Sinh viên Úc được làm bao nhiêu giờ?

Nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn lao động, Úc đã tạm thời nới lỏng quy định về số giờ làm việc đối với người sở hữu visa sinh viên. Cho đến ngày 30/6/2023, tất cả sinh viên đang theo học cũng như sinh viên mới đến Úc đều có thể làm việc trên 40 giờ/2 tuần ở bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào và có thể làm việc trước khi kỳ học bắt đầu.

Úc không giới hạn giờ làm thêm cho sinh viên đến ngày 30/6/2023

Từ ngày 30/6/2023, số giờ làm việc đối với người sở hữu visa sinh viên sẽ được điều chỉnh trở lại để không làm ảnh hưởng tới quá trình học tập của du học sinh tại Úc.

1.Thông tin dành cho sinh viên

Sinh viên cần phải tiếp tục cân bằng giữa việc học tập trên trường và đi làm thêm, kể cả khi thời gian làm việc của họ rất linh hoạt. Mọi sinh viên phải thực hiện:

  • Duy trì việc đăng ký môn học;
  • Tham gia đủ số tiết học;
  • Đảm bảo tiến độ môn học.

Những sinh viên hủy đăng ký môn học và không đến lớp, hoặc không đảm bảo được tiến độ môn học thỏa đáng đều vi phạm điều kiện của visa.

2.Thông tin dành cho nhà tuyển dụng

Các nhà tuyển dụng phải tiếp tục tuân thủ luật lao động của Úc. Nhân viên người nước ngoài, bao gồm cả du học sinh, đều có quyền lao động giống như mọi nhân viên khác.

Bộ Nội vụ và Lực lượng Biên phòng Úc đã đưa ra quyết định:

Thực hiện quyền tự quyết định theo điều s116[1][b] của Đạo luật Di trú 1958: không hủy visa của những sinh viên làm việc hơn 40 tiếng/2 tuần.

Không điều tra người sở hữu visa sinh viên về bất kỳ hành vi vi phạm nào theo điều s235 của Đạo luật Di trú 1958; liên quan đến những sinh viên vi phạm các điều kiện trong visa về số giờ làm việc.

Không điều tra các công ty cho thuê lao động thuộc bên thứ 3 về bất kỳ hành vi vi phạm nào theo điều s245AC của Đạo luật Di trú 1958; liên quan đến việc cho phép những người sở hữu visa sinh viên làm việc không tuân thủ điều kiện của visa.

Trong thông báo hồi tuần rồi, Bộ Nội vụ Úc cho biết, do thiếu hụt lực lượng lao động nên nước này tạm thời nới lỏng quy định giới hạn giờ làm việc của du học sinh trong tất cả lĩnh vực của nền kinh tế.

Du học sinh Việt Nam trong một chuyến bay đến Úc học năm 2020

ĐH CHARLES DARWIN

Cụ thể, khi khóa học chưa diễn ra, du học sinh được phép làm việc hơn 40 giờ/2 tuần, tức không bị giới hạn thời gian như trước đây.

Tuy nhiên, trong lúc khóa học đang diễn ra thì sinh viên quốc tế chỉ được phép làm thêm tối đa 40 giờ/2 tuần [hay 20 giờ/tuần].

Bộ Nội vụ Úc khuyến cáo sinh viên vẫn phải đảm bảo tiến độ khóa học dù có sự linh hoạt về số giờ làm thêm.

"Nếu sinh viên quốc tế hủy đăng ký và ngừng tham gia các lớp học hoặc không đáp ứng tiến độ thì có thể vi phạm các điều khoản trong thị thực", Bộ Nội vụ Úc lưu ý trong thông báo.

Bên cạnh đó, nếu du học sinh đến Úc trong giai đoạn từ ngày 19.1 - 19.3 thì sẽ đủ điều kiện để được hoàn lại phí xin thị thực [hạn chót là ngày 31.12].

Ngoài ra, nếu du học sinh đang làm việc hoặc nhận được lời mời làm việc trong một lĩnh vực quan trọng và đã hoàn thành khóa học thì có thể đủ điều kiện để được cấp thị thực Covid-19 [subclass 408]. Sinh viên cần nộp đơn xin thị thực này 90 ngày trước khi thị thực sinh viên hết hạn.

Quyết định tạm thời nới lỏng quy định giới hạn giờ làm việc của du học sinh được đưa ra sau cuộc họp nội các hôm 13.1. Chính phủ Úc sẽ xem xét lại quyết định này vào tháng 4.

