Sau sinh bao lâu thì được về nhà ngoại

Nếu mình vừa sinh con mà đã về nhà đẻ thì sẽ để lại rớt xấu cho em trai. Nói chung, sau này, em trai của mình sẽ làm ăn khó khăn và cuộc sống sẽ không hạnh phúc.

[links[]]

Hôm nay đọc những tâm sự đầy chân thành của mẹ Mèo lười về 4 lý do các mẹ nên ở cữ nhà chồng dù có “sính ngoại” mà mình thấy đúng quá. Tuy nhiên, có một điều mà mình chưa thấy mẹ Mèo lười đề cập. Đó chính là sinh con xong, các mẹ nên kiêng về nhà bố mẹ đẻ để tốt cho chính gia đình bên ngoại mình nhé.

Tất nhiên, mình sẽ không đề cập đến lý do nên ở cữ nhà chồng như Mèo lười đã nói. Mình chỉ bổ sung thêm những gì mình biết về phong tục tập quán ở quê mình và cách nghĩ của bố mẹ chồng mình thôi.  

Chẳng là lúc mình sinh con xong. Cũng như bao bà đẻ khác, sinh con xong từ bệnh viện, mình cũng muốn về nhà mẹ đẻ ngay để mẹ còn tiện chăm sóc. Nhưng mình đành nén lại không về bởi vì mình cũng từng nghe một số người đồn thổi rằng, và đó cũng là phong tục và cách nghĩ của những người ở quê mình. Đó là nếu mình vừa sinh con mà đã về nhà đẻ thì sẽ để lại rớt xấu cho em trai. Nói chung, sau này, em trai của mình sẽ làm ăn khó khăn và cuộc sống sẽ không hạnh phúc.

Vì bố mẹ mình chỉ sinh ra 2 chị em mình và thằng em trai mình cũng lớn, đang học đại học. Nó cũng rất mong chị cho cháu về nhà ở cữ. Song vì sợ ảnh hưởng đến sau này nó khó làm ăn nên mình đành phải về nhà nội ở cữ cho dù không buồn về bên nhà chồng tí tẹo nào.

Mấy lần vì buồn quá, mình muốn chồng đưa mình về nhà ngoại. Song lần nào chồng mình cũng bảo, phải cố gắng ở cữ đến khi con tròn 3 tháng hoặc ít nhất cũng phải được đầy tháng xong thì mới đi đâu thì đi.

Những tháng ở cữ nhà chồng, nhất là tháng đầu tiên, mình buồn tủi và chạnh lòng đến phát điên lên. Mấy lần vì buồn quá, mình muốn chồng đưa mình về nhà ngoại. Song lần nào chồng mình cũng bảo, phải cố gắng ở cữ đến khi con tròn 3 tháng hoặc ít nhất cũng phải được đầy tháng xong thì mới đi đâu thì đi.

Mẹ chồng mình cũng bảo, sinh con xong phải kiêng về nhà ngoại mà phải về nhà mình ngay [nhà mình sau khi lấy chồng là nhà bên chồng rồi]. Thứ nhất là để ông bà nội và chồng mừng. Ông bà còn báo cáo với tổ tiên, hàng xóm... Thứ hai cũng là để "có kiêng có lành" cho bố mẹ và các anh chị em nhà ngoại.

Cá nhân mình cũng nghĩ, con gái đi lấy chồng phụ thuộc vào phúc phận nhà chồng. Khi sinh con thì nên về nhà chồng trước, sau đó cho con về nhà bà ngoại lúc nào thì về. Mẹ nào muốn ở cữ nhà ngoại xem ra hơi quá ích kỷ với nhà chồng mình rồi.

Như mình ban đầu dù khó chịu khi ở cữ nhà chồng. Nhưng cuối cùng, mình lại thấy rất thoải mái và biết ơn mẹ chồng nhiều lắm. Chính mẹ chồng mình là người chăm sóc vết thương vùng kín cho mình. Ngày 2-3 lần bà bôi thuốc vào chỗ đó cho mình, giặt đồ con cho mình, nấu nước lá rửa cho mình.

Chính vì những tháng ở cữ gần mẹ chồng, được mẹ chồng quan tâm chăm sóc và chia sẻ, hai mẹ con mình đã gần gũi và yêu quý nhau hơn đấy. Mình đã cảm phục bà rất nhiều.

Đàn bà sinh nở trăm đường khổ. Đau đớn, tủi nhục ai biết đấy là đâu. Cùng kiếp phụ nữ, cũng đã từng sinh nở mà cớ sao các bà mẹ chồng không đồng cảm, không thấu hiểu được cho con dâu. Có ai đẻ xong mà không mong nhanh nhanh chóng chóng qua tháng đầu tiên để được về nhà đẻ. Cũng chẳng phải tự nhiên mà như thế.

