Phương trình hóa học khó lớp 8

  • Cách cân bằng phương trình hóa học lớp 8:
    • 1. Phương pháp nguyên tử nguyên tố:
    • 2. Phương pháp chẵn lẻ
    • 3. Phương pháp đại số:
    • 4. Phương pháp cân bằng electron
  • Một số bài tập cân bằng phương trình hóa học có lời giải
  • Kết luận:
  • Một số chú thích:

Kiến Guru chia sẻ tới bạn đọc tổng hợp cách cân bằng phương trình hóa học lớp 8 đơn giản và dễ vận dụng trong quá trình giải bài tập nhất.

Cân bằng các phương trình hóa học

Cách cân bằng phương trình hóa học lớp 8:

Mời bạn tham khảo cách cân bằng phương trình hóa học lớp 8 dễ nhất và thường xuyên được vận dụng trong quá trình giải bài tập ở các dạng bài này.

1. Phương pháp nguyên tử nguyên tố:

Phản ứng hóa học
  1. Nội dung: Đây là một trong những phương pháp đơn giản, dễ vận dụng nhất khi giải các bài tập viết phương trình, cân bằng phương trình hóa học.
  2. Các bước cân bằng phương trình hóa học lớp 8 theo phương pháp nguyên tử nguyên tố:
  • Bước 1: Viết lại các số dưới dạng nguyên tử riêng biệt như H2, O2, Cl2, P;…
  • Bước 2: Lập luận số nguyên tử theo thành phần của chất sản phẩm
  • Bước 3: Viết lại theo đúng bản chất của các chất tham gia phản ứng, hoàn thành PTHH.
  1. Ví dụ

Cân bằng phương trình hóa học: H2 + O2 → H2O

Hướng dẫn giải:

Ta viết: H + O → H2O

Để tạo thành một phân tử H2O, ta cần đến 2 nguyên tử Hiđro và 2 nguyên tử Oxi. Vì vậy nên ta có:

2H + 2O → H2O

Oxi và Hiđro luôn tồn tại dưới dạng phân tử và số nguyên tử trước và sau phản ứng luôn bằng nhau nên ta có PTHH:

2H2 + O2 → 2H2O

2. Phương pháp chẵn lẻ

  1. Nội dung: Đây là phương pháp cơ bản và thường xuyên được áp dụng nhất khi cân bằng các phương trình hóa học.
  2. Cách giải
  • Bước 1: Có thể thấy, một phương trình cân bằng là khi số nguyên tử ở hai vế bằng nhau. Nếu số nguyên tử ở vế này là số chẵn thì số nguyên tử vế kia cũng là số chẵn, còn nếu số nguyên tử ở một vế là số lẻ thì ta cần nhân đôi.
  • Bước 2: Cân bằng hệ số của các nguyên tố còn lại trong phản ứng.
  1. Ví dụ

Cân bằng phương trình sau: Na + O2→ Na2O

Nhận thấy: Số nguyên tử Oxi ở vế trái là 2 [số chẵn], còn ở vế phải là 1 [số lẻ].

Vì vậy, ta nhân 2 vào vế phải. Sau đó cân bằng Natri ở 2 vế, ta được PTHH:

2Na + O2 →Na2O

3. Phương pháp đại số:

  1. Nội dung: Cân bằng PTHH theo phương pháp đại số là cách thức nâng cao khi giải các bài tập cân bằng đối với các phương trình phức tạp và gặp nhiều khó khăn khi áp dụng 2 phương pháp kể trên.
  2. Hướng dẫn cân bằng PTHH theo phương pháp đại số

Để giải bài toán theo cách này, ta áp dụng các bước sau:

  • Bước 1: Đặt ẩn cho các hệ số [a; b; c; d; e;…]
  • Bước 2: Cân bằng các hệ số dưới dạng các hệ phương trình chứa ẩn theo định luật bảo toàn khối lượng.
  • Bước 3: Giải hệ phương trình vừa lập và tìm các hệ số.
  • Bước 4: Thay các hệ số vừa tìm được vào phương trình ban đầu, ta được một phương trình hóa học đã cân bằng.
Hóa học lớp 8
  1. Ví dụ