Kiếm việc làm thêm là một hình thức khá phổ biến đối với sinh viên quốc tế đặc biệt đối với các bạn du học sinh đi Úc thì luôn muốn tìm một công việc làm thêm để trang trải một phần học phí cũng hoặc chi phí sinh hoạt. Vậy các bạn đã nắm rõ được các quy định của chính phủ hay các quyền lợi của mình chưa, chúng ta cùng đọc qua bài viết Kinh nghiệm xin việc làm thêm tại Úc để hiểu rõ hơn nhé!

Kinh nghiệm quy định và điều kiện làm thêm tại Úc

Quy định về việc làm thêm tại Úc cho sinh viên quốc tế

Chính phủ Úc quy định rằng sinh viên quốc tế tại Úc dưới 18 tuổi thì sẽ không được đi làm thêm do bạn chưa đủ tuổi lao động, nếu bạn cố tình đi làm thì ngay cả bạn hoặc chủ thuê bạn sẽ bị phạt.

Sinh viên trên 18 tuổi sẽ được đi làm thêm tối đa 40 giờ/2 tuần. Tính theo trung bình, sinh viên được đi làm 20 giờ/tuần để đảm bảo sức khỏe và kết quả học tập cho sinh trong thời gian học tập. Ngoài ra, trong các kỳ nghỉ lễ, nghỉ hè sinh viên được phép làm full time.

| >>> Đăng ký ngay Webinar Online Chưa Từng Có TẤT TẦN TẬT về DU HỌC THỤY SĨ – HỌC BỔNG

Để được đi làm thì bạn cần đạt những tiêu chí sau

    • Khi khóa học của bạn bắt đầu bạn mới được phép đi làm thêm
    • Bạn cần đảm bảo visa của mình được phép làm việc và giá trị visa của bạn vẫn còn.

Với trường hợp vợ hoặc chồng đi cùng thì quyền làm thêm như các du học sinh khác theo quy định đã nêu ở trên, thời gian làm việc của người đi cùng phụ thuộc vào bậc học của người kia. Nếu đi học bậc đại học, người đi cùng được đi làm như du học sinh [40h/2 tuần trong thời gian học và 40h/1 tuần trong thời gian nghỉ]. Nếu đi học bậc sau đại học [thạc sỹ, tiến sỹ], người đi cùng được làm toàn thời gian [40h/tuần].

Đối với sinh viên học thạc sĩ nghiên cứu và học tiến sĩ thì thời gian làm thêm sẽ là full time. Kể cả đối với trường hợp có vợ chồng đi cùng thì người phụ thuộc cũng được làm thêm giống như người đi học.

| >>> Đọc thêm bài viết cực đầy đủ sau: Du học Úc 2022: 16+ điều quan trọng cần nắm! 

Quyền lợi của sinh viên khi đi làm thêm tại Úc

Tuy là công việc làm thêm nhưng bạn đều có những quyền lợi riêng biệt và được hưởng quyền lợi như công dân Úc. Mọi cá nhân làm việc tại Úc bao gồm cả sinh viên quốc tế đều được hưởng quyền lao động cơ bản. Những quyền lợi này nhằm đảm bảo bạn không bị bóc lột và phân biệt so với người lao động bản xứ, chẳng hạn bạn sẽ được làm việc trong một môi trường an toàn, được hưởng lương tối, ngày nghỉ phép, và bảo hiểm lao động xứng đáng với công sức bạn bỏ ra.

giấy tờ khi làm thêm tại úc workpermit bảo hiểm

Làm thêm nhưng bạn cũng cần đăng ký Mã số thuế [TFN] từ Cục Thuế Úc để đảm bảo bạn không bị thu thuế ở mức cao. Đối với những bạn ở Úc hơn 6 tháng, bạn sẽ được miễn thuế 6.000 AUD đầu tiên của lương đi làm, như những công dân Úc khác. Bạn nên có tài khoản ngân hàng để quá trình nhận lương, trả thuế, và tiền hưu trí cũng sẽ trở nên dễ dàng.

Đi làm thêm tại Úc có cần xin work-permit và bảo hiểm không?

Hầu hết sinh viên đi làm thêm không cần xin work permit tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ đi làm thêm liên quan đến health service như chăm sóc trẻ em, trong sóc người lớn tuổi hoặc là những công việc làm tại phòng khám, nha khoa thì sinh viên sẽ được yêu cầu work permit.

Bạn có cần mua bảo hiểm không?

