Quảng bá cho sự kiện tiếng anh là gì năm 2024

Tổ chức sự kiện tiếng anh là gì?

Quảng bá cho sự kiện tiếng anh là gì năm 2024

Tổ chức sự kiện dịch sang tiếng anh có nghĩa là: event management hoặc event organization. Event manager: người tổ chức sự kiện (quản lý sự kiện) Hoặc có thể sử dụng: Plan an event: Lên kế hoạch tổ chức sự kiện Event planner: Người lên kế hoạch tổ chức sự kiện Event company: công ty sự kiện Hoặc Event organization company cũng có nghĩa là công ty tổ chức sự kiện Event management: quản lý sự kiện Event management company: công ty tổ chức sự kiện Event organizer: nhân viên tổ chức sự kiện Event executive: điều hành sự kiện Một số thuật ngữ chuyên ngành về tổ chức sự kiện thường sử dụng ở Việt Nam: Event coordinator: Điều phối viên tổ chức sự kiện Agency: Các công ty cung cấp về dịch vụ truyền thông Supplier: Nhà cung cấp Celebrity hoặc Celeb (Việt Nam thường gọi tắt là Celeb): Người nổi tiếng, khách mời nổi tiếng Backstage: Hậu trường, phía sau sân khấu Master Plan: Kế hoạch sự kiện tổng thể Event Agenda: Kịch bản chương trình Proposal: Nội dung, kế hoạch tổng thể về chương trình. Rehearsal: Tổng duyệt, chạy thử chương trình. Stage platform: Sàn sân khấu Deadline: Thời hạn hoàn thành sự kiện Exhibition: Triển lãm Master of the Ceremonies: Người dẫn chương trình Feedback: Thông tin phản hồi của khách hàng Gala dinner: Tiệc liên hoan, ăn uống vào buổi tối Guest: Khách tham dự sự kiện In house hoặc in door event: Sự kiện trong nhà Out house hoặc outdoor event: Sự kiện ngoài trời Event flow: kịch bản chương trình Wings: Cánh gà sân khấu Schedule: Tiến độ Spot Light: Ánh sáng được sử dụng để chiếu sáng 1 người biểu diễn Audio Visual aids: Phụ kiện nghe nhìn, phim, máy chiếu AV system (Audio Visual System): Hệ thống âm thanh, ánh sáng Delegate: Đại biểu, khách VIP Stage Hand: Người làm việc ở hậu trường. VD: Setup đạo cụ biểu diễn, cảnh sân khấu. Event venue: Địa điểm tổ chức sự kiện VAT: Thuế giá trị gia tăng (10%) Hidden cost: Chi phí ngầm

Dưới đây là một số thuật ngữ thường dùng trong nội dung các sự kiện và một số mục thường xuất hiện trong các sự kiện. Vui lòng đọc và tìm hiểu kỹ những thuật ngữ này để hiểu hơn về website sự kiện và quản lý sự kiện tốt hơn.

1. Abstract: Trước khi sự kiện diễn ra, các đại biểu sẽ gửi các bản tóm lược của báo cáo khoa học về ban tổ chức. Những bản tóm lược này tóm tắt nội dung của báo cáo khoa học mà các đại biểu sẽ trình bày tại sự kiện. Trước tiên các author (tác giả) sẽ gửi abstract tới ban tổ chức để được xem xét, sau khi abstract được chấp nhận, tác giả sẽ được thông báo gửi bài fullpaper (báo cáo khoa học).

2. Accommodation: Những đại biểu ở xa địa điểm tổ chức sự kiện sẽ cần thuê khách sạn lưu trú trong suốt thời gian diễn ra sự kiện. Những khách sạn có vị trí ở gần địa điểm tổ chức sự kiện do ban tổ chức chọn lựa và đề xuất được gọi là accommodation. Các đại biểu có thể tham khảo và chọn khách sạn phù hợp với nhu cầu để ở trong suốt thời gian diễn ra sự kiện.

3. Additional services: Với mỗi sự kiện, nhà tổ chức thường cung cấp một số dịch vụ nhằm hỗ trợ các đại biểu trong suốt thời gian tham gia sự kiện. Những dịch vụ như accommodation (khách sạn), tour, airport transfer (đưa đón sân bay), visa được gọi là additional services.

4. Airport transfer: Nhằm hỗ trợ các đại biểu trong quá trình di chuyển từ sân bay tới nơi tổ chức sự kiện hoặc tới khách sạn, ban tổ chức cung cấp dịch vụ airport transfer (đưa đón sân bay) giúp các đại biểu có thể di chuyển về địa điểm tổ chức hội nghị hoặc khách sạn một cách nhanh chóng và an toàn.

5. Attendee: Thành phần chính của sự kiện chính là các đại biểu (delegate) và những attendee (người tham dự). Những attendee là những người đăng ký tham gia sự kiện và sẽ có mặt vào thời điểm sự kiện diễn ra.

