Phát biểu nào sau đây là đúng về ưu, nhược điểm của cách gieo vãi

Câu 3 trang 41 SGK Công Nghệ 7

Đề bài

Em hãy nêu ưu, nhược điểm của các phương pháp gieo trồng ?

Lời giải chi tiết

Ưu điểm

Nhược điểm

Gieo bằng hạt

Tốn ít công lao động, đơn giản, dễ làm, nhanh

Không đảm bảo được mật độ khoảng cách giữa các cây với nhau, độ nông sâu của cây so với mặt đất,thất thoát nhiều vì sâu kiến

Trồng cây con

Ít thất thoát hạt giống, đảm bảo về mật độ, khoảng cách, độ nông sâu

Lâu, tốn công, yêu cầu kỹ thuật cao hơn

Loigiaihay.com

  • Câu 2 trang 41 SGK Công Nghệ 7

    Xử lí hạt giống nhằm mục đính gì? Ở địa phương em có tiến hành xử lí hạt giống không, nếu có thì thường xử lí theo cách nào ?

  • Câu 1 trang 41 SGK Công Nghệ 7

    Vì sao phải gieo trồng đúng thời vụ ?

  • Trả lời câu hỏi Bài 16 trang 41 SGK Công nghệ 7

    Ngoài hai phương pháp gieo trồng nêu trên, người ta còn tiến hành trồng bằng phương pháp nào nữa?

  • Trả lời câu hỏi Bài 16 trang 40 SGK Công nghệ 7

    Quan sát hình 27, em hãy nêu tên ưu, nhược điểm của các cách gieo hạt.

  • Trả lời câu hỏi Bài 16 trang 39 SGK Công nghệ 7

    Em hãy nói rõ trong các yếu tố trên, yếu tố nào có tác dụng quyết định nhất đến thời vụ? Vì sao?

Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 16 [có đáp án]: Gieo trồng cây nông nghiệp

Trang trước Trang sau
  • Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp [hay, chi tiết]

Câu 1: Thời vụ là:

A. Khoảng thời gian nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng.

B. Khoảng thời gian nhất định mà nhiều loại cây được gieo trồng.

C. Khoảng thời gian không nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng.

D. Tất cả đều sai.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích : [Thời vụ là khoảng thời gian nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng – SGK trang 39]

Câu 2: Muốn xác định thời vụ gieo trồng cần phải dựa trên các yếu tố:

A. Khí hậu.

B. Loại cây trồng.

C. Tình hình phát sinh sâu, bệnh ở mỗi điạ phương.

D. Cả 3 đáp án trên.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích : [Muốn xác định thời vụ gieo trồng cần phải dựa trên các yếu tố:

- Khí hậu.

- Loại cây trồng.

- Tình hình phát sinh sâu, bệnh ở mỗi điạ phương – SGK trang 39]

Câu 3: Vụ đông xuân kéo dài trong khoảng thời gian nào?

A. Tháng 4 đến tháng 7.

B. Tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

C. Tháng 9 đến tháng 12.

D. Tháng 6 đến tháng 11.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích : [Vụ đông xuân kéo dài trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau]

Câu 4: Các vụ gieo trồng trong năm ở nước ta tập trung vào các vụ sau, trừ:

A. Vụ đông xuân.

B. Vụ hè thu.

C. Vụ chiêm.

D. Vụ mùa.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích : [Các vụ gieo trồng trong năm ở nước ta tập trung vào các vụ: đông xuân, hè thu, mùa – SGK trang 39]

Câu 5: Hạt giống đem gieo trồng phải đạt các tiêu chí:

A. Tỷ lệ hạt nãy mầm cao.

B. Không có sâu, bệnh.

C. Kích thước hạt to.

D. Tất cả đều đúng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích : [Hạt giống đem gieo trồng phải đạt các tiêu chí:

- Tỷ lệ hạt nãy mầm cao.

- Không có sâu, bệnh.

- Kích thước hạt to – SGK trang 39]

Câu 6: Có mấy cách xử lý hạt giống?

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích : [Có 2 cách xử lý hạt giống: xử lý nhiệt và xử lý bằng hóa chất – SGK trang 40]

Câu 7: Để xử lý hạt lúa, ta ngâm hạt lúa trong dung dịch fomalin trong thời gian:

A. 3 giờ.

B. 4 giờ.

C. 5 giờ.

D. 6 giờ.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích : [Để xử lý hạt lúa, ta ngâm hạt lúa trong dung dịch fomalin trong thời gian 3 giờ - SGK trang 40]

Câu 8: Có mấy phương pháp gieo giống?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích : [Có 2 phương pháp gieo giống: gieo bằng hạt và trồng cây con – SGK trang 40]

Câu 9: Tỉ lệ trộn hạt cải bắp với chất TMTD để xử lý hạt cải bắp là:

A. 1 kg hạt : 1g TMTD

B. 1 kg hạt : 2g TMTD

C. 2 kg hạt : 1g TMTD

D. 1 kg hạt : 3g TMTD

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích : [Tỉ lệ trộn hạt cải bắp với chất TMTD để xử lý hạt cải bắp là 1 kg hạt : 1g TMTD – SGK trang 40]