Hoàn thành các phương trình sau:

Cu + HNO3→ Cu[NO3]2 + NO↑+ H2O

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Đặt ẩn cho các hệ số:

  • Gọi a, b, c, d, e là các ẩn cần tìm:

aCu + bHNO3→ cCu[NO3]2 + dNO↑+ eH2O

Bước 2: Cân bằng các hệ số:

  • Xét nguyên tử Cu, ta có: a = c [1]
  • Xét nguyên tử H: b = 2e [2]
  • Xét nguyên tử N: b = d [3]
  • Xét nguyên tử O: 3b = 6c + d + e [4]

Bước 3: Giải hệ phương trình:

  • Từ phương trình [1] ta chọn a = c = 3 [có thể chọn các số khác, sau khi tìm được phương trình cân bằng thì ta rút gọn hệ số]
  • Từ phương trình [2], [3], [4] suy ra:

b=8c/3=8 ; d = b-2c=2; e= b/2= 4

Bước 4: Hoàn thành phương trình:

3Cu + 8HNO3→ 3Cu[NO3]2 + 2NO↑+ 4H2O

4. Phương pháp cân bằng electron

  1. Nội dung
  • Phương pháp cân bằng electron thường được áp dụng trong các phản ứng oxi hóa – khử. Cách giải bài toán cân bằng PTTH bằng phương pháp này xuất phát từ định luật bảo toàn electron.
  • Nội dung của định luật: “ Khi có nhiều chất oxi hóa, chất khử trong một hỗn hợp phản ứng[ nhiều phản ứng hoặc phản ứng qua nhiều giai đoạn] thì tổng số e mà chất khử nhường bằng tổng số e mà chất oxi hóa nhận” [Nguồn tham khảo tại đây]
  1. Các bước giải
  • Bước 1: Xác định sự thay đổi số oxi hóa trước và sau phản ứng.
  • Bước 2: Áp dụng định luật bảo toàn electron để thăng bằng e và tìm ra các hệ số đề bài yêu cầu.
  • Bước 3: Hoàn thành PTTH
  1. Ví dụ minh họa

Cân bằng phương trình sau:

FeS + HNO3 → Fe[NO3]3 + NO2↑ + H2SO4 + H2O

Phương trình phản ứng axit nitric với hợp chất

Bước 1: Xác định sự thay đổi số oxi hóa:

Fe+2 → Fe+3

S-2 → S +6

N+5 → N+1

Bước 2: Thăng bằng electron:

Fe+2 → Fe+3 + e

S-2 → S+6 + 8e

2N+5 + 8e → 2N+1

→ Ta có: 8FeS và 9N2O

Bước 3: Hoàn thành PTTH:

8FeS +42 HNO3 → 8Fe[NO3]3 + 9NO2↑ + 8H2SO4 + 13H2O

Một số bài tập cân bằng phương trình hóa học có lời giải

Sau khi đã nắm được cách cân bằng phương trình hóa học lớp 8, bạn đọc hãy tham khảo một số bài tập cân bằng phương trình hóa học lớp 8 có lời giải để biết cách vận dụng chúng trong quá trình làm bài nhé!

Bài tập 1: Cân bằng các phương trình hóa học cơ bản sau:

  1. P + O2P2O5
  2. Na + O2 Na2O
  3. Al2[SO4]3 + Ba[NO3]2 → Al[NO3]3 + BaSO4↓

Đáp án và hướng dẫn giải:

  1. P + O2 → P2O5

Với bài tập này, ta áp dụng các bước sau:

Bước 1: Cân bằng Oxi theo phương pháp chẵn lẻ:

  • Số Oxi ở vế phải là số lẻ, nên ta nhân 2 vào phân tử P2O5, để số nguyên tử Oxi ở 2 vế bằng nhau, ta nhân 5 vào phân tử Oxi ở vế trái. Đạt được cân bằng Oxi.

