Phương pháp các nhóm dùng cho loại thức ăn nào

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 7 – Bài 40: Sản xuất thức ăn vật nuôi giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vở Bài Tập Công Nghệ Lớp 7

    • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 7

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 7

    [trang 107 sgk Công nghệ 7]: Dựa vào các thành phần dinh dưỡng chủ yếu, em hãy phân loại và điền vào vở bài tập các loại thức ăn sau đây thuộc loại thức ăn nào.

    Tên thức ăn Thành phần dinh dưỡng chủ yếu Phân loại
    Bột cá Hạ Long. 46% protein.
    Đậu tương. 36% protein.
    Khô dầu lạc. 40% protein.
    Hạt ngô vàng. 8.9% protein và 69% gluxit.
    Rơm lúa. > 30% xơ.

    Trả lời:

    Tên thức ăn Thành phần dinh dưỡng chủ yếu Phân loại
    Bột cá Hạ Long. 46% protein. Thức ăn giàu protein.
    Đậu tương. 36% protein. Thức ăn giàu protein.
    Khô dầu lạc. 40% protein. Thức ăn giàu protein.
    Hạt ngô vàng. 8.9% protein và 69% gluxit. Thức ăn giàu gluxit.
    Rơm lúa. > 30% xơ. Thức ăn thô.

    [trang 108 sgk Công nghệ 7]: Hãy đánh dấu [x] vào phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin.

    1] Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thủy sản nước ngọt và nước mặn [tôm, cá, ốc].

    2] Trồng nhiều ngô, khoai, sắn…

    3] Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn động vật như giun đất, nhộng tằm.

    4] Trồng xen, tăng vụ… để có nhiều cây hạt họ đậu.

    Trả lời:

    Phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin là phương pháp: [1], [3], [4].

    [trang 109 sgk Công nghệ 7]: Hãy điền vào bảng trong vở bài tập phương pháp sản xuất thức ăn thích hợp với các công việc [theo kí hiệu a, b, …]:

    a] Luân canh, xen canh, gối vụ để sản xuất ra nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.

    b] Tận dụng đất vườn, rừng, bờ mương dể trồng nhiều loại cỏ, rau xanh cho vật nuôi.

    c] Tận dụng các sản phẩm phụ trong trồng trọt như rơm, rạ, thân cây ngô, lạc, đỗ.

    d] Nhập khẩu ngô, bột cỏ để nuôi vật nuôi

    Phương pháp sản xuất Kí hiệu
    Thức ăn giàu gluxit
    Thức ăn thô xanh

    Trả lời:

    Phương pháp sản xuất Kí hiệu
    Thức ăn giàu gluxit a
    Thức ăn thô xanh b, c

    Câu 1 trang 109 sgk Công nghệ 7: Em hãy phân biệt thức ăn giàu protein, thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh?

    Lời giải:

    – Thức ăn giàu Protein là thức ăn có chứa hàm lượng protein > 14% [bột cá hạ long, đậu tương, khô dầu lạc,…].

    – Thức ăn giàu Gluxit thức ăn có chứa hàm lượng gluxit > 50% [hạt ngô vàng,…].

    – Thức ăn thô là thức ăn có chứa hàm lượng xơ > 30% [rơm lúa,…].

    Câu 2 trang 109 sgk Công nghệ 7: Hãy kể một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein, giàu gluxit ở địa phương em?

    Lời giải:

    – Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Protein:

    + Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thuỷ sản nước ngọt và nước mặn.

    + Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn động vật như giun đất, nhộng tằm.

    + Trồng xen canh, tăng vụ để có nhiều cây và hạt họ đậu.

    – Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Gluxit: Luân canh, xen canh, gối vụ để sản xuất ra nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.

    Công thức phối trộn thức ăn trong chăn nuôi là những kỹ thuật đem lại nhiều lợi ích, mà trong đó tổng hợp về các công thức trộn thức ăn cho heo, phối trộn thức ăn cho gà, kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt siêu nạc…

    Công thức phối trộn thức ăn trong chăn nuôi

    Chăn nuôi là một trong những lĩnh vực đòi hỏi kinh nghiệm về các kỹ thuật con giống, vấn đề chuồng trại đặc biệt là dinh dưỡng, tỉ lệ phối trộn thức ăn… là những yếu tố đòi hỏi cần quá trình học tập, tích lũy kinh nghiệm…

    Chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đây không chỉ là ngành tạo ra nguồn thực phẩm thiết yếu cho chính chúng ta mà còn là giúp cho nông dân tăng nguồn thu nhập… Vì vậy Thuận Nhật/IAS muốn chia sẻ công thức phối trộn trong thức ăn chăn nuôi để những ai có nhu cầu tham khảo.