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng về phương pháp trồng cây thủy canh, trừ:

A. Cây được trồng trong dung dịch chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.

B. Phần lớn rễ cây nằm trên giá đỡ nằm ngoài dung dịch.

C. Phần lớn rễ cây nằm trong dung dịch để hút nước, chất dinh dưỡng.

D. Thường được áp dụng ở những nơi đất trồng hiếm.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích : [Phát biểu sai về phương pháp trồng cây thủy canh là: Phần lớn rễ cây nằm trong dung dịch để hút nước, chất dinh dưỡng – Phần Có thể em chưa biết, SGK trang 41]

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 7 có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Công nghệ 7 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 9 [có đáp án]: Cách sử dụng vào bảo quản các loại phân bón thông thường

Trang trước Trang sau
  • Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 9: Cách sử dụng vào bảo quản các loại phân bón thông thường [hay, chi tiết]

Câu 1: Bón đạm cho lúa trong điều kiện thời tiết như thế nào là hợp lí:

A. Mưa lũ

B. Thời tiết râm mát, có mưa phùn nhỏ

C. Mưa rào

D. Nắng nóng

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích : [Bón đạm cho lúa trong điều kiện thời tiết râm mát, có mưa phùn nhỏ để giúp cây hấp thụ tốt nhất chất dinh dưỡng.]

Câu 2: Đạm Urê bảo quản bằng cách:

A. Phơi ngoài nắng thường xuyên

B. Để nơi khô ráo

C. Đậy kín, để đâu cũng được

D. Đậy kín, để nơi khô ráo thoáng mát

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích : [Đạm Urê bảo quản bằng cách: Đậy kín, để nơi khô ráo thoáng mát – SGK trang 22]

Câu 3: Nhóm phân nào sau đây dùng để bón lót:

A. Phân hữu cơ, phân xanh, phân đạm

B. Phân xanh, phân kali, phân NPK

C. Phân rác, phân xanh, phân chuồng

D. Phân DAP, phân lân, phân xanh, phân vi sinh

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích : [Nhóm phân dùng để bón lót: Phân rác, phân xanh, phân chuồng… Phân này có nhiều chất dinh dưỡng nhưng phải có thời gian để phân phân hủy thành chất hòa tan – Bảng SGK trang 22]

Câu 4: Bón thúc là cách bón:

A. Bón 1 lần

B. Bón nhiều lần

C. Bón trước khi gieo trồng

D. Bón trong quá trình sinh trưởng của cây

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích : [Bón thúc là cách bón trong quá trình sinh trưởng của cây – SGK trang 20]

Câu 5: Bón phân cho cây ngô thường sử dụng hình thức bón nào?

A. Bón theo hốc

B. Bón theo hàng

C. Bón vãi

D. Phun lên lá

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích : [Bón phân cho cây ngô thường sử dụng hình thức bón theo hàng – Hình 8, SGK trang 21]

Câu 6: Để ủ phân chuồng người ta thường trát bùn hoặc đậy kỹ là nhằm:

A. Giúp phân nhanh hoai mục

B. Hạn chế mất đạm

C. Giữ vệ sinh môi trường

D. Tất cả đều đúng

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích : [Để ủ phân chuồng người ta thường trát bùn hoặc đậy kỹ là nhằm:

+ Giúp phân nhanh hoai mục

+ Hạn chế mất đạm

+ Giữ vệ sinh môi trường – SGK trang 22]

Câu 7: Đối với phân hóa học, cần có những biện pháp bảo quản như thế nào?

A. Đựng trong chum, vại, túi nilon kín

B. Để nơi khô ráo, thoáng mát

C. Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau

D. Cả A, B, C đều đúng

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích : [Đối với phân hóa học, cần có những biện pháp bảo quản là:

+ Đựng trong chum, vại, túi nilon kín

+ Để nơi khô ráo, thoáng mát

+ Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau – SGK trang 22]

Câu 8: Phân chuồng không bảo quản bằng cách nào?

A. Đựng trong chum, vại

B. Bảo quản tại chuồng nuôi

C. Ủ thành đống, lấy bùn ao trát bên ngoài

D. Tất cả đều sai

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích : [Phân chuồng bảo quản tại chuồng nuôi hoặc ủ thành đống, lấy bùn ao trát bên ngoài – SGK trang 22]

Câu 9: Phân hữu cơ có đặc điểm gì?

A. Thành phần có nhiều chất dinh dưỡng

B. Các chất dinh dưỡng ở dạng khó tiêu, cây không sử dụng được ngay

C. Cần thời gian để phân hủy thành các chất hòa tan

D. Cả A, B, C đều đúng

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích : [Phân hữu cơ có đặc điểm:

+ Thành phần có nhiều chất dinh dưỡng

+ Các chất dinh dưỡng ở dạng khó tiêu, cây không sử dụng được ngay

+ Cần thời gian để phân hủy thành các chất hòa tan – Bảng, SGK trang 22]

Câu 10: Dựa vào thời kì bón, người ta chia thành mấy cách bón phân?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích : [Dựa vào thời kì bón, người ta chia thành 2 cách bón phân: Bón lót và bón thúc – SGK trang 20]

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 7 có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Công nghệ 7 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Video liên quan

Chủ Đề