Theo luật của chính phủ Úc bạn không cần mua bảo hiểm để đi làm thêm mà chính chủ lao động của bạn sẽ là người mua bảo hiểm bảo vệ bạn trong trường hợp bạn bị thương tích hay tai nạn nghề nghiệp tại nơi làm việc. Nếu không may có điều bất trắc xảy ra với bạn bên bảo hiểm sẽ chi trả cho việc điều trị y tế hoặc tiền lương của bạn cho đến khi bạn có thể đi làm lại.

Làm thêm tại Úc có được hưởng hưu bổng?

Bạn đã nghe thấy đi làm thêm mà được hưởng hưu trí bao giờ chưa? Nghe có vẻ là vô lí nhưng lại hoàn toàn hợp lí. Tại Úc khi bạn đi làm thêm bạn cũng sẽ được hưởng hưu trí hay chính xác hơn là hưu bổng.

Hưu bổng hay được gọi là “Superannuation” đây là chế độ hưu bổng bạn được nhận, dù là nhân viên bán thời gian thì cũng sẽ có những công ty đóng góp ít nhất 9,5% thu nhập của bạn vào quỹ hưu trí. Khi bạn về nước bạn có thể lấy lại khoản tiền này và mang theo về nếu bạn đủ điều kiện. Bạn nên cố gắng tìm các công việc part time chất lượng và đăng ký mã số thuế để được hưởng chế độ này.

| >>> Đọc thêm bài viết quan trọng sau: HỌC BỔNG DU HỌC ÚC 2022 : TỔNG HỢP ĐẦY ĐỦ NHẤT!

Các công việc làm thêm phổ biến tại Úc

Một số công việc làm thêm tại Úc phổ biến cho sinh viên bạn có thể tham khảo và tìm việc trong các lĩnh vực sau:

Bán lẻSinh viên quốc tế thường tìm tới những tiệm trà sữa, tiệm đồ ăn nhanh [Mc Donalds, KFC…], hay Starbucks xin làm phục vụ, hoặc làm trong quầy. Các vị trí sinh viên có thể đảm nhận là nhân viên bán hàng, xếp đồ, hoặc đóng gói tại bất kỳ loại cửa hàng bán lẻ, đóng gói từ quần áo đến đồ điện tử đây là hình thức khá phổ biến tại Úc. Nơi tuyển dụng bạn có thể là một cửa hàng nhỏ, một chuỗi cửa hàng tiện dụng, và cả các chuỗi siêu thị quy mô.Dịch vụMột số nơi bạn có thể thử tìm công việc liên quan đến mảng dịch vụ là rạp chiếu phim, nhà hàng, quán bar, khách sạn, và các trung tâm thể dục thể thao. Bạn cũng có thể làm ở trạm xăng, hay tổng đài chăm sóc khách hàng, khảo sát thị trường. Những công việc này có thể yêu cầu bạn phải có một số kinh nghiệm hoặc chứng nhận trước đó. Ví dụ, để làm pha chế tại Úc, bạn buộc phải trải qua một khoá đào tạo xoay quanh vấn đề trách nhiệm với rượu RSA [Responsible Service of Alcohol]. Lợi thế là khoá đào tạo này hoàn toàn có thể được hoàn thành trực tuyến để có chứng chỉ làm việc. Mảng công việc này giúp ích rất nhiều cho bạn trong kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống và kỹ năng liên quan đến chăm sóc khách hàng.Gia sưBạn có thể làm gia sư cho các bạn cần sự hỗ trợ trong thời gian bạn học trên trường. Hơn nữa bạn cũng có thể đi dạy tiếng Việt cho trẻ em tại gia đình Việt kiều đang sinh sống tại Úc. Đây có thể nói là công việc thú vị, tương đối gần gũi và đơn giản với các du học sinh Việt Nam. Bạn có thể vừa trau dồi kiến thức và vừa trau dồi khả năng tiếng của mình.Làm thời vụBạn có thể làm thêm ở chợ hoặc trở thành nông dân trong các nông trại ở Úc. Đây sẽ là trải nghiệm công việc tuyệt vời nếu bạn muốn khám phá tự nhiên và cuộc sống thanh bình tại những vùng quê của nước Úc. Công việc chủ yếu của bạn là thu hoạch nông sản, phân loại thực phẩm và bán chúng tại các khu chợ. Vào dịp nghỉ hè, bạn có thể làm full thời gian với nhiều loại nông sản có thể thu hoạch. Bạn hoàn toàn có thể kiếm được một khoản kha khá để trang trải học phí và sinh hoạt cơ bản trong năm học tiếp theo.Việc làm thêm gắn liền với ngành họcBạn cũng có thể kiếm được việc làm ngay trong khu học xá hoặc các doanh nghiệp, cơ quan địa phương. Chẳng hạn, nếu bạn là sinh viên truyền thông có thể làm việc bán thời gian tại đài truyền hình hoặc đài phát thanh địa phương, hay sinh viên ngành luật có thể xin vào bộ phận cố vấn luật pháp cho sinh viên quốc tế về các vấn đề thị thực, đăng ký thẻ cư trú. Tất nhiên là những công việc này có số lượng ít và tỉ lệ cạnh tranh cũng cao hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể xin việc tại các công ty đang ứng tuyển vị trí part time liên quan đến ngành học của bạn.

