Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo được giám sát bằng

Hiên nay thì vấn đề giáo dục đang được biết đến là một trong các vấn đề được quan tâm bậc nhất. Bởi lẽ tác giả đưa ra nhận định này là khi kinh tế ngày càng ổn định và trở nên phát triển thì vấn đề giáo dục luôn là mối quan tâm và đầu tư hàng đầu. Do là, việc đầu tư cho giáo dục thì được biết đến là vấn đề đầu tư cho tương lại. Cũng chính vì thế mà pháp luật giáo dục hiện hành đã đưa ra quy định về cơ quan quản lý Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo. Vậy theo như quy định này thì cơ lý Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo bao gồm các cơ quan nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung liên quan đến vấn đề này.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Khái quát về quản lý Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo

Trước khi đi cào tìm hiểu về các cơ quan quản lý Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo thì trong nội dung mục 1 này tác giả sẽ đi vào giải thích các nội dung liên quan đến khái niệm về quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, khí niệm này được biết đến là việc nhà nước thực hiện quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ tác hoạt đóng giáo dục và đào tạo trong phạm vi loàn ra hòi nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của Nhà nước

Đồng thời thì theo như Luật giáo dục năm 2019 thì việc quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo được biết đến là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục và đào tạo do các cơ quan quản lý có trách nhiệm về giáo dục của Nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo qui định của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, duy trì kỉ cương. Đồng thời thì việc này còn được khẳng định là giúp thoả mãn nhu cầu giáo dục và đào tạo của nhân dân, thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà nước.

Từ quy định về khái niệm của hoạt động quản lý Nhà nước về giáo dục vừa được nêu ra ở trên đã giúp chúng ta điểm qua một số tính chất của Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên trong hoạt động quản lý Nhà nước về giáo dục có những nét đặc biệt riêng có thể được nhấn mạnh hơn và chúng trở thành các đặc điểm cần lưu ý. Trên cơ sở nhận thức đó cần nhấn mạnh ba đặc điểm chủ yểu sau:

Một là, đặc điểm kết hợp quản lý hành chính và quản lý chuyên môn trong các hoạt động quản lý giáo dục.

Nó vừa theo nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước đối với hoạt động của quản lý giáo dục, vừa theo nguyên tắc hành chính giáo dục đối với một cơ sở giáo dục. Quản lý hành chính thực chất là việc xây dựng các văn bản pháp quy và chấp hành các văn bản. Như vậy, Đặc điểm hành chính giáo dục là đặc điểm quan trọng nhất trong hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo nhằm bảo đảm môi trường sư phạm thuận lợi cho việc thực hiện được mục tiêu giáo dục mà Nhà nước quy định.

Hai là, đặc điểm về tính quyền lực nhà nước trong hoạt động quản lý. Đặc điểm thứ hai của Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo cũng là đặc điểm nổi bật của quản lý nhà nước và quản lý hàn chính nhà nước nói chung ở mọi lĩnh vực, đó là tính quyền lực nhà nước trong các hoạt đóng quản lý. Đặc điểm này biểu hiện ở 3 vấn đề cơ bản sau :

– Điều kiện để triển khai quản lý nhà nước là phải có tư cách pháp nhân và yêu cầu về tính hợp pháp trong quản lý là yêu cầu trước hết.

– Phương tiện Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là các văn bản pháp luật và pháp quy.

Ba là, đặc điểm kết hợp Nhà nước-xã hội trong quá trình triển khai Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Như đã biết thì giáo dục và đào tạo là một hoạt động mang tính xã hội cao và Đảng ta cũng đã nhấn mạnh tư tưởng giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Theo cách đơn giản nhất thì có thể thấy việc dân chủ hoá và xã hội hoá công tác giáo dục là một tư tưởng có tính chiến lược và nó có vai trò rất to lớn trong sự phát triển giáo dục nói chung và quản lý giáo dục nói riêng. Đây cũng là một đặc điểm quan trọng cần nhận thức trong quản lý giáo dục.

Như vậy, có thể thấy rằng việc quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo được biết đến là thực hiện chức năng – nhiệm vụ thẩm quyền do Nhà nước quy định, phân cấp trong các hoạt động quản lý giáo dục. Ở một cơ sở giáo dục, Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo thực chất là quản lí các hoạt động hành chính – giáo dục, vì vậy nó có hai mặt quản lý thâm nhập vào nhau, đó là quản lý hành chính sự nghiệp giáo dục trong quá trình sư phạm.