Một lần đẻ là một lần đi qua cửa tử. Sinh xong bao đau đớn, lại tất bật từ sáng sớm đến nửa đêm quần quật tã, sữa đến độ một giấc ngủ dài mấy tiếng cũng trở nên xa xỉ. Nỗi vất vả chăm con mọn dường như đã hút cạn sinh lực của chúng tôi. Ở nhà chồng ai nào dám kêu, ai nào dám nửa đêm con khóc nhờ mẹ chồng bế đỡ một lúc để tranh thủ chợp mắt cho hồi sức.

Bữa cơm ở cữ nhà nào tử tế thì cũng đầy đặn, không thì trường kỳ thịt nạc rau ngót. Có ai ăn cả tháng cơm cữ 10 bữa như nhau cả 10 mà không phát ngán. Nhưng nào có dám than nửa câu, có mà ăn là tốt rồi. Chưa kể bao nhiêu người, mang tiếng ở cữ nhưng quần áo, tã lót, nhà cửa vẫn cứ phải làm tất.

Trăm thứ việc đổ lên đầu. Thôi thì nhà chồng vẫn mãi chỉ là nhà chồng, mẹ chồng chẳng bao giờ là mẹ đẻ. Khác máu thì tanh lòng, dẫu có tốt đến đâu cũng vẫn không thể là ruột thịt. Cho dù có đau đớn, có tủi hơn, có mệt đến tưởng như ngất ngay được cũng không thể nhõng nhẽo than thở, hay khóc lóc mà kêu “Mẹ đỡ con tý đi, con mệt quá rồi.”

Chỉ có về nhà ngoại chúng tôi mới thực sự được sống với bản ngã của mình. Muốn ăn gì có thể đòi hỏi, mệt mỏi quá có thể nhờ bà ngoại đỡ đần. Lắm lúc tủi thân cũng có người tâm sự. Tôi từng đọc đâu đó rằng “Về nhà ngoại – Liều thuốc lợi sữa và chống trầm cảm sau sinh”. Quả thực đúng là như thế. Nếu không về ngoại, không có mấy tuần được nghỉ ngơi, giải tỏa ấy dễ có đến hơn nửa bà đẻ rơi vào cảnh trầm cảm, phẫn uất.

Từ bao đời nay, như một luật bất thành văn, hễ qua tháng đầu ở cữ thì bà đẻ sẽ được về dưỡng sức bên nhà ngoại, ít thì 1 tuần, nhiều thì cả tháng. Chẳng ai quy định nhưng thiết nghĩ đó là quyền lợi chính đáng của phụ nữ chúng tôi.

9 tháng mang thai cực nhọc rồi bao đau đớn, vất vả vượt qua cửa tử để ôm được đứa con về. Suy cho cùng, phụ nữ cũng mãi chỉ là loài sinh vật yếu đuối. Trải qua ngần ấy khổ ải, chúng tôi cũng cần phải được nghỉ ngơi, được lấy lại sức để rồi sau đó lại tiếp tục nghĩa vụ là vợ, làm dâu.

Video: Vì sao ngày càng nhiều phụ nữ thành phố lười sinh con 

Con tôi đẻ ra không chỉ có ông bà nội, con tôi cũng có ông bà ngoại. Dù nội hay ngoại cũng đều là tiếng ông, bà thiêng liêng. Hà cớ gì ông bà nội tự cho mình cái quyền “độc chiếm” cháu để rồi cấm chúng tôi đưa con về nhà ngoại. Nếu không có nhà ngoại, thì lấy đâu ra đứa con dâu về đẻ cháu cho ông bà nội? Thử hỏi, nếu con gái của ông bà sinh xong không được về nhà, ông bà có cảm thấy tủi hờn, nhung nhớ không? Nếu có thì hà cớ gì ngăn cấm con dâu.

Các mẹ ạ, quyền lợi của chúng ta thì cứ đấu tranh mà giành lấy. Đừng vì sợ sệt hay ngại ngần mà tự vứt bỏ quyền được về ngoại, để rồi ôm lấy bao uất ức, tủi hờn, không khéo rồi trầm cảm thật thì khổ mình, khổ con.

[Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả]

Minh Yến

LÀM MẸSức khỏe - Sữa mẹ sau khi sinh

Các mẹ cho em hỏi với!E muốn sinh xong ở bệnh viện xin về ngay nhà ngoại, nhưng e có nghe là như vậy người ta kiêng vì không tốt cho nhà ngoại mà phải về nhà chồng một thời gian rồi mới về nhà ngoại.Các mẹ giúp em với ạ!E cảm ơn nhiều!