Những lợi ích khi đi làm thêm tại Úc

    • Biết cách quản lí thời gian: Bạn sẽ biết cách sắp xếp và đảm bảo thời gian cho việc học, việc làm phù hợp với thời gian của mình. Để đảm bảo công việc làm thêm không ảnh hưởng nhiều đến việc học, sinh viên quốc tế thường có nhu cầu tìm đến những cơ hội việc làm có thời gian phù hợp với lịch học, thuận tiện đi lại với hợp đồng lao động rõ ràng, hợp pháp.
    • Nâng cao các kỹ năng mềm: Làm part time giúp bạn tích lũy nên những kinh nghiệm, kỹ năng mềm khác nhau chẳng hạn như xử lý các tình huống trong công việc, giao tiếp với đồng nghiệp và khách hàng cùng những kĩ năng sống.
    • Có nhiều kinh nghiệm: Khi bạn ưu tiên chọn làm những công việc có liên quan trực tiếp đến con đường sự nghiệp bạn dự định theo đuổi, bạn sẽ có rất nhiều kinh nghiệm học hỏi, tiếp xúc và làm quen dần với những việc bạn có thể làm trong tương lai. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho năng lực của bạn và làm cho CV của bạn cũng trở nên hấp dẫn hơn.

Phân biệt giữa part-time job và casual job [công viêc thời vụ]

Part time jobCasual joblà các công việc làm bán thời gian làm theo giờ hoặc theo ca, thời gian làm việc một ngày ít hơn thời gian làm full time và được duy trì qua nhiều tháng, và cũng được được kí hợp đồng, được hưởng chế độ đãi ngộ và hưởng hưu bổng. Công việc bán thời gian sẽ làm ổn định hơn công việc thời vụ với mức lương khoảng từ 14 -16 AUD/giờ.Công việc thời vụ phổ biến nhất của các du học sinh Việt Nam là chạy bàn, phụ bếp cho các nhà hàng châu Á hoặc làm thời vụ tại các nông trại. Tuy nhiên, những nơi này tuyển nhân viên theo dạng làm chui, trả bằng tiền mặt và thường không trả đúng mức lương tối thiểu mà nhà nước quy định. Khi làm những công việc thời vụ bạn cũng không được hưởng quyền lợi bảo hiểm lao động hay lương hưu mà chỉ được trả theo giờ. Đây là dạng công việc điển hình của hình thức làm thêm có tên gọi casual-job

| >>> Đọc thêm bài viết: Đại học Sydney: ngành, học bổng, điều kiện [Updated 🛑]

Mức lương tối thiểu

Mức lương khi làm thêm tại Úc của bạn sẽ được chi trả theo từng công việc bạn làm và theo từng vùng bạn sinh sống và học tâp. Các công việc làm thêm hợp pháp sẽ được trả lương tối thiểu đúng quy định [khoảng 17,93 AUD/ giờ].

mức lương trung bình và tối thiểu khi làm thêm tại úc

Có những công việc như bồi bàn tại Sydney hoặc Melbourne có mức lương thấp hơn mức lương trung bình khoảng 14 – 16 AUD/giờ. Nếu bạn sử dụng thành thạo tiếng Anh, bạn có thể thử xin việc khảo sát thị trường qua điện thoại hay khảo sát ngoài trời và bạn làm những công việc liên quan đến chăm sóc sức khỏe mức lương của bạn sẽ rơi vào khoảng 20 – 22 AUD/giờ. Những công việc lương cao thì cũng đòi hỏi tiêu chí tuyển chọn cao.

