Phương thức biểu đạt của bài Việt Nam quê hương ta là gì

[3,0 điểm]

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Việt Nam đất nắng chan hoà

Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

Mắt đen cô gái long lanh

Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung

[Trích: Việt Nam quê hương ta, Nguyễn Đình Thi – Chân dung và đối thoại, NXB Thanh niên, 1999]

Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? [0,25 điểm]

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? [0,25 điểm]

Câu 3. Theo em những phẩm chất nào của người dân Việt Bam được tác giả Nguyễn Đình Thi nhắc đến trong bài thơ? [0,5 điểm]

Câu 4. Trong đoạn thơ, “quê hương Việt Nam” được miêu tả những chi tiết, những hình ảnh nào? Cảm nhận của anh/chị về những hình ảnh đó. Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng [0,5 điểm].

Đọc đoạn văn sau và trả lời Câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:

[1]. Điều gì phải, thì có làm cho kì được, dù là một việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.

[2]. Trước hết phải yêu Tổ Quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kĩ thuật. Phải bảo vệ của công. Phải tâm đến đời sống của nhân dân. Phải chú ý đến tình hình thế giới, vì ta là một phần quang trọng của thế giới, mọi việc trong thế giới đều có quan hệ với nước ta, việc gì trong nước ta cũng quan hệ với thế giới…

[3]. Thanh niên cần phải có tinh thần gan dạ và sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực.

[Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh toàn tập, in trong một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia]

Câu 5: Đối tượng hướng đến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích là ai? [0,25 điểm]

Câu 6: Chỉ ra phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên và các phép liên kết mà tác giả sử dụng. [0,5 điểm]

Câu 7: Người gửi gắm lời dạy nào thông qua đoạn trích trên? [0,25 điểm]

Câu 8: Trong khoảng 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh [chị] về việc thế nào là nếp sống có đạo đức? [0,5 điểm]

I.PHẦN ĐỌC- HIỂU [6,0 điểm] Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều Quê hương biết mấy thân yêu Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau Mặt người vất vả in sâu Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn Đất nghèo nuôi những anh hùng Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên Đạp quân thù xuống đất đen Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa Việt Nam đất nắng chan hoà Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh Mắt đen cô gái long lanh Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung [Trích: Việt Nam quê hương ta, Nguyễn Đình Thi – Chân dung và đối thoại, NXB Thanh niên, 1999] Câu 1. [1,0 điểm] Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? Câu 2. [1,0 điểm] Câu thơ “Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn” sử dụng biện pháp tu từ gì? Câu 3. [2,0 điểm] Theo em những phẩm chất nào của người dân Việt Nam được tác giả Nguyễn Đình Thi nhắc đến trong đoạn thơ? Câu 4. [2,0 điểm] Trong đoạn thơ, “quê hương Việt Nam” được miêu tả những chi tiết, những hình ảnh nào? Cảm nhận của em về những hình ảnh đó. Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng. 1 Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ là phương thức biểu cảm. 2 Câu thơ “Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn” sử dụng biện pháp tu từ: hoán dụ [áo nâu: nông dân nghèo] 3 Những phẩm chất đẹp của người Việt Nam được nhắc đến trong đoạn thơ là: + Cần cù, chịu thương chịu khó “Mặt người vất vả in sâu /Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn” + Anh hùng, dũng cảm “Đất nghèo nuôi những anh hùng /Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên” + Thủy chung, nghĩa tình “ Mắt đen cô gái long lanh / Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung.” 4 - Quê hương Việt Nam được miêu tả với những hình ảnh sau: + Biển lúa mênh mông + Đỉnh Trường Sơn mây mờ che sớm chiều + Những người con gái, con trai áo nâu một đời vất vả + Những anh hùng đạp quân thù xuống đất đen, súng gươm vứt bỏ lại hiền lành, chất phác + Những người con gái đẹp, có đôi mắt long lanh, yêu ai yêu trọn tấm lòng thủy chung - Những hình ảnh đó là kết tinh của những gì đẹp nhất của thiên nhiên, đất nước và con người Việt Nam. Qua đó, ta thấy một Việt Nam tươi đẹp, yên bình, trù phú; một Việt Nam cần cù, anh dũng, nghĩa tình thủy chung. Cảm hứng ca ngợi, tự hào tràn ngập đoạn thơ.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu hỏi: Phương thức biểu đạt của bài thơ “Quê hương” là gì?

Trả lời:

Quảng cáo

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi về các tác phẩm Ngữ văn lớp 8 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 8 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 8 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Bộ đề đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia môn văn,Tuyển tập đề đọc hiểu văn bản thơ ngoài chương trình. Đọc hiểu văn bản Việt Nam quê hương ta của nhà thơ Nguyễn Đình Thi.
Đề bài : Đọc văn bản sau và trả lời cân hỏi:

Việt Nam đất nước ta ơi 
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn 
Cánh cò bay lả rập rờn 
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều 
Quê hương biết mấy thân yêu 
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau 
Mặt người vất vả in sâu 
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn 
Đất nghèo nuôi những anh hùng 
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên 
Đạp quân thù xuống đất đen 
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa 
Việt Nam đất nắng chan hoà 
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh 
Mắt đen cô gái long lanh 
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung 
Đất trăm nghề của trăm vùng 
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem 
Tay người như có phép tiên 
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ 

Câu 1: Chỉ ra thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2: Chỉ ra 01 biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn trích trên,
Câu 3: Đoạn trích trên được viết bởi những phương thức biểu đạt  nào? Phương thức biểu đạt đó có biểu hiện như thế nào? Câu 4: Phân tích nội dung chính của đoạn trích trên, có học sinh viết: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là những người anh hùng trong gian khó vẫn luôn kiên cường, nhẫn nại, làm nên vẻ  đẹp của đất nước muôn đời. Hãy chi ra lỗi sai trong diễn đạt của lời phân tích đó.                                                                     ”           ■ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI CHI TIẾT

Câu 1:  thể thơ lục bát.

Học sinh lưu ý chi cần chỉ ra tên gọi của thể thơ, không cần giải thích những đặc điểm của ngôn ngữ thể hiện thể’ thơ đó nếu đề bài không yêu cầu. Câu 2: Học sinh có thể chỉ ra một trong số những biện pháp nghệ thuật sau: Biện pháp so sánh: Tay người như có phép tiên Biện pháp nói quá: Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên Câu 3: Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích là biểu cảm và miêu tả. Biểu hiện của phương thức biếu cảm là bộc lộ cảm xúc tự hào, tâm thế hào sảng của tác giả về hình tượng đất nước. Miêu tả khi tác giả nói về những vẻ đẹp của đất nước về cảnh vật, thiên nhiên và con người: Đó là cảnh vật Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn/ Cánh cò bay lả rập rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều, là những tấm gương anh hùng Đấi nghèo nuôi những anh hùng/ Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, là những người lao động làm nghề thù công Đất trăm nghề của trăm vùng/ Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem.

Câu 4: Lời phân tích Nhân vật trữ tình trong bài thơ là những người anh hùng trong gian khó vẫn luôn kiên cường, nhẫn nại, làm nên vẻ đẹp của đất nước muôn đời sai ở chỗ đã hiểu sai về bản chất của nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình không phải là nhân vật được miêu tả trong tác phẩm mà là nhân vật bộc lộ những cảm xúc, tình cảm trong tác phẩm.Ở đoạn trích trên, nhân vật trữ tình là một người yêu nước, tự hào với vẻ đẹp của đất nước.

Video liên quan

Chủ Đề