Phương tiện dạy học môn lịch sử

CHUYÊN ĐỀ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 5

I. Thực trạng:

1.Thuận lợi:

- Được sự quan tâm và ủng hộ của Ban Giám Hiệu nhà trường.

- Giáo viên luôn có tâm huyết, nhiệt tình trong công tác giảng dạy.

- Giáo viên nắm được phương pháp dạy học lịch sử và được cung cấp tài liệu hỗ trợ thêm kiến thức có liên quan đến việc dạy tích hợp.

- Học sinh chăm ngoan, có ý thức trong việc học tập. Có đồ dùng dạy học phục vụ cho giảng dạy.

2/ Khó khăn:

- Một số tiết dạy vẫn chưa tổ chức được cho học sinh sưu tầm tài liệu và chuẩn bị chu đáo, chưa tạo sự hứng thú cho học sinh tham gia học hỏi tìm hiểu kĩ bài học.

- Giáo viên gặp không ít khó khăn khi dạy lịch sử Việt Nam. Nguyên nhân quan trọng một số bài lịch sử viết về các thời kì còn nặng  về chính trị quân sự nêu quá chi tiết của các trận chiến.

- Học sinh chưa thuần thục khi chỉ bản đồ các cuộc tấn công….

II. Biện pháp thực hiện:

1/ Nắm vững mục tiêu môn lịch sử để:

a/ Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng lịch sử Việt Nam.

b/ Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng, thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ sách giáo khoa, trong cuộc sống gần gũi với học sinh. Phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử.

Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, sơ đồ, bảng thống kê, phiếu học tập. Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.

c/ Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen ham học hỏi, ham hiểu biết thế giới xung quanh.

2/ Sử dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

a/ Định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ:

b/ Tổ chức cho học sinh tiếp cận nguồn tư liệu sách giáo khoa để có những hình ảnh cụ thể về sự kiện, hiện tượng bằng phương pháp tường thuật, miêu tả, kể chuyện, kết hợp với phương tiện trực quan để học sinh thấy rõ hình ảnh quá khứ. Học sinh làm việc với các sự kiện được trình bày trong sách giáo khoa.

c/ Tổ chức cho học  sinh làm việc, tự giải quyết nhiệm vụ học tập mà giáo viên đã nêu ra ở đầu giờ hoặc đầu mỗi phần. Ở bước này giáo viên có thể cho học sinh trình bày ý kiến cá nhân hoặc trao đổi thảo luận nhóm để rút ra những ý kiến chung.

d/ Kết luận vấn đề: giáo viên cho học sinh nhận xét, đánh giá những ý kiến chung hoặc cá nhân xem các bạn đúng hay sai, cần bổ sung thêm gì. Sau đó giáo viên khẳng định các kết quả học tập của học sinh và chốt lại những vấn đề cần thắc mắc.

* Hoạt động tham quan, giao lưu học tập:

- Tham quan các di tích lịch sử, lịch sử văn hóa, di tích văn hóa, bảo tàng cách mạng, nhà truyền thống cách mạng, khu tưởng niệm, đền thờ ở địa phương.

VD: Hằng năm học sinh khối 4,5 đều đến Bia lưu niệm tại ấp Tân An xã Tân Bình dọn vệ sinh, thắp hương ......

- Viếng thăm, chăm sóc, dâng hương đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ, các nghĩa trang liệt sĩ hoặc các anh hùng liệt sĩ mà trường mang tên.

- Chăm sóc các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và thăm hỏi gia đình các nhân chứng lịch sử, anh hùng liệt sĩ ở địa phương.

- Tổ chức cho học sinh gặp gỡ, nghe kể chuyện chiến đấu, chuyện lịch sử.

VD: Vào ngày 22/12 hằng năm thầy trò Trường Tiểu học Tân Bình được nghe các bác cựu chiến binh của xã ôn lại truyền thống hào hùng, tinh thần chiến đấu của xã nhà.

* Tổ chức hình thức hái hoa học tập:

Hái hoa học tập sẽ làm tiết học nhẹ nhàng, tạo sự sinh động tránh việc truyền tải kiến thức một chiều mà mang lại hiệu quả cao. Giáo viên có thể tiến hành trong quá trình cung cấp kiến thức mới hoặc cuối tiết học nhẳm khắc sâu kiến thức cần cung cấp cho học sinh.

* Sử dụng phương tiện dạy học cũng góp phần nâng cao hiệu quả dạy lịch sử:

- Tranh ảnh [ dùng cho hoạt động kể chuyện, thảo luận, quan sát và phân tích tranh, …].

- Phiếu học tập [ dùng cho thảo luận, điều tra, thống kê, …].

- Dụng cụ, đồ vật [ dùng cho hoạt động đóng vai, trò chơi, …].