    Phối trộn thức ăn chăn nuôi là phương pháp phối trộn nhiều loại thức ăn có sẵn tạo thành thức ăn tinh hỗn hợp, đó là cách làm hiệu quả đã và đang được áp dụng để tạo ra nguồn thức ăn phù hợp cho từng nhu cầu của vật nuôi…

    Thông thường thức ăn chăn nuôi được phân chia và phối trộn theo từng nhóm cụ thể, điều này nhằm quản lý dinh dưỡng cụ thể trong chăn nuôi. Và các nhóm phối trộn thức ăn chăn nuôi cụ thể đó là:

    Vai trò: Cung cấp năng lượng cho vật nuôi như việc đi lại, thở, tiêu hóa…

    Mục đích: Tạo ra các sản phẩm thịt, trứng, sữa chất lượng…

    Nguồn: Ngô, lúa, cám, các loại củ sắn, khoai lang…

    Vai trò: cung cấp chất đạm cho vật nuôi

    Mục đích: Hình thành các cơ tạo nên các bắp thịt… [tùy theo mỗi giai đoạn của vật nuôi cần điều chỉnh liều lượng % trong khẩu phần ăn của vật nuôi.]

    Nguồn: Đạm có trong nhiều loại thức ăn tự nhiên từ động vật như bột cá, tôm… từ thực vật như đỗ, đậu tương, đậu nành…

    Vai trò: Cung cấp năng lượng thiết yếu cho mọi hoạt động của cơ thế động vật.

    Mục đích: Hỗ trợ các hoạt động chính như tái tạo tế nào, hỗ trợ các chất khác phát huy vai trò. Vitamin là dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể tuy nhiên cơ thể động vật không tự tổng hợp được mà phải lấy từ thức ăn…

    Vitamin thông thường tập trung nhiều đối với các loại rau, củ, quả, lá cây…

    Vai trò: hỗ trợ quá trình cấu tạo xương và các bộ phận khác…

    Nhóm này chủ yếu tập trung ở các loại vỏ cua, sò, ốc, hến, tôm, bột xương, vỏ trứng….

    Phối trộn thức ăn chăn nuôi cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nhằm đảm bảo dinh dưỡng, đồng thời tận dụng các nguyên liệu sẵn có để phối trộn tạo ra thức ăn tinh hỗn hợp.

    *Yêu cầu chung trong phối trộn thức ăn chăn nuôi:

    • Yêu cầu tối thiểu đó là các loại thực ăn cần đảm bảo các điều kiện không có mùi lạ, không bị mốc hoặc sâu mọt…
    • Đáp ứng đủ 3 loại nguyên liệu có sẵn để phối trộn
    • Tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để phối trộn
    • Xử lý đối với các loại nguyên liệu cần phải rang chín hoặc nung nóng trước khi băm nghiền,
    • Nghiền các nguyên liệu thành dạng bột trước khi phối trộn… xưa kia bà con nông dân thường chế biến thủ công.Còn đối với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi các công ty thức ăn chăn nuôi đã từ lâu sử dụng máy làm thức ăn, chế biến thức ăn… Có thể tham khảo thêm về máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

    Tùy vào số lượng vật nuôi để tính toán lượng thức ăn phù hợp, ngoài ra chú ý không phối trộn thức ăn quá nhiều sẽ không ăn hết và bảo quản lâu sẽ giảm chất lượng…

    Nếu sử dụng máy ép cám viên có thể tự ước chừng lượng thức ăn phù hợp theo kinh nghiệm. Tuy nhiên đối với nhà máy sản xuất khối lượng lớn phải sử dụng đến hệ cân định lượng, vi lượng để đáp ứng sản xuất…

    Công thức phối trộn thức ăn cho gà [Phân chia theo từng giai đoạn phát triển]
    Công thức phối trộn thức ăn cho heo [heo nuôi lấy thịt]
    Công thức phối trộn thức ăn dành cho bò thịt

    Lưu ý bảo quản thức ăn sau phối trộn:

    • Bảo quản thức ăn sau khi đã được phối trộn tại những nơi khô ráo có mái che
    • Kê cao bao bì thức ăn tránh ẩm mốc, bọ, chuột…
    • Thức ăn nên sử dụng sau khi phối trộn trong vòng 7 – 10 ngày để có hiệu quả tốt nhất.

    Trong phối trộn thức ăn chăn nuôi đối với các loại vật nuôi đều có một công thức phối trộn riêng biệt, nhằm đảm bảo đáp ứng dinh dưỡng đúng và đủ. Một điều quan trọng trong chăn nuôi là không nên đột ngột thay đổi khẩu phần thức ăn vì như vậy có thể khiến chúng kén ăn và rối loạn tiêu hóa…

    Đối với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, với số lượng lớn việc xác định tỉ lệ phối trộn và các công thức sẵn đã được lập trình cụ thể. Cùng với đó là Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi tự động với công nghệ cao nhằm tối đa hóa thức ăn chăn nuôi… Qúy khách có thể tham khảo thêm về dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi!

    Video liên quan

    Chủ Đề