Rau thì là còn gọi là gì năm 2024

Thìa là được biết đến là một cây gia vị đồng thời cũng là một cây thuốc quý. Cây thảo sống hằng năm có thân nhẵn cao 60-80cm hay hơn, khía rãnh dọc; có rễ trụ. Lá có bẹ rất phát triển, phiến xẻ 3 lần lông chim, có các phiến nhỏ hình sợi; các lá ở ngọn tiêu giảm, không có cuống. Cụm hoa ở ngọn, trên thân và trên các cành, thành tán kép gồm 5-15 tán nhỏ; các tán này mang 20-40 hoa màu vàng. Quả bế kép nằm trên một cuống quả rẽ đôi; quả hình trứng có 10 cạnh mà 4 cái ở mép nở dãn thành cánh dẹp.

Bộ phận dùng:

Quả - Fructus Anethi Graveolentis.

Nơi sống và thu hái:

Thìa là mọc hoang dại ở miền Nam châu Âu, một số nước Bắc Phi. Ở nước ta có trồng thì là ở nhiều nơi nhưng chủ yếu dùng làm gia vị.

Thành phần hóa học:

Trong lá và quả đều có tinh dầu mà thành phần chủ yếu là limonen, carvon [60%].

Vị thuốc thì là

[Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng]

Tính vị:

Thì là có tính nóng, giúp quân bình và điều hoà khí âm dương, điều hoà thể trọng, giảm đau, giúp tiêu hóa và giúp sản phụ có nhiều sữa

Công dụng:

Lá Thìa là là rau gia vị quen thuộc, vừa tô điểm vừa làm nổi vị món canh cá giấm, canh lươn, ốc; làm thơm ngon, lại át được mùi tanh.

Quả được dùng để chữa chứng khó tiêu, nấc, nuối hơi, nôn mửa, đầy trướng, đau bụng, Đau răng, chữa viêm thận, viêm bàng quang, xơ vữa động mạch, Huyết áp cao, xơ cứng mạch não dẫn tới Nhức đầu;

Tinh dầu của lá và quả có tính kích thích ăn ngon miệng và tiêu hoá.

Quả Thìa là có tính chất tương tự Hồi và Tiểu hồi, nên thường dùng làm thuốc mạnh tỳ vị, làm dễ tiêu hoá, chống co thắt, thông kinh, gây tiết sữa và lợi tiểu.

Liều dùng

Người ta dùng thuốc hãm 1-2 thìa cà phê hạt Thìa là trong một lít nước sôi hoặc dùng nước cất hạt 50-100ml trong ngày.

Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc thì là

Khó tiêu, chướng bụng, nôn mửa, nấc:

Dùng 10g hạt sắc uống.

Chữa huyết áo cao, xơ vữa động mạch dẫn tới nhức đầu khó ngủ:

Hạt thìa là 5g giã nhỏ; sắc uống ngày 2 lần; uống liên tục nhiều ngày làm giảm cholesterol trong máu.

Viêm thận, sỏi bàng quang, sỏi thận:

Giã hạt thìa là 5g hãm như trà; uống 5-6 lần trong ngày.

Chữa Ít sữa:

Hạt thìa là 10g sắc uống hàng ngày.

Chữa bệnh đường hô hấp: trong trường hợp cảm lạnh, cúm, hoặc viêm cuống phổi.

Dùng khoảng 60g hạt chế trong nước sôi, lọc lấy nước hòa với mật ong, chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa rối loạn kinh nguyệt:

Thì là có tác dụng kích thích và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Nó làm giảm đau trong các trường hợp đau bụng kinh ở các thiếu nữ và trong các trường hợp bế kinh gây ra bởi thiếu máu, cảm lạnh hoặc do có thai, dùng 60g dịch chiết lá thì là trộn chung với 1 muỗng nước ép rau mùi tây, chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa hơi thở hôi:

Nhai hạt thì là mỗi ngày sẽ cải thiện được hơi thở, giúp hơi thở thơm tho hơn.

Tham khảo

Cách sử dụng rau thì là

– Thì là có vị hơi mằn mặn, hơi ngọt và mùi thơm dễ chịu. Vì thế, loại rau gia vị này rất phù hợp với các món cá, đậu, phô mai và nước sốt cà chua nhưng chúng sẽ không giữ lại mùi vị lâu.