Em vừa đọc bài "Đàn bà sau khi sanh chọn ở cữ nhà chồng là quá... liều!", một mẹ viết rằng, đàn bà ở cữ về nhà ngoại là khôn ngoan. Ở một góc độ nào, em đồng ý với mẹ ấy như thế. Nhưng phần nhiều em không đồng tình với điều này các chị em à.

Cá nhân em cho rằng, khi ở cử, các mẹ chẳng cần phải ở nhà chồng hay chăm chăm về nhà ngoại cả. Bởi nếu có suy nghĩ ở cữ để nhờ vả bà nội, bà ngoại chăm sóc con mình, chăm sóc mình nữa thì suy nghĩ quá ngắn và quá tệ rồi.

Thực tế em thấy nhiều chị em kêu ca ở cữ nhà chồng chán, stress vì không được mẹ chồng chăm sóc như ý hay ngại nhờ vả mẹ chồng. Bên cạnh đó, có những người mẹ trẻ khác khoe khoang họ ở cữ nhà ngoại sướng như tiên vì không phải đụng tay làm việc gì. Nào thì bà ngoại ngày nào cũng chuẩn bị thịt bò kho, cháo chân giò, bồ câu hầm... tẩm bổ cho con gái. Thậm chí, ngày nào bà ngoại cũng luộc nguyên một con gà để họ ăn và cháu có sữa ti đêm.

Ở cữ nhà mình, vợ chồng chăm nhau là tốt nhất. Ảnh minh họa

Thành thực mà nói, tháng đầu sau sinh, cơ thể yếu ớt mà ở nhà chồng thì đương nhiên không thoải mái rồi. Vì mẹ chồng không thể hiểu con dâu và chu đáo như mẹ đẻ được. Hơn nữa có những lúc muốn nhờ vả mẹ chồng cũng ngần ngại, mà nếu tự làm thì sinh mệt mỏi.

Nhưng về nhà mẹ đẻ ở cữ để được mẹ đẻ chăm sóc chu đáo, để được chỉ ăn và nằm thì cũng không nên. 

Thứ nhất, ở cữ nhà ngoại là các chị em đang để câu nói “Cháu bà nội, tội bà ngoại” thêm rõ rệt. Đúng là mẹ đẻ sinh ra mình nên bà thường xót con xót cháu và mới thương mình vô điều kiện. Chứ mẹ chồng đâu có sinh ra mình đâu mà bà thương hay phải chăm phải lo hết lòng. Nhưng về ở cữ nhà ngoại như vậy, các chị em đang làm khổ và vất vả chính mẹ đẻ của mình. Trong khi các chị em đã giúp gì được cho họ chưa mà lại có quyền làm bố mẹ vất vả?

Ở cữ nhà mình, bố có cơ hội chăm con. Ảnh minh họa

Nếu về nhà ngoại ở cữ, bà ngoại chắc chắn sẽ vừa lo cơm nước, tắm giặt, ngủ nghỉ cho 2 mẹ con bạn từ A-Z rồi. Hầu như sau khi chăm con gái ở cữ 2-3 tháng, bà ngoại nào cũng gầy đi trông thấy. Rồi đêm hôm trong khi bạn đang ngủ thì bà vẫn ngồi vò võ bế cháu, cho cháu ăn giúp bạn.

Thử hỏi đã có chị em nào nghĩ tới cảnh tượng đó chưa mà thương bà ngoại của cháu. Trong khi bà nội chỉ gọi điện hỏi thăm hay đến thăm chốc lát cho có lệ? Như vậy có công bằng cho bà ngoại không? Thật chả đúng, cháu bà nội, tội bà ngoại phải không ạ?

Thứ hai, về nhà ngoại ở cữ các chị em có thể đang tạo một mâu thuẫn mới giữa mẹ chồng, nàng dâu, giữa thông gia với thông gia. Bởi nhiều gia đình chồng dù không chăm sóc con cái được tốt nhất nhưng vẫn không hề muốn cho con dâu về nhà ngoại ở cữ vì sợ “mất mặt”. Theo đó, nhiều con dâu dù chồng và bố mẹ chồng không đồng ý vẫn đùng đùng về nhà ngoại ở cữ. 