- Băng hình, băng tiếng [ phương tiện nghe nhìn hỗ trợ rất nhiều trong việc dạy lịch sử. Thông qua những đoạn phóng sự, tài liệu, học sinh sẽ được tái hiện cụ thể sống động những sự kiện xảy ra trong quá khứ. Sự hỗ trợ của âm thanh, ánh sáng, lời bình, … càng giúp các em khắc sâu hơn những kiến thức mà chúng ta cần cung cấp cho các em. Khi sử dụng phim tư liệu, giáo viên cần lưu ý là phải có hệ thống câu hỏi định hướng để các em biết nội dung nào cần ghi nhớ sau khi xem xong đoạn tư liệu đó.

III. Kết luận:

Tóm lại học lịch sử không phải để nhồi nhét vào trí nhớ một cách vô cảm những sự kiện, con số, ngày tháng mà học sử để sống và rung động với sự kiện lịch sử. Học sử để rút ra những bài học về lòng yêu nước, theo phương châm học để hiểu và hành. Chính vì thế mỗi giáo viên cần xác định vai trò của mình. Cần phải quan tâm cho sự đổi mới phương pháp giảng dạy trong các giờ lên lớp. Thay đổi tư duy trong dạy học. Tùy thuộc vào đặc trưng của bộ môn giáo viên tạo hứng thú cho học sinh. Giúp học sinh nâng cao tính tự học tham gia hoạt động nhóm đạt hiệu quả. Nhà trường chính quyền địa phương, gia đình học sinh cần tạo môi trường đầy đủ nhằm phát triển toàn diện cho các em [ kiến thức, kĩ năng, thái độ]. Ngoài giờ học chính khóa nên có những buổi học ngoại khóa, tham quan dã ngoại mang tính thực tế hơn. Chúng tôi nghĩ nếu làm được như vậy thì chúng ta sẽ gặt hái được kết quả đáng kể trong việc dạy và học môn lịch sử lớp 5: môn học góp phần hình thành phẩm chất người Việt nam theo 5 điều Bác Hồ dạy đối với thiếu nhi. Với mong muốn có được những tiết dạy lịch sử sinh động thu hút học sinh, tổ khối 5 trường Tiểu học Tân Bình rất mong nhận được sự trao đổi, đóng góp chân tình của quý vị đại biểu, quý Thầy cô.

Page 2

CHUYÊN ĐỀ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 5

I. Thực trạng:

1.Thuận lợi:

- Được sự quan tâm và ủng hộ của Ban Giám Hiệu nhà trường.

- Giáo viên luôn có tâm huyết, nhiệt tình trong công tác giảng dạy.

- Giáo viên nắm được phương pháp dạy học lịch sử và được cung cấp tài liệu hỗ trợ thêm kiến thức có liên quan đến việc dạy tích hợp.

- Học sinh chăm ngoan, có ý thức trong việc học tập. Có đồ dùng dạy học phục vụ cho giảng dạy.

2/ Khó khăn:

- Một số tiết dạy vẫn chưa tổ chức được cho học sinh sưu tầm tài liệu và chuẩn bị chu đáo, chưa tạo sự hứng thú cho học sinh tham gia học hỏi tìm hiểu kĩ bài học.

- Giáo viên gặp không ít khó khăn khi dạy lịch sử Việt Nam. Nguyên nhân quan trọng một số bài lịch sử viết về các thời kì còn nặng  về chính trị quân sự nêu quá chi tiết của các trận chiến.

- Học sinh chưa thuần thục khi chỉ bản đồ các cuộc tấn công….

II. Biện pháp thực hiện:

1/ Nắm vững mục tiêu môn lịch sử để:

a/ Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng lịch sử Việt Nam.

b/ Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng, thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ sách giáo khoa, trong cuộc sống gần gũi với học sinh. Phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử.

Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, sơ đồ, bảng thống kê, phiếu học tập. Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.

c/ Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen ham học hỏi, ham hiểu biết thế giới xung quanh.

2/ Sử dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

a/ Định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ:

b/ Tổ chức cho học sinh tiếp cận nguồn tư liệu sách giáo khoa để có những hình ảnh cụ thể về sự kiện, hiện tượng bằng phương pháp tường thuật, miêu tả, kể chuyện, kết hợp với phương tiện trực quan để học sinh thấy rõ hình ảnh quá khứ. Học sinh làm việc với các sự kiện được trình bày trong sách giáo khoa.

c/ Tổ chức cho học  sinh làm việc, tự giải quyết nhiệm vụ học tập mà giáo viên đã nêu ra ở đầu giờ hoặc đầu mỗi phần. Ở bước này giáo viên có thể cho học sinh trình bày ý kiến cá nhân hoặc trao đổi thảo luận nhóm để rút ra những ý kiến chung.

d/ Kết luận vấn đề: giáo viên cho học sinh nhận xét, đánh giá những ý kiến chung hoặc cá nhân xem các bạn đúng hay sai, cần bổ sung thêm gì. Sau đó giáo viên khẳng định các kết quả học tập của học sinh và chốt lại những vấn đề cần thắc mắc.

