Phòng công chứng tuyển dụng 2023

Công chứng viên là lực lượng duy nhất được Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng. Theo đó, công chứng viên có phải là công chức, viên chức?

Câu hỏi: Tôi thấy Phòng công chứng chỗ tôi đăng tin tuyển dụng chuyên viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch tốt nghiệp Đại học Luật, vậy có phải là tuyển viên chức không? -

Trả lời:

Công chứng viên có phải là công chức?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi 2019, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong:

- Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

- Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;

- Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Xem thêm: Công chức là gì? Cách phân loại công chức theo quy định mới nhất

Đối chiếu với quy định tại Điều 17 Luật Công chứng 2014, công chứng viên có quyền làm việc  theo chế độ hợp đồng cho tổ chức hành nghề công chứng gồm Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.

Mà Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng còn Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp công ty hợp danh.

Như vậy, công chứng viên không phải là công chức. Xin nói thêm, từ ngày 01/7/2020, Trưởng Phòng công chứng không còn là công chức [quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập không còn là công chức].

Công chứng viên là công chức hay viên chức? [Ảnh minh họa]
 

Công chứng viên có phải là viên chức?

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật [Điều 2 Luật Viên chức 2010].

Xem thêm: Viên chức là gì 2021? Ví dụ cụ thể đơn giản, dễ hiểu

Theo Điều 23 Luật Viên chức 2010, việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

Như đã nêu ở trên, phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.

Do đó, nếu công chứng viên của Phòng công chứng được tuyển dụng thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển và làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của Phòng công chứng thì được xem là viên chức.

Còn trường hợp làm việc tại Phòng công chứng không qua thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức thì không phải viên chức.
 

Công chứng viên có được hành nghề với tư cách cá nhân không?

Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Công chứng 2014, công chứng viên được hành nghề dưới các hình thức sau:

- Công chứng viên của các Phòng công chứng;

- Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng;

- Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng.

Thêm vào đó, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản [sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch] […]

Như vậy, có thể thấy, công chứng viên phải hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng mà không được hành nghề với tư cách cá nhân.

Kết luận: 

Công chứng viên có thể là viên chức nếu được tuyển dụng thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức, làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc [không phải hợp đồng lao động] tại Phòng công chứng.

Bộ GD&ĐT chỉ đạo triển khai tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Công văn nêu rõ, ngày 18/7, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định về biên chế các cơ quan Đảng, Mặt trận tổ quốc, tổ chức chính trị ở Trung ương, các tỉnh trong giai đoạn 2022-2026. Theo đó, Bộ Chính trị đã giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn này. Riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập. Để triển khai thực hiện tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông, Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo thực hiện các công việc sau:

Khẩn trương triển khai tổ chức tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông bổ sung cho các tỉnh, thành phố năm học 2022-2023. 

Việc tuyển dụng biên chế giáo viên thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật; ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn học mới để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non cho các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Tập trung các giải pháp để bảo đảm nguồn tuyển dụng biên chế giáo viên như: Thông tin rộng rãi về biên chế tuyển dụng, làm việc với các cơ sở đào tạo để có nguồn tuyển dụng, trao đổi với các địa phương khác để phối hợp tuyển dụng theo các môn học đáp ứng yêu cầu... Về lâu dài, các địa phương cần có lộ trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Giáo dục để bảo đảm có nguồn tuyển dụng cho lộ trình cấp bổ sung biên chế đến năm 2026.

Tiếp tục chỉ đạo rà soát, xác định cụ thể số lượng, cơ cấu giáo viên còn thiếu của địa phương theo từng cấp học, môn học đến năm 2026 báo cáo Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ để bổ sung biên chế giáo viên trong tổng số biên chế giáo viên bổ sung đến năm 2026 theo Quyết định số 72-QD/TW nhằm bảo đảm lộ trình và cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương.

Bộ GD&ĐT cũng đề nghị tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, theo đó, chỉ đạo sắp xếp, dồn dịch các điểm trường một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đảm bảo tính hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường; xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp thành lập các cơ sở giáo dục ngoài công lập, tham gia xã hội hóa giáo dục để giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước và đồng bộ các giải pháp khác.

Chủ Đề