6. Author: Tác giả của bài abstract và fullpaper được gọi là author. Author là tác giả chính của bài abstract và fullpaper, và cũng có thể là người sẽ trình bày bài fullpaper tại sự kiện.

7. Co - author: Mỗi bài abstract và fullpaper sẽ có một author và một hoặc nhiều co - author (đồng tác giả). Co - author là những người cùng góp sức tạo nên fullpaper nhưng đây thường là những tác giả phụ với vai trò góp ý hoặc tham vấn. Author là tác giả chính hoàn thiện bài fullpaper.

8. Event topics/ themes: Dựa trên chủ đề chính của sự kiện sẽ có các chủ đề liên quan đến chủ đề đó. Những chủ đề này do ban tổ chức cung cấp, các đại biểu có thể dựa vào những chủ đề đó để viết báo cáo khoa học. Những chủ đề như vậy được gọi là Even topics/ themes.

9. Exhibition: Với một số sự kiện, các nhà tổ chức thường tổ chức các cuộc triển lãm nhằm tạo điều kiện cho các nhà tài trợ trưng bày và quảng bá thương hiệu. Bên cạnh đó, triển lãm có thể cung cấp thêm thông tin cho attendee và các đại biểu thông tin về sự kiện.

10. Field trips: Với một số sự kiện, nhà tổ chức thường có các cuộc tham quan thực tế nhằm giúp các đại biểu hiểu hơn về mục tiêu của sự kiện, đồng thời tìm hiểu thêm về địa điểm tổ chức sự kiện và danh thắng tại địa điểm đó.

11. Fullpapper: Sau khi abstract được ban tổ chức chấp nhận, tác giả sẽ được ban tổ chức thông báo gửi bài fullpaper (báo cáo khoa học). Abstract và fullpaper là những bài viết liên quan đến chủ đề của sự kiện và sau khi fullpaper được chấp nhận, tác giả bài viết sẽ trực tiếp trình bày fullpaper tại sự kiện.

12. Keynote speaker: Những diễn giả thuyết trình hoặc diễn thuyết tại sự kiện được gọi là keynote speaker. Các keynote speaker có thể là những tác giả của các bài fullpaper trình bày báo cáo khoa học hoặc các diễn giả đăng ký diễn thuyết tại sự kiện và các diễn giả được ban tổ chức mời về diễn thuyết nhằm thu hút nhiều đại biểu và attendee.

13. Online payment: Các đại biểu có thể thực hiện trực tiếp thanh toán onsite sau khi đăng ký tham gia hội nghị hoặc đặt dịch vụ. Dịch vụ này được gọi là Online payment (Cổng thanh toán trực tuyến). Với phương thức thanh toán này, việc thanh toán sẽ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết.

14. Practical information: Những thông tin giúp các đại biểu hiểu hơn về địa điểm tổ chức sự kiện và các điểm đến hấp dẫn tại nơi tổ chức sự kiện được gọi là practical information. Như vậy, practical information là những thông tin hữu ích mà các đại biểu có thể cần biết khi tới tham dự hội nghị.

15. Sponsor: Mỗi sự kiện thường có nhiều sponsor (nhà tài trợ). Những sponsor thường là những tổ chức và doanh nghiệp đăng ký làm nhà tài trợ cho doanh nghiệp hoặc là những nhà tài trợ mà ban tổ chức kêu gọi. Những nhà tài trợ của sự kiện thường có mối liên hệ với sự kiện về chủ đề hoặc mục tiêu của sự kiện. Thông qua việc trở thành nhà tài trợ của sự kiện, các doanh nghiệp cũng có cơ hội quảng bá thương hiệu và mở rộng mối quan hệ với các tổ chức và doanh nghiệp khác tạo động lực phát triển.

16. Ticket: Để được tham gia sự kiện, các attendee (người tham dự) và delegate (đại biểu) sẽ phải đăng ký tham gia sự kiện trước đó với nhà tổ chức. Khi đó, những attendee và delegate sẽ được cấp ticket (vé tham gia sự kiện) khi đến tham gia sự kiện. Trong quá trình đăng ký tham gia sự kiện, các attendee sẽ phải trả một khoản phí tương ứng hay còn gọi là mua vé tham gia sự kiện theo những quy định trong bảng.

17. Visa via Embassy: Khi chọn dịch vụ Visa, các đại biểu có hai lựa chọn: Visa via Embassy (Visa so Đại sứ quán câp) và Visa on Arrival (Visa tại cửa khẩu). Đối với dịch vụ Visa via Embassy, delegate (đại biểu) không cần thực hiện đặt Visa với ban tổ chức. Thay vào đó, các đại biểu cần gửi thư xin cấp Visa tới Đại sứ quán tại điểm đến để được cấp Visa.

18. Visa on Arrival: Với những đại biểu chọn dịch vụ Visa on Arrival (Visa tại cửa khẩu), những đại biểu này cần thực hiện book visa với ban tổ chức và thanh toán theo yêu cầu.