Bước 2: Cân bằng nguyên tố còn lại – cân bằng P:

Nhân 4 vào nguyên tố P ở vế phải, hoàn thành PTHH sau:

4P + 5O2 → 2P2O5

  1. Na + O2 Na2O

Áp dụng các bước:

Bước 1: Cân bằng Oxi

  • Nhân 2 vào trước phân tử Na2O ở vế phải để số Oxi ở 2 vế bằng nhau.

Bước 2: Cân bằng Natri:

  • Đối với kim loại Natri, ta nhân 4 trước nguyên tử Natri ở vế phải nhằm bảo toàn Natri ở hai vế.

Bước 3: Hoàn thành PTHH:

4Na + O2 2Na2O

  1. Al2[SO4]3 + Ba[NO3]2 → Al[NO3]3 + BaSO4↓

Với bài tập này, ta áp dụng phương pháp đại số:

Bước 1: Đặt ẩn cho các hệ số:

aAl2[SO4]3 + bBa[NO3]2 → cAl[NO3]3 + dBaSO4↓

Bước 2: Cân bằng các hệ số dưới dạng các hệ phương trình chứa ẩn theo định luật bảo toàn khối lượng:

  • Xét nguyên tử Al, ta có: 2a = c [1]
  • Xét nhóm SO4, ta có: 3a = d [2]
  • Xét nguyên tử Ba, ta có: b = d [3]
  • Xét nhóm NO3, ta có: 2b =3c [4]

Bước 3: Giải hệ phương trình vừa lập và tìm các hệ số:

Chọn c =2. Từ [1], [2], [4] ta tìm được: a = = 1; b = = 3; d = 3a= 3

Bước 4: Thay các hệ số vừa tìm được vào phương trình ban đầu, ta được một phương trình hóa học đã cân bằng.

Al2[SO4]3 + 3Ba[NO3]2 → 2Al[NO3]3 + 3BaSO4↓

Bài tập 2: Cân bằng các phương trình hóa học sau:

  1. FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2
  2. FexOy+ H2 → Fe + H2O

Hướng dẫn giải:

  1. FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2
  • Số nguyên tử Oxi ở vế phải là lẻ, nên ta nhân 2 trước phân tử Fe2O3. Lúc đó, ta có:

FeS2 + O2 → 2Fe2O3 + SO2

  • Nhân 4 ở vế trái, được phương trình đã cân bằng Fe:

4FeS2 + O2 → 2Fe2O3 + SO2

  • Cân bằng S ở 2 vế bằng cách nhân 8 vào phân tử SO2 ở vế phải, ta được:

4FeS2 + O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

  • Cuối cùng, cân bằng Oxi, ta có phương trình đã cân bằng tất cả nguyên tử ở 2 vế:

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

  1. FexOy+ H2 → Fe + H2O

Sử dụng phương pháp cân bằng chẵn lẻ, ta có:

Bước 1: Cân bằng Oxi ở 2 vế: Nhân y vào phân tử nước chứa Oxi ở vế phải.

Bước 2: Cân bằng 2 nguyên tố còn lại:

  • Cân bằng H: Nhân y vào nguyên tố H ở vế trái
  • Cân bằng Fe: Nhân x vào nguyên tử Sắt [Fe] ở vế phải.

Bước 3: Hoàn thành PTHH:

FexOy + yH2 → xFe + yH2O

Kết luận:

Vừa rồi, Kiến đã chia sẻ cách cân bằng phương trình hóa học lớp 8. Hy vọng đây sẽ là kiến thức cơ sở hỗ trợ các bạn đọc trong việc học tập, nghiên cứu bộ môn Hóa học sau này. Và đừng bỏ lỡ loạt bài viết liên quan đến chủ đề hóa 8 phương trình hóa học tại đây nhé!

Một số chú thích:

  • Nguồn tham khảo: Tại đây

Chủ Đề