2. Các cơ quan quản lý Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo

Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành và trong thực tế thì giáo dục được biết đến là một trong các ngành và lĩnh vực rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước và một quốc gia có trở nên phát triển hơn hay không là do quốc gia đó nhân dân có trình độ nhận thức về tri thức, học vấn và giáo dục như thế nào. Chính bị nhận thấy được tầm quan trọng của nên giáo dục nên ngành giáo dục và đào tạo được pháp luật hiện hành quy định là chịu sự quản lý của Nhà nước.

Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đối với hoạt động giáo dục và đào tạo thì cần có sự quản lý sát sao và chính xác nhất để có được một kết quả giáo dục tốt nhất và khả quan nhất đối với ngành giao dục. Bởi lẽ đó mà pháp luật giáo dục đã quy định về việc quản lý của từng cơ quan nhà nước đối với từng cấp và từng ngành học khác nhau. Việc này cũng đã được ghi nhận trong nội dung của Điều 105 Luật Giáo dục năm 2019 có nội dung về các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục như sau:

Thứ nhất, cơ quan đầu tiên chịu trách nhiệm cao nhất và hoàn toàn nhất được quy định tại khoản 1 Điều 105 Luật này đó là Chính phủ. Chính phỉ là hành pháp cao nhất trong bộ máy xã hội của nước ta. Do đó, những hoạt động giáo dục của Việt Nam đều chịu sự quản lý của cơ quan này và được quy định cụ thể:

“1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục.

Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm, báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi quyết định việc áp dụng đại trà đối với chính sách mới trong giáo dục đã được thí điểm thành công mà việc áp dụng đại trà sẽ ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước”.

Do đó, theo như quy định này thì pháp luật quy định về việc Chính phủ được thực hiện quyền thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục. Cũng chính bởi vì thế mà Chính phủ có thể thực hiện các hoạt động về việc thay đổi chủ trương về các vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân tham gia vào quá trình học tập thì việc thay đổi này để có thể đi vào hoạt động thì cần phải có sự đồng ý của Quốc Hội là cơ quan ban hành pháp luật chính của Việt Nam. Bên cạnh đó thì Chính phủ cũng có quyền đưa ra các nội dung và hoạt động liên quan đến việc thay đổi nội dung học tập, nội dung thi cử trong nền giáo dục hiện hành. 

Thứ hai, cấp chịu trách nhiệm và tham gia vào quá trình quản lý toàn bộ ngành giáo dục và chịu trách nhiệm trước Chính phủ sẽ được quy định tại khoản 2 điều này đó chính là Bộ giáo dục và đào tạo. Trong quy định này: “ Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục thường xuyên” thì Bộ giáo dục sẽ phải chịu trách nhiệm về việc quản lý về hoạt động giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục thường xuyên như đã vừa được nêu ra trong quy định thì Bộ giáo dục sẽ phải chịu trách nhiệm giải trình đối với các vấn đề liên quan đến nên giáo dục này.

Thứ ba, bên cạnh các quy định về việc quản lý nên giáo dục nói chung thì pháp luật còn quy định về việc quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sẽ được phân công và thực hiện do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện và chịu trách nhiệm trước Chính phủ theo như quy định tại Khoản 3 Điều này như sau:

“3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, trừ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm”.

Từ quy định này có thể thấy rằng việc quản lý giáo dục là một trong các lĩnh vực rất phức tạp và cần có được nhiều sự giúp sức và quản lý của nhiều cơ quan khác ngoài Bộ Giáo dục và đào tạo. Do đó, đối với những hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì sẽ do cơ quan này trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động. Bởi vì như đã khẳng định ngay từ đầu thì việc quản lý nhà nước trong ngàn giáo dục được biết đến là rất quan trong nên cần có sự giúp sức của rất nhiều cơ quan trong việc quản lý.

Thứ tư, chính vì vậy, theo như quy định tại Khoản 4 Điều này thì việc pháp luật quy định các cơ quan nhà nước quản lý Giáo dục và đào tạo còn bao gôm cả Bộ, cơ quan ngang Bộ và sẽ thực hiện trách nhiệm trong phạm vi quyền hàn của mình được quy định với nội dung. Đồng thời thì pháp luật này còn quy định tại Khoản 5 Điều này thì còn có cả Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo phân cấp. Việc quy định Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nhằm mục đích giúp cho nền giáo dục của nước ta được quản lý chặt chẽ từ địa phương đến trung ương.

Video liên quan

Chủ Đề