Bố chăm con sẽ rất thương con. Ảnh minh họa

Điều này gây nên mâu thuẫn gia đình. Chẳng những nhà chồng có cái nhìn không thiện cảm về con dâu mà còn có cái nhìn không tốt đẹp với thông gia. Họ ghét thông gia từ đây, ghét con dâu từ đây vì cho rằng thông gia quá nuông chiều con gái, coi khinh nhà chồng không chăm sóc được con gái họ. Như vậy, chỉ khổ và tội cho bà ngoại vì chăm con chăm cháu ở cữ, đã chẳng được câu cảm ơn ghi nhận còn bị nói, bị chửi sau lưng chẳng ra gì. 

Thứ 3, ở cữ nhà ngoại là chính chị em đang làm hư chồng mình. Vợ chồng cần nhất lúc này bên nhau, san sẻ và chia sẻ mọi việc với nhau nhưng vì đã có bà nội hay bà ngoại chăm sóc quá tận tình, chu đáo nên vai trò và nhiệm vụ của chồng bị mờ nhạt.

Tình yêu thương và sự chia sẻ của chồng với vợ cũng vơi đi rõ rệt trong thời gian này. Tình cảm vợ chồng ngày một nhạt nhòa hơn khi ở cữ, chồng không được nằm cùng phòng ngủ cùng vợ mà phải nhường cho bà chỗ nằm. Đây là điều nguy hiểm và đáng sợ nhất. 

Chính vì 3 lý do “to đùng” trên đây mà chị em đừng chăm chăm về nhà ngoại ở cữ cũng như đừng dại dột về ở cữ nhà chồng. Tại sao chị em không tự mình chăm sóc mình lúc ở cữ. Và hai vợ chồng cùng san sẻ, trải nghiệm hành trình làm bố mẹ dù vất vả thời gian này.

Em cứ nghĩ đơn giản thế này, bố mẹ dù là ông bà nội hay ngoại đều đã sinh ra những đứa con. Và họ cũng đã hết lòng chăm sóc con của họ lớn lên và trưởng thành rồi. Bao năm qua họ đã quá vất vả và làm tròn nghĩa vụ của mình với con cái. Vậy là họ đã hết nhiệm vụ. Thế nên bạn đừng bắt họ phải có trách nhiệm chăm con, chăm cháu cho bạn nữa. Con bạn sinh ra, bạn phải có trách nhiệm tự chăm sóc con bạn tốt nhất.

Nếu cảm thấy chưa thể chăm sóc con tốt nhất thì đừng vội sinh con. Trong quá trình chăm con sơ sinh, dù có nhiều khó khăn, bỡ ngỡ, bạn hoàn toàn có thể nhờ những người thân hỗ trợ hoặc thăm khám bác sĩ để được tư vấn.

Ngoài ra, khi tự vợ chồng chăm sóc nhau lúc ở cữ, bạn sẽ được thấy chồng trưởng thành hơn, yêu thương vợ con hơn. Chồng bạn sẽ phải cùng bạn làm mọi việc trong nhà như lau nhà, dọn dẹp nhà bếp, chăm con ngủ, thay tã, cho con ăn. Ban đầu các việc này chồng bạn chẳng quen làm nhưng rồi cứ làm nhiều, anh sẽ làm thoăn thoắt và thuần thục.

Bên cạnh đó, em cũng là phụ nữ nên rất hiểu nỗi khổ, sự vất vả của phụ nữ sau sinh. Các mẹ nào được chồng thương, tự tay chăm lo vợ sau sinh mà không cần đến bà nội hay nhà ngoại… thì quá đáng khâm phục và sống rất thoải mái vì không phải phụ thuộc ai. Như vậy, bạn cũng độc lập, tự do và càng nhiều hạnh phúc nữa.

Vợ rất cần chồng chia sẻ mọi việc. Ảnh minh họa

Cuối cùng, em xin mạnh dạn đưa ra lời khuyên cho các chị em ở cữ là chẳng cần nhờ vả ông bà nội cũng như ông bà ngoại chăm cháu lúc ở cữ. Ngược lại nên tự lực cánh sinh, vợ chồng cùng chăm nhau. Ông bà nội ngoại chỉ qua thăm cháu, hôn hít các kiểu, trò chuyện với con dâu, mua cho quả trứng gà, tô cháo nóng… là đã tình cảm và hạnh phúc lắm rồi.

Cứ nhờ vả, phụ thuộc nhiều quá thành ra nhiều chuyện chẳng vui, gây mâu thuẫn. Ở cữ nhà mình, cứ vợ chồng chăm nhau là thoải mái nhất. Hoặc nếu dư dả hơn thì vợ chồng thuê giúp việc theo giờ. Không biết nhiều bà mẹ trẻ có nghĩ như em không?

Minh Hà

Video liên quan

Chủ Đề