Bạn có thể xin việc ở đâu

    • Bạn có thể đến thẳng cửa hàng bán lẻ, siêu thị, hay các nhà hàng hoặc khách sạn… và hỏi quản lý cửa hàng liệu có vị trí nào còn trống mà bạn có thể ứng tuyển và đảm nhận. Trong trường hợp đã không còn vị trí nào bạn có thể để lại sơ yếu lý lịch để họ cân nhắc trong lần tuyển tiếp theo.
    • Tìm kiếm trong phần “career” trên trang web của các công ty vị trí còn trống. Rất nhiều du học sinh đã nhận được thông tin về các công việc ngắn hạn khi đăng sơ yếu lý lịch và trực tiếp ứng tuyển vào các công ty theo cách này.
    • Tìm đọc các bảng tin thông báo việc làm trong khuôn viên trường và trực tuyến. Trường đại học của bạn cũng sẽ có trung tâm hướng nghiệp, nơi giúp bạn kết nối với nhà tuyển dụng.
    • Và cuối cùng cũng là công cụ thông dụng nhất và dễ dàng sử dụng nhất đó là công cụ tìm việc trực tuyến qua các kênh tìm việc phổ biến của Úc, chẳng hạn: Seek, MyCareer, CareerOne, ApplyDirect, và Jora.

Tư vấn du học Úc

Du học tại Úc với HISA bạn sẽ được:

    • Tư vấn và cung cấp thông tin, tài liệu Du học Úc 2022
    • Tư vấn chọn ngành học phù hợp với năng lực và nguyện vọng
    • Săn học bổng bán phần, toàn phần
    • Hướng dẫn, hỗ trợ chứng minh tài chính du học.
    • Luyện phỏng vấn trước khi xin VISA
    • Hướng dẫn phong tục tập quán địa phương.
    • Giúp đỡ tìm việc làm thêm cho học sinh, sinh viên.
    • Làm thủ tục miễn phí với những học sinh đi theo nguồn ngân sách nhà nước và các tổ chức.
    • Là cầu nối giữa học sinh và phụ huynh trong suốt quá trình học.
    • Hướng dẫn hồ sơ thăm thân, du lịch và định cư.
    • Trợ giúp học sinh trong quá trình sinh viên học tại nước ngoài.

————————

Công ty TNHH Hợp tác Du học Quốc tế Hà Nội [HISA Co]

Hotline: +84 98 310 4430

Fanpage: facebook.com/DuHocHISA

Skype: hisa_education

Trụ sở chính: C20204, Tầng 2, toà C2 D’Capitale, Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: [+84] 243 640 1996 or  [+84] 243 640 1997

Email: duhoc@hisa.vn

CN Hồ Chí Minh: Tầng 2, Tòa nhà Đức Nhân, 328 – 330 Phan Xích Long. Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.

Sinh viên du học Úc được làm thêm bao nhiêu giờ?

Từ 1/7, sinh viên quốc tế tại Australia chỉ được làm thêm tối đa 24 giờ mỗi tuần, thay vì không bị giới hạn như trước.

Sinh viên Úc được làm bao nhiêu tiếng?

Theo quy định của Chính phủ Úc về làm thêm, du học sinh chỉ được làm việc với tổng thời gian tối đa 40 giờ trong 2 tuần. Tức bạn có thể làm việc 21 giờ trong tuần này và làm 19 giờ trong tuần sau. Ngoài ra, vào kỳ nghỉ, sinh viên nước ngoài được cho phép làm việc đến 40 giờ/ 1 tuần.

Du học sinh Úc được làm bao nhiêu tiếng 1 tuần?

Với những bạn sinh viên du học Úc từ những quốc gia khác đang trong quá trình đi học, bạn được phép làm thêm không quá 40 giờ/ 2 tuần trong học kì, và toàn thời gian trong những kì nghỉ. Để bắt đầu đi làm, bạn cần có giấy phép làm việc [working permit] được cấp bởi Cơ quan Di trú [DMIA].

Lương ở Úc bao nhiêu?

Mức lương trung bình ở Úc là 89,122 $ AUS/ năm [dựa vào quý 2 của năm 2020 ] Nếu tính cả thời gian làm thêm ngoài giờ và tiền thưởng, thu nhập trung bình ở Úc là 92,244 $ AUS/ năm. Mức lương trung bình toàn thời gian của nam [ tính cả thời gian làm thêm ngoài giờ] ở Úc là 81,036 $ AUS/ năm.

Chủ Đề