– Không nên để thì là trong tủ lạnh bởi lá thì là dễ bị nát. Khác với các loại rau thơm khác, thì là có mùi nhẹ, nên có thể sử dụng nhiều để chế biến.

– Hạt cây thì là có công dụng mang lại hơi thở thơm mát. Bạn có thể nhai hạt hoặc ngâm hạt lấy nước uống.

Một số tác dụng khác của thìa là

Ngăn ngừa loãng xương

Là một trong những nguồn thực vật tốt nhất của canxi, lá thì là không chỉ ngăn ngừa loãng xương mà còn tăng cường sức khỏe cho xương. Sử dụng thì là thường xuyên như một phần của chế độ ăn uống sẽ giúp ngăn chặn chứng loãng xương gây ra do sự thiếu hụt canxi.

Chữa rối loạn tiêu hóa

Ăn lá thì là nấu chín mỗi ngày giúp tiêu hóa tốt và chống táo bón. Với trẻ em, 1 – 2 muỗng nước sắc lá thì là trộn vào thức ăn sẽ phòng được chứng rối loạn tiêu hóa và giúp trẻ ngủ ngon giấc. Tinh dầu thì là được dùng trong trường hợp đầy bụng, nấc cụt, ợ chua thừa axit trong dạ dày và chứng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa.

Chữa rối loạn kinh nguyệt

Thì là có tác dụng kích thích và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, làm giảm đau trong các trường hợp đau bụng kinh ở các thiếu nữ và trong các trường hợp bế kinh gây ra bởi thiếu máu, cảm lạnh. Cách dùng 60g dịch chiết lá thì là trộn chung với 15ml nước ép rau cần tây, chia 3 lần uống trong ngày. xem thêm đồ bơi cho người mập tphcm

Giảm lượng đường trong máu Lá thì là có chứa tinh dầu Eugenol, được dùng trong điều trị các bệnh khác nhau. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng thì là giảm lượng đường trong máu và kháng insulin ở những người bị bệnh tiểu đường, theo báo Người Đưa Tin

Ngăn ngừa nhiễm trùng

Polyacetylenes có trong lá thì là, được biết đến với tác dụng chống vi khuẩn và chống viêm. Trong thời cổ đại, hạt thì là đã được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương. Monoterpene và flavonoid có trong lá ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn và bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, do đó ngăn ngừa nhiều biến chứng sức khỏe.

Giảm cân

Hạt thì là là thực phẩm lý tưởng trong việc giảm cân. Nó rất hữu ích cho những người đang tìm kiếm giải pháp giải độc cơ thể và giảm béo. Đây được xem là phương thuốc lợi tiểu tự nhiên, giúp cơ thể thải bỏ lượng nước dư thừa, có lợi cho quá trình giảm cân. Tuy nhiên khi sử dụng nó phải được các bác sĩ hướng dẫn cụ thể.

Chữa chứng mất ngủ

Sự hiện diện của chất flavonoid và vitamin B-phức tạp trong lá thì là biến nó trở thành phương thuốc tự nhiên hoàn hảo cho người bị mất ngủ. Loại rau lá xanh này có thể làm dịu não và cơ thể bằng cách kích hoạt sự tiết kích thích tố khác nhau và enzyme chịu trách nhiệm cho một đêm ngon giấc.

Tăng tiết sữa cho sản phụ

Để tăng tiết sữa cho sản phụ, bạn có thể nấu canh thìa là hoặc hãm hạt thìa là với nước sôi để cho sản phụ uống, như thế sẽ lượng sữa của sản phụ sẽ được tăng lên.

Có lợi cho người cai nghiện

Là một tác nhân giải độc tuyệt vời, hạt thì là rất hữu ích cho quá trình cai nghiện. Với nguồn chất xơ dồi dào, nó đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Thì là chứa nhiều vitamin B, magie, canxi và kali, nếu đang tìm kiếm các khoáng chất thiết yếu cho chế độ ăn uống, bạn có thể đưa thì là vào trong bữa ăn. Dù với cách dùng thế nào, pha uống như trà, cây thuốc hay bất cứ cách nào, bạn vẫn có được lợi ích từ những thuộc tính của nó.

Chủ Đề