của 6 là 0; 6; -6; 12; -12; …

Chọn đáp án D.

Câu 3: Tập hợp các ước của -8 là:

A. A = {1; -1; 2; -2; 4; -4; 8; -8}        B. A = {0; ±1; ±2; ±4; ±8}

C. A = {1; 2; 4; 8}        D. A = {0; 1; 2; 4; 8}

Lời giải

Ta có -8 = [-1].8 = 1.[-8] = [-2].4 = 2.[-4]

Tập hợp các ước của -8 là A = {1; -1; 2; -2; 4; -4; 8; -8}

Chọn đáp án A.

Câu 4: Có bao nhiêu ước của -24

A. 9        B. 17        C. 8        D. 16

Lời giải

Có 8 ước tự nhiên của 24 là 1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24

Vậy có 8.2 = 16 ước của -24.

Chọn đáp án D.

Câu 5: Tập hợp tất cả các bội của 7 có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 50 là:

A. {0; ±7; ±14; ±21; ±28; ±35; ±42; ±49}

B. {±7; ±14; ±21; ±28; ±35; ±42; ±49}

C. {0; 7; 14; 21;28; 35; 42; 49}

D. {0; 7; 14; 21; 28; 35; 42; 49; -7; -14; -21; -28; -35; -42; -49; -56; …}

Lời giải

Bội của 7 là số 0 và những số nguyên có dạng 7k [k ∈ Z*]

Khi đó các bội nguyên dương của 7 mà nhỏ hơn 50 là 7; 14; 21; 28; 35; 42; 49

Vậy tập hợp tất cả các bội của 7 có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 50 là: {0; ±7; ±14; ±21; ±28; ±35; ±42; ±49}

Có bao nhiêu ước của − 24?

Để tìm tất cả các ước của một số nguyên âm ta chỉ cần tìm tất cả các ước của số đối của số nguyên âm đó. Trước tiên ta tìm ước tự nhiên rồi thêm các ước đối của chúng. Vậy có 8.2=16 8.2 = 16 ước của 24 24 nên cũng có 16 16 ước của −24.

Ước của 24 là gì?

Các ước tự nhiên của 24 là: 1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24. Tổng các ước tự nhiên của số 24 là: 1 + 2 + 3 + 4 + 6 + 8 + 12 + 24 = 60.

Cách để biết một số có bao nhiêu ước?

Ước số của một số tự nhiên a là b khi a chia hết cho b. Ví dụ: 10 chia hết cho 5 thì 5 là ước số của 10. Ký hiệu tập hợp ước của a là Ư[a]. Ta có thể tìm ước số của a [a>1] bằng cách chia lần lượt các số tự nhiên từ 1 đến a để xem a chia hết cho số nào, khi đó ta kết luận đó là những ước số của a.

Ước số âm là gì?

Ước số nguyên dương và ước số nguyên âm Còn ước nguyên âm được hiểu là: Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói b là ước của a. Trong đó a

Chủ Đề