* Hoạt động tham quan, giao lưu học tập:

- Tham quan các di tích lịch sử, lịch sử văn hóa, di tích văn hóa, bảo tàng cách mạng, nhà truyền thống cách mạng, khu tưởng niệm, đền thờ ở địa phương.

VD: Hằng năm học sinh khối 4,5 đều đến Bia lưu niệm tại ấp Tân An xã Tân Bình dọn vệ sinh, thắp hương ......

- Viếng thăm, chăm sóc, dâng hương đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ, các nghĩa trang liệt sĩ hoặc các anh hùng liệt sĩ mà trường mang tên.

- Chăm sóc các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và thăm hỏi gia đình các nhân chứng lịch sử, anh hùng liệt sĩ ở địa phương.

- Tổ chức cho học sinh gặp gỡ, nghe kể chuyện chiến đấu, chuyện lịch sử.

VD: Vào ngày 22/12 hằng năm thầy trò Trường Tiểu học Tân Bình được nghe các bác cựu chiến binh của xã ôn lại truyền thống hào hùng, tinh thần chiến đấu của xã nhà.

* Tổ chức hình thức hái hoa học tập:

Hái hoa học tập sẽ làm tiết học nhẹ nhàng, tạo sự sinh động tránh việc truyền tải kiến thức một chiều mà mang lại hiệu quả cao. Giáo viên có thể tiến hành trong quá trình cung cấp kiến thức mới hoặc cuối tiết học nhẳm khắc sâu kiến thức cần cung cấp cho học sinh.

* Sử dụng phương tiện dạy học cũng góp phần nâng cao hiệu quả dạy lịch sử:

- Tranh ảnh [ dùng cho hoạt động kể chuyện, thảo luận, quan sát và phân tích tranh, …].

- Phiếu học tập [ dùng cho thảo luận, điều tra, thống kê, …].

- Dụng cụ, đồ vật [ dùng cho hoạt động đóng vai, trò chơi, …].

- Băng hình, băng tiếng [ phương tiện nghe nhìn hỗ trợ rất nhiều trong việc dạy lịch sử. Thông qua những đoạn phóng sự, tài liệu, học sinh sẽ được tái hiện cụ thể sống động những sự kiện xảy ra trong quá khứ. Sự hỗ trợ của âm thanh, ánh sáng, lời bình, … càng giúp các em khắc sâu hơn những kiến thức mà chúng ta cần cung cấp cho các em. Khi sử dụng phim tư liệu, giáo viên cần lưu ý là phải có hệ thống câu hỏi định hướng để các em biết nội dung nào cần ghi nhớ sau khi xem xong đoạn tư liệu đó.

III. Kết luận:

Tóm lại học lịch sử không phải để nhồi nhét vào trí nhớ một cách vô cảm những sự kiện, con số, ngày tháng mà học sử để sống và rung động với sự kiện lịch sử. Học sử để rút ra những bài học về lòng yêu nước, theo phương châm học để hiểu và hành. Chính vì thế mỗi giáo viên cần xác định vai trò của mình. Cần phải quan tâm cho sự đổi mới phương pháp giảng dạy trong các giờ lên lớp. Thay đổi tư duy trong dạy học. Tùy thuộc vào đặc trưng của bộ môn giáo viên tạo hứng thú cho học sinh. Giúp học sinh nâng cao tính tự học tham gia hoạt động nhóm đạt hiệu quả. Nhà trường chính quyền địa phương, gia đình học sinh cần tạo môi trường đầy đủ nhằm phát triển toàn diện cho các em [ kiến thức, kĩ năng, thái độ]. Ngoài giờ học chính khóa nên có những buổi học ngoại khóa, tham quan dã ngoại mang tính thực tế hơn. Chúng tôi nghĩ nếu làm được như vậy thì chúng ta sẽ gặt hái được kết quả đáng kể trong việc dạy và học môn lịch sử lớp 5: môn học góp phần hình thành phẩm chất người Việt nam theo 5 điều Bác Hồ dạy đối với thiếu nhi. Với mong muốn có được những tiết dạy lịch sử sinh động thu hút học sinh, tổ khối 5 trường Tiểu học Tân Bình rất mong nhận được sự trao đổi, đóng góp chân tình của quý vị đại biểu, quý Thầy cô.

Video liên quan

Chủ Đề